Cù
Tuấn dịch
Những người lính Nga, mặc
áo balaclava và cầm súng, đứng cạnh các nhân viên bầu cử. Người dân Ukraine buộc
phải bỏ phiếu trong khi các quan chức Nga hoặc những người thân cận của họ đứng
theo dõi. Một số cư dân thậm chí còn trốn tránh trong nhà của họ, với nỗi sợ
hãi rằng việc bỏ phiếu chống lại sự sáp nhập của Nga sẽ dẫn đến việc họ bị bắt
cóc hoặc tệ hơn.
Khi Nga bắt đầu tổ chức bỏ
phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý trên toàn lãnh thổ do Nga chiếm đóng ở
Ukraine vào ngày 23/9, người dân Ukraine ở những khu vực đó đã bày tỏ thái độ
xen lẫn giữa giận dữ, thách thức và lo sợ rằng quê hương của họ đang bị chiếm
đoạt bằng vũ lực trong cái mà họ gọi là một cuộc bỏ phiếu giả tạo.
Mục đích của các cuộc
trưng cầu dân ý cấp tốc này - được những người dân thân Nga và những người thân
cận của họ ủng hộ - rõ ràng là tạo cho Tổng thống Vladimir V. Putin của Nga một
cái cớ không có thật về mặt pháp lý để nuốt chửng quốc gia của họ. Và điều này
gợi lại ký ức về các cuộc bỏ phiếu được tổ chức vào năm 2014 ở Crimea, sau đó
Nga sáp nhập bán đảo này một cách nhanh chóng.
Tina, 27 tuổi, một nhà
báo tự do đang đến thăm bố mẹ chồng sắp cưới của cô ở Beryslav, miền nam
Ukraine do Nga chiếm đóng, nói rằng cô lái xe qua đường vào sáng ngày 23/9 và
nhìn thấy các quan chức Nga đứng trong sân nhà hàng xóm, chờ anh ta điền vào lá
phiếu. trước khi chuyển lá phiếu cho một người trên xe gần đó.
Cô cho biết, các quan chức
Nga đã đi từng nhà để phát các lá phiếu. Họ nhìn vào cửa sổ của những ngôi nhà
không trả lời cuộc gọi của họ.
“Chúng tôi chống lại những
kẻ chiếm đóng này,” Tina nói, “nhưng chúng tôi không có quyền từ chối bỏ phiếu
- chúng tôi không thể từ chối.”
Tina cho biết cô đã tham
gia các cuộc biểu tình phản đối sự chiếm đóng của Nga, và nói rằng người thân của
chồng chưa cưới của cô đã khóa cổng, khóa cửa và tắt đèn, như chính quyền
Ukraine đã khuyến cáo. Nhưng cô lo lắng rằng địa chỉ của họ sẽ được ghi chú lại
và sẽ có hậu quả tiêu cực nếu họ không chịu mở cửa khi có người gọi.
“Sau khi sống bên cạnh họ
hơn sáu tháng nay, chúng tôi nhận ra rằng bất kỳ sự từ chối nào cũng có thể dẫn
đến một "vé bay thẳng xuống tầng hầm,” cô nói, sử dụng cụm từ mà người
Ukraine đang sống ở Kherson, một thành phố cảng phía nam bị Nga chiếm đóng, sử
dụng để mô tả các vụ bắt cóc rồi nhốt xuống tầng hầm do quân chiếm đóng thực hiện.
Olha, một người Ukraine
đã nói chuyện vào tối 22/9 với bạn bè ở Enerhodar, một thành phố do Nga kiểm
soát ở đông nam Ukraine gần Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, cho biết những
người đàn ông từ 18 đến 35 tuổi đã bị cấm rời khỏi thành phố. Nhắc lại mối quan
tâm của nhiều người Ukraine, cô ấy nói rằng cô ấy lo lắng rằng sự sáp nhập của
Nga sẽ buộc những nam thanh niên trẻ tuổi phải gia nhập quân đội Nga và chiến đấu
chống lại những người Ukraine. Điều đó đã xảy ra ở một số khu vực của Luhansk
và Donetsk do Nga chiếm đóng kể từ năm 2014.
Olha nói: “Họ muốn đưa
các thanh niên Ukraine này vào lực lượng vũ trang Nga. “Và người Ukraine sẽ phải
chiến đấu chống lại người Ukraine,” cô nói, dừng lại và bật khóc. Giống như những
người khác được nhắc đến trong bài báo này, cô không nói tên đầy đủ vì lo lắng
cho sự an toàn của mình.
Andriy, 44 tuổi, có bạn
bè và người thân ở Kherson, cho biết anh đã nói chuyện với họ trong những ngày
gần đây và họ đã nói với anh rằng họ không thể rời thành phố vì cuộc trưng cầu
dân ý.
“Bạn biết đấy, những người
thông minh sẽ ngồi ở nhà và không đi đâu cả,” anh nói qua điện thoại từ Kyiv.
Tại Melitopol, thành phố
do Nga chiếm đóng ở đông nam Ukraine, Natalia, 73 tuổi, một phụ nữ về hưu, nói
rằng các cuộc trưng cầu dân ý đã khiến bà bị sốc.
Bà nói: “Điều đáng sợ nhất
là sau cuộc trưng cầu dân ý, nếu Ukraine cố gắng giải phóng thành phố của tôi,
thì đó sẽ bị coi là một cuộc tấn công vào nước Nga."
Natalia cho biết người
Nga đã dựng các quầy thông tin về cuộc trưng cầu dân ý này trên khắp Melitopol,
và treo các biểu ngữ có khẩu hiệu thân Nga. Thành phố được phủ đầy cờ Nga và
các bản nhạc Nga yêu nước được phát lớn qua loa.
Hôm 23/9, khi bà nhìn ra
cửa sổ căn hộ của mình, bà thấy hai nhân viên trưng cầu dân ý thân Nga đang bước
vào tòa nhà chung cư. Bà vẫn ở trong nhà, ngồi cách xa cửa sổ, để tránh bị nhìn
thấy. Nhưng Natalia đã phát hiện ra hai binh sĩ, người nào cũng đều mặc áo
balaclava và cầm súng trên tay, hộ tống ba nhân viên trưng cầu dân ý đi vào. Bà
nói rằng một điểm bỏ phiếu đã được thiết lập trong phòng tập thể dục của một
trường học gần đó.
“Tôi sẽ không đi bỏ phiếu,”
Natalia nói. "Trừ phi họ chĩa súng vào tôi, và thậm chí khi đó tôi sẽ bỏ
phiếu cho Ukraine."
Hình ảnh
1 - Người dân thành phố
Luhansk, Ukraine, đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý do chính quyền Nga tổ
chức hôm thứ Sáu. Các trạm bỏ phiếu đã được lắp đặt trên toàn lãnh thổ Ukraine
do Nga chiếm đóng để trưng cầu dân ý.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=5718709338167699&set=pcb.5718710038167629
2 - Cư dân Luhansk,
Ukraine, chờ bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu được thiết lập cho cuộc trưng cầu
dân ý trong tuần này về việc có nên sáp nhập vào Nga hay không.
https://www.facebook.com/photo?fbid=5718709344834365&set=pcb.5718710038167629
.
No comments:
Post a Comment