Saturday, 25 December 2021

TRUNG QUỐC DỰNG TÊM NHIỀU ĂNG-TEN Ở BIỂN ĐÔNG (Theo NYPost & CSIS)

 


Trung Quốc dựng thêm nhiều ăng-ten ở Biển Đông

Đàn Chim Việt  (Theo NYPost và CSIS)

24/12/2021

http://www.danchimviet.info/trung-quoc-dung-them-nhieu-ang-ten-o-bien-dong/12/2021/24804/    

 

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2021/12/image-132-696x390.png

Hình ảnh vệ tinh ở Trường Sa và Hoàng Sa cho thấy các dãy ăng-ten và đĩa vệ tinh lớn. Chưa kể những chuyện nâng cấp các cơ sở gần thị trấn Mộc Miên trên đảo Hải Nam. (Ảnh: CSIS/Maxar Technologies)

 

Cả rừng ăng-ten đã sừng sững mọc lên trên Biển Đông, thêm bằng chứng nữa về quyết tâm của Bắc Kinh muốn thống trị tuyến đường thủy quốc tế chiến lược.

 

Những cột ăng-ten bằng kim loại với những sợi dây ràng buộc chúng lại với nhau tưởng chừng như vô hại. Ngay cả một cụm các đĩa vệ tinh lớn cũng không còn hiếm thấy nữa. Nhưng các thiết bị liên kết với chúng mới đáng nói.

 

Tổ chức Nghiên cứu CSIS tại Washington – nơi Tổng Trọng từng đến chém gió và trả lời các câu hỏi đã nộp trước – cảnh báo rằng Bắc Kinh đang “thực hiện các bước quan trọng nhằm cải thiện khả năng tác chiến điện tử, thông tin liên lạc và thu thập thông tin tình báo trong khu vực Biển Đông”. Điều đó có nghĩa là thủy lộ đang có tranh chấp sẽ biến thành một “vùng chết” về mặt thông tin liên lạc và hải hành. Và điều đó cũng có nghĩa là cuộc chiến để thống trị quang phổ điện tử của khu vực đã bắt đầu.

 

Năm ngoái, một bản tin của Trung Quốc cho rằng một máy bay chiến đấu của Mỹ đã “mất kiểm soát” khi bay trên Biển Đông. “Tất cả các thiết bị trong buồng lái đều hỗn loạn,” báo cáo khẳng định. “Các máy bay chiến đấu hoàn toàn mất kiểm soát và không thể liên lạc với thế giới bên ngoài, nhưng họ không biết chuyện gì đã xảy ra.”

 

Kết luận này dường như liên quan đến một sự cố năm 2018, trong đó một máy bay loại EA-18G Growler của Hải quân Hoa Kỳ thuộc tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã báo cáo thiết bị của họ bị gây nhiễu. Tuy nhiên, các phi công cho biết họ không gặp bất kỳ nguy hiểm nào.

 

Nhưng chắc chắn Bắc Kinh đã quyết tâm xây dựng năng lực để những chuyện như vậy xảy ra.

 

Xin mở ngoặc. Tháng 6 năm 2016, máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam rớt ở vùng biển phía đông Nghệ An, gần đảo Mắt khi đang bay huấn luyện. Hai ngày sau, máy bay tuần thám CASA 212 mất liên lạc trên vùng biển Bạch Long Vỹ khi đi tìm phi công trên chuyến bay Su-30MK2.  Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, rớm nước mắt, yêu cầu nghiêm khắc rút kinh nghiệm, nhưng tới giờ này vẫn chưa có kết luận là tai nạn hoặc có bàn tay của “nước lạ”. Xin đóng ngoặc. 

 

Một báo cáo gần đây của Viện nghiên cứu Brookings của Mỹ cảnh báo: “Cuộc chiến trong tương lai sẽ không chỉ là những tiếng nổ, mà còn là chuyện vô hiệu hóa các hệ thống điện tử từng giúp các đạo binh hùng hậu vận hành. Chúng ta có thể thấy những hiệu ứng đáng thở dài, đi từ đơn giản – như xe tăng không thể nổ máy, tới phức tạp – như không thể tái điều chỉnh hướng đi của một tên lửa đang bay giữa không trung”.

 

Tác chiến điện tử

 

Một loại tác chiến hung hãn, gây nhiều hậu quả chết người, nhưng xác định được nó không phải chuyện dễ. Vì vậy, nếu anh ngồi yên một chỗ trong một căn phòng kín bưng mà anh đổi hướng được một con tàu đang chạy hoặc đang bay cách đó cả trăm cây số, hoặc anh có thể gây rối cho hệ thống thông tin liên lạc của tàu thì, trong lúc này, chỉ có Trời mới biết. Và cũng trong lúc này, chưa có luật lệ quốc tế nào xử lý những chuyện như vậy. Cái này thuộc về “vùng xám”, một tình huống chưa được định nghĩa rõ ràng, chưa bị chi phối bởi một quy tắc ngoại giao hoặc một bộ luật lệ hiện hành.

 

CSIS báo cáo các đảo hoặc đá được Trung Quốc bồi đắp thêm, chẳng hạn Đá Subi và Đá Chữ Thập ở Biển Đông có các phương tiện hiện đại để liên lạc và thu thập thông tin tình báo. Ngoài ra còn có một mạng lưới tháp cảm biến, tai mắt của vũ khí điện tử, chạy dọc dọc từ đảo Hải Nam đến quần đảo Hoàng Sa. 

 

Chúng được đặt một cách hoàn hảo để phát hiện, giám sát – và can thiệp – bất kỳ hoạt động điện tử nào trong khu vực. Và điều đó có nghĩa là các thiết bị điện tử quan trọng của đối phương có thể không hoạt động như mong đợi.

 

Máy bay không người lái có thể bị hacked. Tín hiệu điều hướng có thể bị nhiễu. Liên kết dữ liệu có thể bị tấn công. Thông tin liên lạc có thể bị chặn và bị nhiễu.

 

Báo cáo của Brookings cảnh báo: “Hệ thống quân sự của Hoa Kỳ rất dễ bị tổn thương. Chúng ta cần phải đối mặt với thực tế đó bằng cách ngừng mua vũ khí và hệ thống hỗ trợ không an toàn, đồng thời kết hợp thực tế của các cuộc tấn công mạng vào kế hoạch quân sự của chúng ta.”

 

Thiết bị công nghệ cao không những chỉ bị vô hiệu hóa mà còn có thể phản chủ.

 

“Chưa đến nỗi các căn cứ của chúng ta sẽ bị nổ tung; nhưng một số căn cứ sẽ mất điện, mất dữ liệu và thông tin liên lạc. Chưa đến nỗi những chiếc xe nhà binh tự lái sẽ đột nhiên trở chứng cán chết quân bạn; nhưng chúng chỉ buồn buồn lăn xuống ruộng hoặc xuống nước rồi nằm yên đó, rỉ sét và cần phải câu về để sửa.”

 

Báo cáo yêu cầu nước Mỹ chuẩn bị xảy ra một cuộc tấn công phủ đầu, làm vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của quốc gia.

 

“Đã qua rồi cái thời mà chúng ta có thể yên chí rằng công nghệ của chúng ta sẽ hoạt động tốt khi đối mặt với một cuộc tấn công quân sự qua mạng. Tương lai của chiến tranh là chiến tranh mạng. Nếu vũ khí và hệ thống của ta không chắc ăn, không nên bận tâm mang chúng ra chiến trường.”

 

Môc Miên: Pháo đài của ‘vùng xám’

 

Hình ảnh vệ tinh về các đảo của Trung Quốc ở Trường Sa và Hoàng Sa đã cho thấy sự hiện diện của các dãy ăng-ten và đĩa vệ tinh lớn. Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng các cơ sở gần một thị trấn có tên Mộc Miên trên đảo Hải Nam. Họ có một đơn vị đặc biệt, Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược, chuyên phụ trách các mặt trận điện tử.

 

Các dãy thiết bị cảm biến của họ có thể phát hiện, ghi lại và phân tích tất cả đường truyền – chẳng hạn như radar – trong khu vực. Họ có thể giải mã các thông tin liên lạc sau khi ngăn chặn. Họ có thể theo dõi và liên lạc với các vệ tinh. Họ có thể gây rối tín hiệu và hoạt động của các thiết bị điện tử. Họ có thể xào nấu dữ liệu đang được phát sóng.

 

Cơ sở Mộc Miên được xây dựng vào năm 2018. Nhưng hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy nó đã nhanh chóng nâng cấp trong những tháng gần đây. Một bộ thiết bị mới dựng lên gồm 4 ăng-ten theo dõi và giao tiếp với vệ tinh. Diện tích các tháp cảm biến trong cơ sở này – có thể nhận hoặc truyền dữ liệu – cũng đã tăng gấp đôi.

 

Tuy nhiên, đáng kể nhất là việc xây dựng một bộ chỉ huy mới và khu gia binh mới. Hình ảnh vệ tinh ghi nhận khoảng 90 chiếc xe rải rác khắp cơ sở, nhiều chiếc có ăng-ten riêng.

 

Báo cáo của CSIS nêu rõ: “Hầu hết những thay đổi này đã được hoàn thành trong vòng hơn một năm. Việc nâng cấp tại Mộc Miên là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của PLA nhằm tăng cường khả năng điện tử cả hai mặt công và thủ.”

 

(Theo NYPost và CSIS)

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats