Monday 13 December 2021

TRỞ NGẠI và THUẬN LỢI trong TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ HÓA VIỆT NAM (Thanh Trúc, RFA)

 


Trở ngại và thuận lợi trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam

Thanh Trúc, RFA
2021.12.10

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/democracy-for-vietnam-obstacles-and-opportunities-12102021093934.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/democracy-for-vietnam-obstacles-and-opportunities-12102021093934.html/@@images/e74b48a9-9cf0-437a-ab8f-6626afe03e2a.jpeg

Hình minh hoạ: Người Việt oẻ Mỹ biểu tình bên ngoài Nhà Trắng ở Washington DC hôm 7/7/2015 nhân chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ.   AFP

 

Dân Chủ Cho Việt Nam: Trở ngại và Thuận lợi, là tựa đề buổi hội luận ngày 7/12 của Liên Minh Dân Chủ Cho Việt Nam, bao gồm  bốn tiêu đề. Thứ nhất là ‘ Khuôn khổ Hiến Pháp về một nền dân chủ tương lai’;  thứ hai: ‘Trưng cầu Dân ý về Biển Đông’;  thứ ba: ‘Tố cáo tội diệt chủng của một nước láng giềng’; thứ tư: ‘Nhân Quyền  bảo đảm và bảo vệ nền dân chủ’.

 

Có thể nói đây là lần đầu tiên một tổ chức Mỹ gốc Việt được mời tham gia một chương trình hội luận trực tuyến trọn ngày với 20 nhóm, khởi xướng bởi Liên Minh Dân Chủ Toàn Cầu (Global Democracy Coalition). 

 

Một trong các tham luận viên, Tiến sĩ Nguyễn Nhất Thiên thuộc Trung Tâm Dân Chủ Cho Việt Nam, cho biết:

 

Chúng tôi cũng rất hân hạnh được mời vào tham dự vì có sự liên đới thì mình sẽ có tiếng nói rất mạnh.  Ngay cả trong nhóm chúng tôi cũng có bao nhiêu nhóm trong đó chứ không chỉ một mình Vietnam Democracy Center mà tôi là đại diện. Chúng tôi lúc nào cũng phải liên minh, liên đới thì mới  có thể quảng bá tinh thần dân chủ được”.

 

Cũng là người lên tiếng đầu tiên tại buổi thảo luận, Tiến sĩ Nguyễn Nhất Thiên trình bày những nét chính của đề tài ‘Khuôn Khổ Hiến Pháp Cho Nền Dân Chủ Tương Lai’ như sau:

 

Ba dữ kiện mà tôi chú trọng đến để hình thành cái De Facto tức có thể thực hiện được, chứ không phải cái De Jure tức chỉ trên giấy tờ như của cộng sản”

“Nghĩa là một đất nước phải có bầu cử, phải có nhiều đảng phái khác nhau tức là có đối lập. Thứ hai là phải có sự vững chắc trong việc tu chính Hiến Pháp. Mỗi lần đổi Hiến Pháp phải có Quốc Hội và có trưng cầu dân ý, vì như bên Tàu bên Nga họ đổi Hiến Pháp để một ông tổng thống làm tổng thống cả đời luôn”

“Cái khuôn mẫu Hiến Pháp, A Model Constitution For A Democratic Vietnam, chúng tôi đã gởi vào trong nước, được 3,1 triệu người coi qua từng chương và họ đã đồng ý 87% đến 97% tùy các chương”

 

Nền dân chủ Mỹ được Tiến sĩ Nguyễn Nhất Thiên đưa ra như một thí dụ điển hình. Ông nói:

 

Như ở Mỹ này, Dân Chủ làm xong thì Cộng Hòa lên, Cộng Hòa làm không được thì Dân Chủ lên, còn trong khi Việt Nam chỉ có một đảng độc quyền thì họ đâu cần phải thay đổi gì. Một đất nước mà lúc nào cũng độc quyền và độc tài thì làm gì có dân chủ”.

 

Tham luận viên thứ hai, sau Tiến sĩ Nguyễn Nhất Thiên, là Giáo sư Phan Thông Hưng, Chủ tịch Ủy Ban Yểm Trợ Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam ở Quốc hội Hoa Kỳ:

 

“Việt Nam, với dân số hơn 90 triệu người, vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản. Đảng kiểm soát tất cả việc ra quyết định và thực hiện chính sách của chính phủ, cũng như tòa án. Tất cả các phương tiện truyền thông in ấn và phát sóng đều do Nhà nước quản lý, và các nhà báo phê bình thường xuyên bị sách nhiễu, giam giữ và bỏ tù”

 

“Theo Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền, các quyền cơ bản, bao gồm tự do ngôn luận, ý kiến, báo chí, lập hội và tôn giáo, bị hạn chế. Các nhà hoạt động nhân quyền và blogger phải đối mặt với sự quấy rối, đe dọa, hành hung và bỏ tù. Nông dân mất đất cho các dự án phát triển mà không có đầy đủ bồi thường, công nhân  không được phép thành lập các công đoàn độc lập. Cảnh sát sử dụng sự tra tấn và đánh đập để bắt thú tội. Hệ thống tư pháp hình sự thiếu độc lập”

 

Sự thống trị bao trùm của ĐCSVN loại người dân khỏi bất cứ hình thái chính trị độc lập nào. Nhiều thành phần dân cư khác nhau, bao gồm dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, hoàn toàn thiếu cơ hội tham gia ứng cử và bầu cử tụ do.Việt Nam đứng  hạng 87 trong số 156 quốc gia trong Báo cáo về Khoảng cách Giới Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2021.

 

“Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), tại Quốc hội khóa XV, kết quả bầu bốn vị trí cao nhất với tỷ lệ tán thành 93,23% đến 98,99i.  ĐCSVN chiếm 475 trong tổng số 500 ghế trong Cơ quan Lập Pháp do họ kiểm soát và điều khiển”.

 

Những điều này chứng tỏ Việt Nam là một chế độ toàn trị không hơn không kém, Giáo sư Phan Thông Hưng kết luận.   

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/democracy-for-vietnam-obstacles-and-opportunities-12102021093934.html/000_13p7h8.jpg/@@images/189ecc09-e72c-4ba3-af9c-b5de610664e5.jpeg

Hình minh hoạ: Những người biểu tình phản đối phiên toà xử các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ ở Hà Nội hôm 5/4/2018. AFP

 

Thuyết trình viên thứ ba, ông Phạm Oanh, Diễn Đàn Thắng Nghĩa, với đề tài ‘Tố cáo Tội Ác Diệt Chủng Của Một Nước Láng Giềng’, nội dung nhắm vào Trung Quốc, lân bang ‘16 chữ vàng, 4 tốt’ Việt Nam từng đề cao:

 

“Cần nhìn vào cách cư  xử của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các nhóm thiểu số ở Tân Cương và Tây Tạng để hình dung một thế giới dưới sự kiểm soát của Trung Quốc”

 

“Chúng tôi tin rằng việc xây dựng một liên minh chống lại tội ác diệt chủng của Trung Quốc và các tội ác chống nhân loại khác là một phần của việc bảo vệ nền dân chủ. Chúng ta đang cùng với một Liên Minh gồm hơn 160 tổ chức quốc tế, chỉ định  Đảng Cộng sản Trung Quốc là tập đoàn tội phạm xuyên quốc gia. Với sự tham gia của 66 tổ chức và 19 học viện, nỗ lực này đã giúp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về đích với quyết tâm chống lại hành vị đàn áp, diệt chủng của Trung Quốc bao lâu”

 

Chúng tôi tin rằng một cuộc diệt chủng đang từ từ xảy ra  cho người dân Việt Nam bởi ĐCSTQ và với sự đồng lõa của ĐCSVN. Việc Trung Quốc xây những con đập lớn và không cần thiết đang tàn phá sông Mekong, tiêu diệt  nguồn lương thực của hàng chục triệu người Việt Nam”.

 

Tham luận viên thứ tư, với đề tài’ Trưng Cầu Dân Ý về Biển Đông, Tiến sĩ Trần Quốc Hưng, bày tỏ niềm vinh dự được chia sẻ  những tiếng nói khác thường của  dân Việt Nam trước những hành vi càng ngày càng hung hăng và hiếu chiến từ phía Trung Quốc.

 

Theo ông, một nước Việt Nam dân chủ cần liên minh với các nước tự do dân chủ khác để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa toàn trị ở Châu Á và phần còn lại của thế giới:

 

Trong nhiều thập kỷ qua, quân Trung Quốc đã tấn công các chiến sĩ đang bảo vệ các đảo thuộc Việt Nam hàng trăm năm trên Biển Đông. Hành động lấn chiếm trái phép lãnh hải đã gây thiệt hại lớn về tài sản và nhân mạng. Hơn hết, Trung Quốc liên tục quấy rối, giết hại, hủy hoại sinh kế của ngư dân Việt.”

 

“Việt Nam, dưới sự cai trị của một Đảng Cộng sản, không cho phép người dân lên tiếng chống Trung Quốc. Bất chấp những mối đe dọa và nguy cơ tiềm ẩn, hàng nghìn người Việt đã  xuống đường biểu tình phản đối để rồi bị Nhà Nước bắt giam một cách oan uổng. Sự đối xử bất công như vậy của chính quyền đối với người dân về cơ bản đã bóp nghẹt và làm câm lặng tiếng nói của người dân trong nước”.  

 

Chính sách phản dân chủ của chính quyền Việt Nam, Tiến sĩ Trần Quốc Hưng trình bày tiếp, trở thành chất xúc tác mạnh mẽ, dẫn đến cuộc trưng cầu dân ý được 86 tổ chức trên khắp thế giới tài trợ và điều hành:

 

Cuộc trưng cầu dân ý về Biển Đông, được tiến hành từ tháng năm đến tháng chín năm 2020, với câu hỏi Việt Nam có nên khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Quốc Tế hay không. Đây là cơ hội để nhiều người Việt Nam bày tỏ  ý kiến kiến của mình một cách trực tiếp”

 

Đã có một vài trường hợp được báo cáo về việc các quan chức chính phủ đe dọa và quấy rối những người tham gia, nhưng nhìn chung, cuộc trưng cầu dân ý đã được thực hiện một cách an toàn và thành công với kết quả đáng phấn khởi. Khoảng 1,2 triệu người Việt Nam đã tham gia cuộc trưng cầu dân ý với 95% trong số họ tán thành hoặc ủng hộ việc khởi kiện Trung Quốc ra trước Tòa Án Quốc Tế” 

 

Kết quả cuộc trưng cầu này đã được phổ biến rộng rãi thông qua Hội nghị Bàn tròn trực tuyến vào giữa tháng 9 năm 2020, với sự tham dự của nhiều đại diện báo chí và các nhà lãnh đạo của thế giới tự do, tạo ra sự ủng hộ  mạnh mẽ từ quốc tế, là đúc kết của Tiến sĩ Trần Quốc Hưng trong bài tham luận của ông.

 

Đó là nội dung cuộc hội luận trực tuyến do Global Democracy Coalition mời gọi Liên Minh Dân Chủ Cho Việt Nam đóng góp trong ngày 7/12 vừa qua.

 

Cuộc hội luận kết thúc bằng phần hỏi đáp liên quan đến tiến trình dân chủ hóa cho Việt Nam. Phần trả lời do bốn vị tham luận viên của chương trình đảm trách.




No comments:

Post a Comment

View My Stats