Friday 17 December 2021

TOÀN CẢNH THÀNH CỔ LOA CÓ NIÊN ĐẠI CỔ NHẤT VIỆT NAM NHÌN TỪ TRÊN CAO (Người Đô Thị)

 


Toàn cảnh tòa thành có niên đại cổ nhất Việt Nam nhìn từ trên cao    

Người Đô Thị 

10:32 | Thứ ba, 14/12/2021

https://nguoidothi.net.vn/toan-canh-toa-thanh-co-nien-dai-co-nhat-viet-nam-nhin-tu-tren-cao-32831.html

 

Được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước công nguyên dưới thời An Dương Vương để làm Kinh đô nước Âu Lạc, Thành Cổ Loa là tòa thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/0f3a6187-d14d-4e59-9f82-1eec698aeb33.jpg

 

Được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước công nguyên dưới thời An Dương Vương để làm Kinh đô nước Âu Lạc, Thành Cổ Loa là tòa thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/b31c0aaf-ffab-4cfd-885c-8dd0addf127f.jpg

 

Thành gắn liền với nhiều truyền thuyết về việc Vua An Dương Vương định đô xây thành, về chiếc nỏ thần Kim Quy một phát bắn hạ cả trăm tên giặc, về mối tình bi thương đầy cảm động của công chúa Mỵ Châu - Trọng Thủy... Bao đời nay, dấu vết của ngôi thành cổ cùng những nhân vật được huyền thoại hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/3004dee2-a42c-43a8-bec8-98deea28e370.jpg

Nằm ở vị trí trung tâm Thành trong, đền thờ An Dương Vương còn có tên gọi khác là đền Thượng.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/0d249ef2-1242-49c0-abbd-667e0f7be22a.jpg

Khu di tích lịch sử thành Cổ Loa trải rộng trên địa phận 3 xã là Cổ Loa, Việt Hùng, Dục Tú thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/0de7fe6e-0b3b-40c1-a69e-adb2e7dfcc58.jpg

Tọa lạc trên một gò đất hình đầu rồng, đền thờ An Dương Vương được bao bọc hai bên bởi hai cánh rừng, phía bên dưới còn có hai hố tròn gọi là mắt rồng.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/153fdaa0-e220-4c87-956d-018186b7cbb0.jpg

Đặc biệt, có một hồ nước lớn nằm ngay phía trước đền. Bên trong hồ có Giếng Trọng Thủy hay còn gọi là Giếng Ngọc, là nơi theo như trong truyền thuyết Trọng Thủy đã gieo mình tự vẫn.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/b0d1a646-264c-4f58-a544-f69656f905f6.jpg

Tương truyền rằng thành có tới 9 vòng thành xoáy trôn ốc nên được gọi là Loa thành. Tuy nhiên, theo khai quật khảo cổ thì hiện nay chỉ còn 3 vòng: thành ngoại, thành trung, thành nội.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/080c9b03-e580-48e6-9af2-27c9000e973d.jpg

Đây là nơi lưu giữ hàng loạt di chỉ khảo cổ phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc Việt Nam từ sơ khai qua các thời kỳ. Hiện nay Cổ Loa đã được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/06b104b4-389c-4918-b2b3-87b7d013939d.jpg

Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như Loa thành (thành Ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/b64330b8-c397-4343-878f-4fd5747d4073.jpg

Nằm cách không xa đền thờ An Dương Vương là đền thờ Cao Lỗ. Dưới thời Thục Phán An Dương Vương, ông là vị tướng tài ba, người đã chế tạo ra nỏ Liên Châu, loại nỏ bắn được nhiều mũi tên cùng lúc. Ông cũng là người có công lớn trong việc chỉ huy cho xây dựng thành Cổ Loa.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/761a9004-0258-414c-b539-229c18adb2c3.jpg

Giếng cổ bên cạnh đền thờ.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/3509f4ea-7312-461f-a9c1-ae7e5d340523.jpg

Những dấu tích cổ xưa nay đã biến dạng theo sự phát triển như vũ bão của đô thị quanh khu vực thành cổ.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/c71206af-7d9b-45c6-8648-46dce09af8fc.jpg

Thành cổ trong phố. 

 

Ảnh: Mai Mai




No comments:

Post a Comment

View My Stats