Thursday 9 December 2021

NĂM 2021 : NĂM U ÁM CỦA CÁC PHÓNG VIÊN TRÊN THẾ GIỚI, GỒM CẢ VIỆT NAM (BBC News Tiếng Việt)



 Năm 2021: Năm u ám của các phóng viên trên thế giới gồm cả Việt Nam   

BBC News Tiếng Việt

8 tháng 12 2021  |  Cập nhật 9 tháng 12 2021

https://www.bbc.com/vietnamese/world-59577880

 

Năm 2021 là năm số các nhà báo, phóng viên trên toàn cầu bị bỏ tù tăng cao, với tổng số 293 người bị giam giữ, tính đến ngày 1/12 năm nay, theo số liệu do Ủy ban Bảo vệ Phóng viên (CPJ) đưa ra.

 

Ít nhất có 24 người bị giết chết vì đã tường thuật tin tức, và 18 người thiệt mạng trong những tình huống khó xác định rõ ràng liệu họ bị nhắm vào vì là phóng viên hay vì lý do khác, CPJ, tổ chức phi lợi nhuận đóng tại Hoa Kỳ, nói.

 

Phán quyết từ LHQ về trường hợp nhà hoạt động Phạm Đoan Trang

Bà Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019

Phán quyết từ LHQ về trường hợp nhà hoạt động Phạm Đoan Trang

 

Tuy lý do dẫn đến việc các phóng viên bị bắt giữ, bỏ tù ở các nước khác nhau là khác nhau, nhưng con số cao của năm 2021 cho thấy có những biến động chính trị trên thế giới, và mức độ trấn áp của chính phủ các nước đối với hoạt động đưa tin độc lập đang tăng.

 

CPJ nêu con số có 50 người bị bỏ tù tại Trung Quốc, là nước giam giữ nhiều phóng viên nhất. Tiếp đến là Myanmar, 26 người, chủ yếu bị bắt trong đợt trấn áp sau cuộc đảo chính quân sự 1/2/2021 ở nước này.

 

Việt Nam đứng vị trí thứ tư, với 23 vụ bắt giữ trong năm nay, ít hơn 2 người so với Ai Cập.

 

Một trong những nhà báo độc lập từng bị giới chức Việt Nam bắt giam và chuẩn bị đưa ra xét xử là bà Phạm Đoan Trang.

 

Bà bị bắt từ đầu tháng 10 năm ngoái và sau hơn một năm giam giữ, gương mặt được trao giải Tự do Báo chí năm 2019 của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử trong vài hôm tới.

 

'Trung Quốc là nước bắt giữ nhiều nhà báo nhất'

 

Một báo cáo mới đây của RSF nói rằng Trung Quốc là "quốc gia bắt giữ nhà báo lớn nhất thế giới" với ít nhất 127 nhà báo hiện đang bị giam giữ.

 

Như vậy, theo số liệu của CPJ và RSF thì Bắc Kinh trấn áp mạnh tay nhất với giới phóng viên, dù tính theo năm nay hay cả quá trình.

 

Báo cáo của RSF cho biết Trung Quốc đang tiến hành một "chiến dịch đàn áp chưa từng có" trên khắp thế giới chống lại báo chí.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/13011/production/_122014877_768e48e2-8d8c-4c5d-8de5-82250f31b889.jpg

Trương Triển được nêu tên trong báo cáo là một trong những nhà báo bị giam giữ ở Trung Quốc

 

Trung Quốc thanh minh việc bắt giữ phóng viên và nhà báo công dân vì có cáo buộc họ kích động gây rối.

 

RSF cũng lưu ý rằng hạn chế báo chí đã trở nên tồi tệ hơn cùng với đại dịch.

 

Úc cùng với Mỹ tẩy chay Olympics Mùa đông Bắc Kinh 2022

Quan chức Mỹ tẩy chay Olympics Mùa đông Bắc Kinh 2022

Hồi ký ‘phải đọc’ của người từng theo hầu vợ Thủ tướng Trung Quốc

Tài liệu rò rỉ cho thấy liên hệ giữa lãnh đạo TQ và đàn áp Tân Cương

 

Ít nhất 10 nhà báo và nhà bình luận trực tuyến bị giam giữ vì đưa tin về khủng hoảng Covid-19 ở Vũ Hán.

 

Một trong số họ, cựu luật sư Trương Triển, lần đầu đến Vũ Hán vào tháng 1/2020 sau khi đọc một bài trên mạng của một người dân về cuộc sống ở thành phố này trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh.

 

Khi đến đó, cô bắt đầu ghi lại những gì cô chứng kiến trên đường phố và bệnh viện qua các lần phát trực tuyến (livestreams) và các bài viết, bất chấp đe dọa của chính quyền, và những báo cáo này của cô được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

 

Sau đó, cô bị kết tội "gây gổ và kích động gây rối" - một cáo buộc thường được áp dụng chống lại các nhà hoạt động và người tố giác bị coi là phá hoại nỗ lực của chính phủ trong việc kiểm soát thông tin trong nước.

 

Báo cáo dài 41 trang của RSF cũng liệt kê cách chính quyền Trung Quốc sử dụng cuộc chiến chống khủng bố như cái cớ để giam giữ các nhà báo người Uyghur đưa tin về Tân Cương.

Trung Quốc bị cáo buộc phạm tội ác chống lại nhân loại chống lại những gì họ coi là người Hồi giáo và phần tử ly khai ở khu vực có đa số là người Duy Ngô Nhĩ.

 

VIDEO :

Tài liệu bị rò rỉ cho thấy Trung Quốc tẩy não người Uighurs ở Tân Cương

https://www.bbc.com/vietnamese/world-59577880

 

Báo cáo cho biết các phương pháp khác được sử dụng bao gồm: sử dụng cơ quan ngoại giao của mình ở nước ngoài để tấn công nhà báo; phong tỏa truyền thông; kiểm duyệt đề tài; bắt nhà báo trong nước phải học tập tư tưởng của Đảng Cộng sản và tải ứng dụng tuyên truyền về điện thoại của họ; và trục xuất hoặc đe dọa nhà báo.

 

Phóng viên BBC John Sudworth rời Bắc Kinh đến Đài Bắc vào tháng Tư do áp lực và đe dọa từ chính quyền Trung Quốc vì đã đưa tin về những đối xử của Trung Quốc với người Duy Ngô Nhĩ.

 

Trung Quốc cũng thu hồi giấy phép hoạt động trong nước của BBC hồi tháng Một.

 

Một nhân viên của Bloomberg News tại Bắc Kinh là Haze Fan cũng bị giam giữ từ cuối năm 2020 mà không có bất kỳ thông tin nào về trường hợp của cô.

 

Người ta nhìn thấy cô lần cuối là khi cô bị các nhân viên mặc thường phục hộ tống ra khỏi tòa nhà cô đang ở vì những gì chính quyền Trung Quốc cáo buộc là nghi ngờ vi phạm luật an ninh quốc gia.

 

RSF xếp Trung Quốc đứng thứ 177/180 về chỉ số Tự do Báo chí năm Thế giới năm 2021, chỉ trên Triều Tiên hai bậc.

 

-------------------

 

TIN LIÊN QUAN

 

Hồi ký ‘phải đọc’ về tư bản đỏ và chính trị ở Trung Quốc

7 tháng 12 năm 2021

 

Trung Quốc có thể cắt giảm hàng triệu ca sinh ở Uyghur, theo báo cáo

8 tháng 6 năm 2021

 

'Con tôi tự hào là người Uighur'   

19 tháng 11 2021

 

Quan chức Mỹ tẩy chay Olympics Mùa đông Bắc Kinh 2022

7 tháng 12 năm 2021

 

Video của người mẫu Uighur tiết lộ gì về trại cải tạo tập trung của TQ?

5 tháng 8 năm 2020



No comments:

Post a Comment

View My Stats