GIỮ
GÌN VÀ PHÁT TRIỂN TIẾNG VIỆT, BÀI VIẾT NHỚ THẦY NGUYỄN TÀI CẨN
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1064826114335976&id=100024257933167
Bài này tên gốc là "Có hay không có sự khủng hoảng
tiếng Việt hiện nay?" nhưng khi in thì Báo Văn hoá Nghệ An đổi
tên. Bài này viết hồi tháng 7/2021, mười năm ngày GS Nguyễn Tài Cẩn đi xa. Đây
là trích đoạn nhớ thầy Cẩn:
"Thực tế đòi hỏi cần phải có một sự nhìn
nhận lại mối quan hệ giữa “giữ gìn” và “phát triển” tiếng Việt. Tôi nhớ lại,
năm 2000, tôi đến thăm thầy Nguyễn Tài Cẩn khi thầy từ Nga về Việt Nam nhận Giải
thưởng Hồ Chí Minh. Trong câu chuyện về ngành, về nghề, thầy nói rất rõ: phong
trào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có sai lầm (với hai cái mốc là hai hội
nghị toàn quốc về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt năm 1966 và 1979- NVH
chú thích), đó là quá nhấn mạnh vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
mà coi nhẹ vế phát triển. Thầy nói, và tôi còn nhớ, “đó là sai lầm của thế hệ
thời bấy giờ”.
Đã hai mươi năm rồi, thầy đã trở thành người
thiên cổ, nhưng tôi vẫn nhớ như in những gì thầy nói với tôi chiều hôm đó.
Tôi hiểu rằng, đã có một sự thái quá (kiểu
“nhiệt tình cách mạng” ngút trời) của nhiều người thời bấy giờ khi quá nhấn mạnh
vào vế “giữ gìn sự trong sáng” của tiếng Việt, mà coi nhẹ, hoặc lờ đi vế “phát
triển”. Sau này, có thời gian đọc lại các bài nói chuyện của Thủ tướng Phạm Văn
Đồng, tôi thấy Thủ tướng thật ra đã có cái nhìn rất biện chứng về mối quan hệ
giữa giữ gìn và phát triển. Ông viết:
- “Tiếng ta phải phát triển. Tất cả vấn đề là
làm sao đảm bảo sự phát triển này diễn ra một cách vững chắc trên cơ sở vốn cũ
của tiếng ta, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu, nhưng vẫn giữ được phong cách, bản
sắc, tinh hoa của nó” (Phạm Văn Đồng: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”,
phát biểu tại hội nghị về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, năm 1966, in lại
trong Tạp chí Học tập, số 4-1966)
- “Khi chúng ta nói “giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt” thì chữ “giữ gìn” ấy bao hàm một ý quan trọng là chúng ta không thể
để cho mất một cái gì vô cùng quý báu, một cái gì khiến cho tiếng Việt là tiếng
Việt, thứ tiếng mà cha ông ta đã xây dựng và bảo vệ trong lịch sử rất lâu đời của
dân tộc. Nhưng nói như vậy không có ý chỉ nhìn về quá khứ; trái lại, còn phải
nhìn về tương lai: Mà tương lai của đất nước ta, của xã hội ta, của tiếng ta là
một sự phát triển với triển vọng vô cùng rộng lớn” (Phạm Văn Đồng: “Giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt”, phát biểu tại hội nghị về giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt, năm 1979, in lại trong sách “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về
mặt từ ngữ”, Nxb Khoa học xã hội, H. 1981).
Vào năm 1999, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trở lại
vấn đề này, với bài viết nhiều trăn trở “Trở lại vấn đề giữ gìn và phát triển sự
trong sáng của tiếng Việt” (đăng đầu tiên trên báo Nhân dân, sau đó đăng lại
trên Tạp chí Ngôn ngữ số 6, 1999). Trong bài viết này, một lần nữa ông khẳng định:
“Muốn xây dựng và phát triển con người, xây dựng và phát triển xã hội, xây dựng
và phát triển đất nước, chúng ta không thể không phát triển tiếng Việt, công cụ
giao tiếp, công cụ tư duy, công cụ phát triển của con người Việt Nam, đất nước
Việt Nam”.
Khi đã có quan điểm cân bằng, không thái quá về
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và tạo điều kiện cho tiếng Việt phát triển,
chúng ta sẽ có đánh giá đúng mức về vấn đề có hay không sự khủng hoảng của tiếng
Việt hiện nay"
Link toàn văn bài viết đây:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1064826114335976&id=100024257933167
Về văn hóa của tiếng Việt ngày nay
1.Đặt vấn đề Trong bối cảnh Việt
Nam đang tiến hành đổi mới và hội nhập quốc tế, cùng với những thay đổi chóng mặt
về kinh tế và xã hội, vấn đề phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
đang đượ
.
No comments:
Post a Comment