Tuesday, 12 October 2021

70% CÔNG NHÂN Ở NHÀ THUÊ. KHOẢNG 1,3 TRIỆU CÔNG NHÂN BỎ PHỐ VỀ QUÊ (Dân Trí / VnExpress)

 


Khoảng 1,3 triệu lao động Việt Nam về quê né dịch Covid-19 

Dân Trí Online

Thứ ba, 12/10/2021 - 14:10

https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/khoang-13-trieu-lao-dong-viet-nam-ve-que-ne-dich-covid19-20211012140125773.htm#dt_source=Home&dt_campaign=MainList&dt_medium=7

 

"Khoảng 1,3 triệu người lao động trở về quê. Trong số người lao động, 34% là người vẫn đang làm việc và 38% thất nghiệp...", đại diện Tổng cục Thống kê cho biết.

 

Sáng ngày 12/10, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo về tình hình lao động việc làm quý III/2021 và 9 tháng của năm 2021.

 

Đánh giá chung từ báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, thị trường lao động đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng với hàng loạt kỷ lục tiêu cực được xác lập, hàng triệu lao động bị mất việc làm, bị cắt giảm thu nhập. Trong khi đó, cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

 

 

Hơn 1,3 triệu người thất nghiệp trong 9

 

Theo ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số - Lao động, trong quý III và 9 tháng năm 2021, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 lần thứ 4 tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế đã khiến cho tình hình lao động việc làm quý III/2021 tồi tệ hơn.

 

https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/660/2021/10/11/anh-di-cu-1633922140798.jpeg

Lao động ồ ạt về quê chạy dịch (Ảnh Hoàng Lam).

 

Số người có việc làm giảm sâu so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ bình quân tháng của người lao động sụt giảm nghiêm trọng so với quý trước và cùng kỳ năm trước.

 

"Dịch Covid-19 đã khiến trên thị trường lao động xảy ra hàng loạt kỷ lục tiêu cực được xác lập, hàng triệu lao động mất việc làm", ông Nam cho hay. Cũng theo ông Nam, số người thiếu việc làm trong đội tuổi quý III/2021 là hơn 1,8 triệu người, tăng 700,3 nghìn người so với quý trước và tăng 620,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

 

"Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 lần thứ 4 và thời gian giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều địa phương đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp trong quý III/2021 vượt xa con số 2% như thường thấy", ông Nam cho biết.

 

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2021, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,9 triệu đồng, gần như tương đương so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 34 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2019.

 

 

Lao động đã về quê... né dịch

 

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong 9 tháng năm 2021 là hơn 1,3 triệu người, tăng 126,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

 

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Dân số và Lao động, cho biết, thống kê sơ bộ khảo sát 22 nghìn doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy, hiện có 17,8% DN cho biết thiếu hụt lao động, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ cao với 30,6%.

 

https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/660/2021/10/11/anh-di-cu-crop-1633922057905.jpeg

Theo con số sơ bộ của Tổng cục Thống kê, hơn 1,3 triệu người được cho là chạy dịch về quê, gây thiếu hụt lao động nặng nề (Ảnh Hoàng Lam)

 

Đứng đầu các ngành thiếu lao động là điện tử, máy vi tính thiếu 55,6%, sản xuất trang phục 49,2%, ngành dệt 39,5%...

 

Về số lượng lao động về quê, bà Mai cho biết, báo cáo nhanh của Tổng cục Thống kê cho thấy hiện có khoảng 1,3 triệu người lao động trở về quê, trong số người lao động từ 15 tuổi trở lên, có 34% là người đang làm việc, 38% thất nghiệp, số còn lại là người không có nhu cầu làm việc.

 

                                                    ***

 

Vì sao người lao động có tâm lý về quê?Theo ông Nguyễn Huy Minh, Phó Vụ trưởng Dân số và Lao động, lao động về quê do chủ yếu đảm nhận công việc phi chính thức nên khi TPHCM và các tỉnh thành phía Nam mở cửa, người lao động đã có tâm lý muốn về quê. Mặt khác, họ cũng không biết tình hình bao giờ dịch bệnh chấm dứt, trong khi tiềm lực tài chính của họ cạn kiệt không thể lo chi phí sinh hoạt của cả gia đình.

 

An Linh

 

.

===============================================

.

.

70% công nhân đang thuê trọ 

VnExpress

Thứ ba, 12/10/2021, 20:00 (GMT+7)

https://vnexpress.net/70-cong-nhan-dang-thue-tro-4370843.html

 

Khoảng 70% lao động đang thuê trọ trong các khu nhà người dân tự xây, diện tích dưới 3 m2 một người.

 

Ông Khuất Văn Quý, Phó vụ trưởng Vụ Gia đình dẫn thống kê về dân số và nhà ở nêu số liệu trên tại hội nghị giữa Công đoàn Việt Nam và Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, chiều 12/10.

 

Theo ông, việc gia tăng hàng loạt khu công nghiệp tại TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Ninh... thu hút hàng triệu lao động làm việc, khiến nhu cầu chỗ ở tăng cao. Hiện hơn 1,7 triệu công nhân cả nước cần chỗ ở ổn định, trong khi thu nhập bình quân chỉ từ 4 đến 6 triệu đồng mỗi tháng, chưa tính tăng ca. 70% công nhân thuộc nhóm thu nhập dưới 10 triệu đồng. Người lao động hầu như không có khả năng mua nhà, khi chi phí phòng trọ, nuôi con đã khiến họ không còn tích lũy.

 

"Công nhân phải chấp nhận ở thuê trong các phòng trọ rất chật hẹp, diện tích chỉ 2-3 m2 mỗi người", ông Quý nói.

 

Hình : Một dãy phòng trọ của công nhân Khu công nghiệp Tân Tạo, TP HCM, thời điểm dịch chưa bùng phát. Ảnh: Hữu Khoa

 

https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2021/10/12/nuihieu-9016-1634038632.jpg

Thôn Núi Hiểu nằm cạnh Khu công nghiệp Quang Châu, sát ổ dịch Công ty Hosiden, có mật độ nhà trọ dày đặc, khiến chính quyền Bắc Giang phải "sơ tán" khoảng 7.000 công nhân hồi tháng 5/2021. Ảnh: Ngọc Thành

 

Theo khảo sát của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, thiếu nhà ở, nơi khám bệnh là một trong những bức xúc của công nhân. Ngoài ra, công nhân còn gặp tình trạng chấm dứt hợp đồng lao động ở độ tuổi 35-40; mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. Họ phải gửi con về quê, gửi con ở điểm trông trẻ điều kiện kém; không có thời gian chăm sóc gia đình.

 

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết cơ quan này đã khảo sát một bộ phận công nhân về đề xuất làm thêm giờ. 80% công nhân đồng ý làm thêm vượt trần 40 giờ mỗi tháng, tối đa 300 giờ mỗi năm. Lý do chính mà họ phải chấp nhận làm thêm giờ là không có tích lũy, giảm thu nhập sau đợt dịch kéo dài.

 

Theo ông, công nhân hồi hương khó quay trở lại thành phố làm việc, khiến nơi thiếu hụt lao động, nơi thừa người nhưng lại không có việc làm.

 

Đợt dịch thứ tư kéo dài đã khiến hơn 2 triệu công nhân phải nghỉ việc, giãn việc, mất việc do doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc đi cách ly, trị bệnh. Khoảng 1,3 triệu lao động đã rời thành phố để về quê, tính đến 15/9.

 

Hồng Chiêu

 

Khoảng 1,3 triệu người đã rời thành phố về quê




No comments:

Post a Comment

View My Stats