Friday 29 October 2021

XỐN XANG NỖI NHỚ HÀ NỘI (Tương Lai)

 


MÊNH MÔNG THẾ SỰ ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI, SỐ 118 :

XỐN XANG NỖI NHỚ HÀ NỘI

Tương Lai

20/10/2021
http://viet-studies.net/kinhte/TuongLai_MenhMongTheSu118.pdf

 

Hà Nội mùa thu
Cây cơm nguội vàng
Cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau
Phố xưa nhà cổ.
Mái ngói thâm nâu...
(Trịnh Công Sơn)


Ở Hà Nội hơn nửa đời người, hàng ngày đi dưới táng cây cơm nguội, cây bàng,
cây sấu và đứng trú mưa dưới hiên nhà cổ mái ngói đã chuyển sang màu thâm nâu...
mỗi nét sống đều ghi lại một hoài niệm. Nhưng gắn kết những rời rạc ấy thành một
tổng hợp biểu tượng, khắc hoạ một bức tranh về Hà Nội” qua cảm nhận với con
mắt nghệ sĩ tinh tường và sáng tạo của Trịnh Công Sơn thì lại đang nhói vào tim tôi
nỗi xốn xang nhớ về Hà Nội trong những ngày tháng 10 đầy ắp kỷ niệm này.


Ngày 10 tháng 10 giải phóng Thủ Đô khỏi ách thực dân thuộc địa ngót trăm
năm: trùng trùng quân đi như sóng
lớp lớp đoàn quân tiến về...
...Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về
Như đài hoa đón mừng, nở năm cánh đào,
chảy dòng sương sớm long lanh (
Văn Cao)


Khoảng cuối năm 1954, chỉ còn một tuần nữa thì khoá học kết thúc, tôi được
anh Việt Phương gọi về Tổ công tác do anh Hà Thế Ngữ phụ trách, thêm anh Nguyễn
Hữu Dũng và tôi gồm ba người nhằm chuẩn bị gấp một số công việc cho anh Việt
Phương phài thực hiện nhiệm vụ mới, ba chúng tôi chuẩn tư liệu mà anh ấy yêu cầu.

 

Thế rồi chúng tôi được hoà mình vào trong khí thế hào hùng của đoàn quân chiến thắng trở về Thủ Đô buổi ấy. Để rồi hôm nay chỉ thầm hát trong tim
Ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu...
...Những bông hoa ngày mai đón tương
lai vào tay. Những xuân đời mỉm cười vui
hát lên...[
Văn Cao]

Thầm thì trong sâu thẳm nhịp đập của trái tim, vì tôi biết rằng sẽ cỏn phải vượt qua
bao truân chuyên, khổ hạnh mới có thể thực hiện được khát vọng cháy bỏng của
người nghệ sĩ tài hoa bậc nhất ấy.


Hà Nội của nỗi nhớ
những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
. ( Nguyễn Đình Thi )

 

Mùa thu đã đi qua, mùa đông đã rải lá trên những bậc thềm, trên những
đường phố Hà Nội. Và rồi tôi lại phải sải bước chân trên những “ đường phố dài
xao xác hơi may
”, những bậc “thềm nắng lá rơi đầy ” ấy mà gõ cửa từng nhà để
thực hiện một công việc đầu tiên cực kỳ quan trọng của việc tiếp quản Thủ Đô
từ tay địch để lại”
như lời giải thích của người phụ trách công tác “điều tra hộ khẩu
nhằm lập sổ hộ tịch”*cho cư dân Hà Nội. Phải chăng đây là khởi đầu của việc học
theo mô hình “chuyên chính vô sản” của “Nhà nước kiểu Xô viết Stalinist”, “nhà
nước công nông kiểu Maoít”?


Cho dù tự hào được xác định là những chiến sĩ ưu tú đáng tin cậy nhất, và là một
trong hai người trong số 25 đội viên, được trao cho một khẩu súng lục Đức hiệu
Mauser để đi làm nhiệm vụ ở địa bàn “ phức tạp và nguy hiểm nhất” nhưng trong
tôi vẫn băn khoăn với khẩu súng dắt trong bụng, phủ áo ra ngoài. Hình như có màu
sắc “định mệnh” ở đây? Khẩu súng này bắn ai và đề phòng ai bắn?


Lúc 14 tuổi, được anh tôi trao cho khẩu súng lục nhỏ vừa tầm tay của Đức,
cũng nhãn hiệu Mauser, chỉ để bắn một phát lên trời khi phát hiện có “thám báo” sục
vào làng mà không kịp chạy về báo tin. Mặc dầu được trao nhiệm vụ “chỉ được bắn
chỉ thiên”
rồi quẳng ngay súng xuống ao, sẽ mò xuống lấy lại khi bọn thám báo đã
rút đi. Nhưng trong đầu tôi vẫn trăn trở một mối hận tên V..., viên thám báo độc ác
nhất, đã treo ngược anh tôi lên mà đánh trước mặt mẹ và chị tôi.


Và cũng chính hắn đã tóm được tôi đang “ngồi chơi” ở quán nước đầu làng
mà hắn biết rằng tôi đang làm nhiệm vụ cảnh giới, đã tát tôi một bạt tai nổ đom đóm
mắt, gãy hai cái răng. Nếu lại gặp nó thì khẩu súng này sẽ không chĩa lên trời mà
nhằm thẳng vào ngực kẻ thù.
Tên V vốn là “đồng chí” của anh tôi, từng về nhà tôi
và chỉ cho tôi cách sử dụng khẩu Colt 12 mà nó vẫn nhét vào bụng. Nhưng khẩu
súng quá to và nặng, tôi không cầm nổi. Thế rồi hắn “hủ hoá” sao đó, bị kỷ luật. Hắn
nhảy vế đầu hàng địch, trở thành nhân viên đắc lực của “Phòng Nhì”
[Deuxième Bureau] của mật thám Pháp ở Huế vì hắn thông tỏ mọi hoạt động của
ta.
“Liên đoàn Công chức Kháng chiến Thuận Hoá” đã khốn đốn vì hắn. Còn hắn,
thì sẽ còn nhiều cán bộ “nằm vùng” của ta bị bắt, phong trào sẽ dễ bị tan vỡ.

XEM TIẾP >>>   

 

                                                         ***

 

MÊNH MÔNG THẾ SỰ ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI, SỐ 119 :

XỐN XANG NỖI NHỚ HÀ NỘI (2)

Tương Lai

27/10/2021

http://viet-studies.net/kinhte/TuongLai_MenhMongTheSu119.pdf

 

“Chợt nhìn lên một thoáng mây xa, chuyện ngày xưa dấu xưa còn đó...Hà Nội tôi xưa mãi rất xưa. Dù rất xưa chưa bao giờ cũ” [ Ca khúc “Hà Nôi tôi” của Nguyễn Cường]


Những ngày cuối thu, đã có những cơn mưa mùa đông giày vò những chiếc lá vàng rải trên mặt đường ướt át để rồi những tia nắng chợt sáng lên sưởi ấm những con phố và làm lung lay những tán lá uể oải gượng dậy như những người ngủ muộn. Nằm nghe tiếng hát Tùng Dương ngân nga ca khúc “Hà Nội Tôi” của người nhạc sĩ gốc Hà Nội gọi dậy trong tôi một nỗi niềm thương nhớ khó viết nên lời.

 

Nguyễn Cường nói : “Tôi có trọn vẹn một tuổi thơ bé, tuổi thanh niên trưởng thành ở khu phố cổ. Tôi biết rõ Hà Nội như lòng bàn tay mình và Hà Nội thấm đẫm trong mỗi ca từ giai điệu của tôi dù rằng bài hát đó là Madrak, Playcu, Buôn Ma Thuột... Một nhạc sĩ đến từ Sài Gòn sẽ viết khác, tôi chắc vậy”.


Còn tôi là “dân ngụ cư” cho dù cả đời người gắn bó máu thịt với Hà Nội. Người dân ngụ cư này đã phải rời bỏ thành phố Huế thơ mộng bên sông Hương, khoác ba lô lội bộ sáu tháng trời đi ngược dãy Trường Sơn, xuyên nửa nước Việt để đến được Hà Nội vào một ngày thu

Không thể nói trời không
trong hơn
Và mắt em xanh khác
ngày thường
Khi đoàn quân kéo về
mùa thu ấy
“ [Cảm xúc tháng Mười” của Tạ Hữu Yên]


Phải nói thật rằng khi đứng cùng các chiến hữu trước hồ Hoàn Kiếm chụp một tấm hình vào đầu năm 1955, tôi không có mấy xúc động, mà lại thấy nó gượng gạo dung tục làm sao ấy. Nhưng lại nghẹn ngào không nói nên lời khi được bước chân vào cánh cổng trường Chu Văn An mà tôi vừa được phân công về nhận nhiệm vụ ở đây, sau khi đã được
“giải phóng” khỏi “Đội công tác đặc biệt”. Có thể nói những ngày tôi được làm thầy giáo là những ngày thú vị và có cảm xúc mãnh liệt nhât, vì tôi có học trò. Những người đang khao khát tự do, đang đau đáu chờ đoàn quân trở về từ những ngày họ ra đi khi “đất trời bốc lửa cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng”. Tôi được “ăn theo” ánh lửa vĩ đại đó. Những ánh mắt trong veo nhìn tôi tin cậy và nuốt từng lời tôi nói về “những đôi giày vạn dặm đã rách tả tơi trên con đường trường chinh ...” đã dấn thân vì một lý tưởng cao đẹp : giải phóng tổ quốc, giải phóng Thủ đô!


Những “thầy giáo tiếp quán” chúng tôi hồi ấy, đặc biệt là thuộc khối khoa học xã
hội như “văn sử địa chính trị” đều phải “tự biên, tự diễn” chứ chưa kịp có sách giáo
khoa, giáo án được quy định. Trong một lần gặp mặt học trò cũ, tôi cười hỏi liệu có
em nào nhắc lại một ấn tượng sâu. đậm nhất thuở Chu Văn An, Trưng Vương hay 10+3, Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt... hay Khoá I khoa Triết của Đại học Tổng hợp Hà
Nội không nhỉ?

 

XEM TIẾP >>>   




No comments:

Post a Comment

View My Stats