Sunday, 8 August 2021

BA KHÂU CHỐNG DỊCH (Nguyễn Đắc Kiên)

 


BA KHÂU CHỐNG DỊCH   

Nguyễn Đắc Kiên

08/08/2021  06:04   

https://www.facebook.com/nguyendackien/posts/10219413562602113

 

Hết ngày hôm nay là tròn một tháng TP.HCM giãn cách chống dịch với Chỉ thị 16 (và 16+), giờ thử nhìn lại việc chống dịch của thành phố qua khâu: tổ chức thực hiện, tham mưu – giúp việc và ra quyết định xem có rút ra được bài học gì không?

 

1. Tổ chức thực hiện: Hôm qua (7/8) báo chí loan tin chủ tịch quận 8 (TP.HCM) đã ra quyết định đình chỉ công tác chủ tịch phường 15 và điều chuyển chủ tịch phường 16. Đồng thời, quận 8 cũng đã cử một phó phòng tại UBND quận về phụ trách phường 15 và một trưởng phòng tại UBND quận xuống lãnh đạo phường 16. Hai cán bộ bị đình chỉ, điều chuyển được cho là đã không không kịp thời tiếp nhận, giải quyết phản ánh của người dân cần hỗ trợ an sinh xã hội, y tế… trong công tác chống dịch Covid-19.

 

Sự kiện này nhắc nhở chúng ta hai điều. Thứ nhất, thành phố vừa có một sự thay đổi hệ trọng mà có lẽ ít người để ý đến đó là, từ 1/7/2021, TP.HCM chính thức thực hiện Nghị quyết 131 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị. Theo đó, thành phố chính thức bỏ chế độ HĐND cấp phường- quận ở 16 quận và TP Thủ Đức. UBND quận và phường hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Tức là, nếu trước đây việc bầu và miễn nhiệm chủ tịch phường-quận do cấp HĐND thực hiện, thì nay chủ tịch phường-quận sẽ là những công chức do chủ tịch quận-thành phố toàn quyền “quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đình chỉ công tác”.

 

Như vậy, lãnh đạo phường-quận sẽ là các công chức thuộc cấp của lãnh đạo thành phố. Và như thế, có thể nói lãnh đạo thành phố đang có trong tay một công cụ rất mạnh để điều hành, hơn hẳn các địa phương khác, nhất là trong một công việc đặc thù như chống dịch Covid-19 lần này.

 

Công cụ mạnh này càng có ý nghĩa hơn với điều thứ hai mà sự kiện hai lãnh đạo phường ở quận 8 bị kỷ luật nhắc nhở chúng ta, đó là về vai trò then chốt của cấp phường/xã trong khâu tổ chức thực hiện. Không phải tự nhiên mà cho đến nay, trên khắp cả nước, tất cả lãnh đạo bị kỷ luật vì “chống dịch không tốt” đều ở cấp phường/xã. Có thể nói không sợ quá lời rằng, mọi sự thành bại trong chống dịch mấu chốt quyết định thực tế nằm phường/xã.

 

Người dân giãn cách có nghiêm ngặt không? – Hỏi phường/xã. Việc xét nghiệm, truy vết khoanh vùng F0 có mau chóng hay không? – Hỏi phường/xã. Người dân có hoàn cảnh khó khăn có được cứu trợ kịp thời hay không? – Hỏi phường/xã. Tiêm chủng có đúng tiến độ, có an toàn hay không? – Hỏi phường/xã. F0 (và những người bị bệnh khác) có được đưa đi cấp cứu kịp thời hay không? – Hỏi phường/xã.

 

Một phường/xã được lãnh đạo, tổ chức tốt sẽ có thể đảm đương trách nhiệm để làm tốt tất cả các công việc chống dịch kể trên, ngược lại, dù chính sách có tốt đến đâu mà lãnh đạo, tổ chức ở cơ sở yếu kém thì mọi công việc sẽ bị đình trệ, và mọi kế hoạch, chính sách sẽ đổ bể.

 

2. Tham mưu – giúp việc: Trong khi phường/xã và trên đó là quận/huyện là các đơn vị chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện thì các sở-ngành chuyên môn của thành phố đương nhiên phải là đầu mối chịu trách nhiệm tham mưu- giúp việc. Các chính sách chống dịch sai lầm hoặc chậm trễ cho đến nay của thành phố chắc chắn có trách nhiệm không nhỏ của các sở-ngành.

 

Chẳng hạn, Sở Công Thương/Sở Nông nghiệp phải bị truy hỏi: tại sao lại tham mưu cho TP đóng cửa “cái rụp” gần như toàn bộ hệ thống chợ đầu mối – chợ truyền thống mà không có một phương án thay thế hiệu quả nào (chẳng hạn, cho tiểu thương các chợ đăng ký bán và giao hàng online) trong khi biết hệ thống siêu thị-trung tâm thương mại chỉ cung cấp 30% nhu cầu thiết yếu trong điều kiện bình thường?

 

Hay Sở Lao động/Sở Thông tin phải bị truy hỏi: tại sao đến tận ngày 2/8 thành phố mới cung cấp số điện thoại đường dây nóng tập trung để hỗ trợ đăng ký/cấp giấy đi đường cho các cá nhân, tổ chức hoạt động thiện nguyện. Trong khi, đáng lẽ ngay từ đầu việc này đã phải được cơ quan tham mưu tính đến. Đáng ra ngay từ đầu thành phố không chỉ phải hỗ trợ đăng ký, cấp giấy thông hành mà còn phải ưu tiên tiêm vắc-xin, xét nghiệm định kỳ, và hỗ trợ điều phối để các tổ chức/cá nhân thiện nguyện hoạt động an toàn, thuận lợi và tìm đến đúng các địa chỉ cần cứu trợ.

 

Đó chỉ là hai trong số rất nhiều ví dụ có thể lấy ra để cho thấy công tác tham mưu-giúp việc của sở-ngành chuyên môn của thành phố trong thời gian qua là “rất có vấn đề”.

 

3. Ra quyết định: Trong khi sự yếu kém của việc tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở và tham mưu-giúp việc của đội ngũ chuyên viên chỉ gây hệ quả hẹp trong phạm vi hẹp của nó thì những lổ hổng dẫn đến việc ra quyết sách sai lầm hoặc chậm trễ của lãnh đạo thành phố có thể gây ra hậu quả ở quy mô lớn và mức độ nghiêm trọng hơn nhiều. Thời gian qua lãnh đạo thành phố đã tỏ ra cầu thị trong việc trưng cầu, tiếp nhận ý kiến của các chuyên gia độc lập, đây là nguồn bổ sung tri thức quan trọng cho việc ra quyết định điều hành, tuy nhiên từng đó vẫn chưa đủ. Dường như vẫn còn có những lổ hổng lớn trong quá trình ra quyết định của lãnh đạo thành phố.

 

Ví dụ, ngay quyết sách mà hai ngày nay được cộng đồng rất hoan nghênh là “thành phố lo toàn bộ hậu sự cho người mất vì Covid-19”, cũng vẫn có vấn đề. Ngay sau khi báo chí loan tin về việc này, một bạn FB của tôi – chủ một trại hòm lớn ở thành phố, đã lập tức đặt nghi vấn về tính khả thi của nó.

 

Câu đầu tiên chị hỏi: “Sao các bác TP.HCM không mời chuyên gia về mai táng tư vấn”? – Rồi hỏi tiếp: “Các bác có các “đối tác” nhận show “to” này chưa? Các trại hòm hầu hết là doanh nghiệp tư nhân nhỏ, cơ sở truyền thống lâu đời, hộ kinh doanh cá thể, nhân lực lao động phổ thông, thời vụ… các bác có chắc bắt buộc được các “trại hòm” làm rồi tiền không biết chừng nào mới quyết toán không?”…

 

Việc thực hiện quyết sách này có êm xuôi hay không, hồi sau sẽ rõ. Tuy nhiên, ở quyết định này và cả ở quyết sách “3 tại chỗ – 1 cung đường” trước đó dường như đã hé lộ một lổ hổng lớn trong quá trình ra quyết định của thành phố, đó là: “thiếu tiếng nói của các đối tượng bị ảnh hưởng”. Giống việc các doanh nghiệp có lẽ đã không được tham vấn đầy đủ trước khi thành phố áp quy định “3 tại chỗ – 1 cung đường” trước đây, lần này các chủ trại hòm, những người thông thạo nhất, hiểu rõ nhất và cũng là một trong những đối tượng bị tác động nhiều nhất dường như cũng đã không được tham vấn đầy đủ trong quá trình thành phố ra quyết định.

 

Việc tham vấn, lắng nghe tiếng nói của các đối tượng chịu ảnh hưởng của các quyết sách thực tế không chỉ giúp cho quyết sách trước khi ban có được sự hiệu chỉnh hợp lý, mà quan trọng hơn đó còn là cách để tìm kiếm sự đồng thuận từ các đối tượng thực thi hoặc chịu ảnh hưởng. Sự đồng thuận nếu có được này, trong nhiều trường hợp là yếu tố tiên quyết giúp cho quyết sách được thực thi thành công.

 

Cuối cùng, mong thành phố sớm vượt qua cơn khủng hoảng đại dịch, còn bà con nhà mình thì nhớ luôn tuân thủ 5K, ngay cả khi đã chích đủ 2 liều vắc xin.

 

-----------

 

1 COMMENT

 

Sáng Tạo

 

Bạn Nguyễn Đắc Kiên đã nêu ra được 3 khâu trong chống dịch:


1-tổ chức thực hiện (TP.HCM chính thức thực hiện Nghị quyết 131 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị. Theo đó, thành phố chính thức bỏ chế độ HĐND cấp phường- quận ở 16 quận và TP Thủ Đức.),


2- tham mưu (các sở-ngành chuyên môn của thành phố (Công Thương, Nông Nghiệp...) đương nhiên phải là đầu mối chịu trách nhiệm tham mưu- giúp việc.) – giúp việc và


3- ra quyết định (Có sự đồng bộ giữa các ngành, các cấp)

Tuy nhiên theo tôi đây không phải là yếu tố quyết định. Yếu tố quyết định ở đây là vấn đề QUYỀN HÀNH gắn với TRÁCH NHIỆM tương xứng, mà ở đây là TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN của ông Vũ Đức Đam, trong cương vi "Tổng Tư Lệnh Chiến Dịch".

Mời tác giả hãy đọc bài phản biện của tôi về ngài "Tổng Tư Lệnh Chiến Dịch" này:

==============

Sáng Tạo 

1/8/2021   lúc 02:05  

https://www.facebook.com/UomMamSangTao.vn/posts/512830119947777

 

BÌNH ĐẲNG TRƯỚC CƠ HỘI SỐNG CÒN

 

QUYỀN HÀNH CAO GẮN VỚI TRÁCH NHIỆM LỚN

 

Vừa qua bạn Phạm Thị Thanh Hương đăng một bài nói rằng ông Đam nên từ chức, tôi nói ông Đam chỉ là “Tư Lệnh bù nhìn”, thì nhiều bạn như Nguyễn Hà, Bui Huy Hùng, lên án tôi là dùng lời từ không có tính cách xây dựng, có người còn gọi tôi là “Phản Động” nữa.

 

Tuy không có chuyên môn về ngành Y, nhưng đây là bài phản biện của tôi với chính phủ VN thể hiện quyền công dân của tôi đối với đất nước lúc lâm nguy. Bài này thể hiện quan điểm của tôi về QUYỀN HÀNH và TRÁCH NHIỆM của ông Đam, để cùng nhân dân cả nước nhìn nhận xem tôi có “tính cách xây dựng” như các bạn trên phê bình chụp mũ tôi không nhé.

 

Ở bài này tôi chưa nói đến QUYỀN LỢI và NGHĨA VỤ mà chỉ nói đến QUYỀN HÀNH và TRÁCH NHIỆM.

 

Hãy bỏ lối làm việc “TRÁCH NHIỆM CHUNG”, “Trách Nhiệm Tập Thể”, “TRÁCH NHIỆM KHÔNG RÕ RÀNG” sẽ dẫn đến VÔ TRÁCH NHIỆM, sẽ đẻ ra những ông “Tư Lệnh Bù Nhìn”, những ông “Quan Bù Nhìn” ăn tàn phá hoại đất nước.

 

Hãy đưa vào đời sống quan chức lối VĂN HÓA sống và làm việc với “TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN”, rõ ràng, minh bạch để dân chúng tôi soi xét quan chức mà xử tội quan chức nếu họ làm không đúng với trách nhiệm đã hứa với dân.

 

Quyền hành CHUNG CHUNG không rõ ràng thì cũng gắn với trách nhiệm cũng CHUNG CHUNG không rõ ràng. Quyền hành đến đâu thì trách nhiệm cũng đến đó. Từ những nhận định trên bây giờ chúng ta hãy đưa vào trường hợp của ông Vũ Đức Đam khi ông phạm quá nhiều cái sai trong chống dịch vừa rồi với tư cách của một “Tư Lệnh Chiến Dịch” hoặc “Tư Lệnh Chiến Trường” khi sinh mạng của hàng triệu người đang nằm trong tay ông được tính theo từng giây khi ông đảm nhận chức “Tư Lệnh Chiến Dịch” từ Thủ Tướng.

 

Bạn Phạm Thị Thanh Hương nói ông Đam nên từ chức vì ông đã làm sai quá nhiều và đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như sau:

 

- Giai đoạn 1: truy vết, phong toả là đúng vì khi đó ít người mắc!

 

- Bỏ qua giai đoạn vàng để đàm phán mua vacxin là sai lầm chiến lược!

 

- Đổ tội cho tp HCM “vẫn để dân ra đường” là điều vô lý! Họ ra đường vì phải ra, tất nhiên trừ vài trường hợp vô ý thức, còn họ thừa biết ra bị phạt 1-3tr!

 

- Để SG từng đó người mắc nhất là trong các khu cách ly, người chết như thế? Chẳng nhẽ ông ấy vô can?

 

Tôi bổ sung thêm:

 

- Bỏ qua lời khuyên của các chuyên gia y tế đầu ngành. (như BS Phan Xuân Trung cho rằng: “Các bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong được công bố đều có bệnh nền rất nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu...” chứ người khỏe mạnh thì không hề hấn gì, cho nên phải ưu tiên cho đối tượng này trước mặc cho họ có là cán bộ hưu trí hay không. Đây chính là thể hiện sự ‘BÌNH ĐẲNG TRƯỚC CƠ HỘI SỐNG CÒN’.

 

Trong khi tỉnh Đồng Nai lại chỉ dành số liều vaccin tốt Pfizer đó tiêm cho cán bộ hưu trí dù người đó không có bệnh nền, còn dân TP HCM ngày 2-8 tới đây thì chỉ được tiêm đại trà loại của Trung Quốc dù người đó có bệnh nền nậng, vậy thì có đúng không hởi ông Đam?)

 

- Nhốt người vô khu cách ly mà không tính toán điều kiện sống trong khu cách ly để gây ra lây nhiễm chéo.

 

- Tại sao khi SG bung phát dịch, với tư cách "Tư Lệnh" lại không quyết định số lượng Vaccin tốt Pfizer phải tập trung ưu tiên cho những người bệnh nền SG mà lại chia đều cho các tỉnh, để rồi bây giờ lại ngửa tay "xin" là thế nào? Hành động “xin xỏ” của ông có phải là việc của một "Tổng Tư Lệnh" không?

 

- Ông Đam đã để cho một số chính quyền địa phương dùng số Vaccin Pfizer và Astrazenica được phân bổ đều cho các tình ưu tiên tiêm cho cán bộ mà không tiêm cho những đối tượng được hưởng ưu tiên hang đầu mà bộ y tế đã cung cấp là những người trên 65 tuổi mắc bệnh nền.

 

- Còn một lỗi nghiêm trọng nữa mà không ai nói đến, tôi chỉ thấy bạn Kim Van Chinh có nói đến khi so sánh với trường hợp của ông Đam với trường hợp tai nạn trên thuyền Titanic ngày 14-4-1912, cách đây hơn 1 thế kỷ, mà tôi gọi nôm na là ‘BÌNH ĐẲNG TRƯỚC CƠ HỘI SỐNG CÒN’.

 

‘BÌNH ĐẲNG TRƯỚC CƠ HỘI SỐNG CÒN’ là gì, thì mời các bạn hãy đặt ông Đam và tất cả quan chức bộ máy chính quyền VN và cùng với 95 triệu dân VN cùng trên một con thuyền bị nạn Titanic đang đắm chìm dần dần để thấy QUYỀN HÀNH và TRÁCH NHIỆM của ông Đam và bộ máy như thế nào?

 

Khi con thuyền Titanic đang đắm chìm thì thuyền trưởng cùng những người điều hành con thuyền Titanic không ai được phép ưu tiên nhận phao cứu hộ mà dành ưu tiên cho phụ nữ và người già yếu, còn ông và cộng sự của ông không ai được ra khỏi thuyền trước khi con thuyền đắm theo nguyên tắc “cùng sống chết với mọi người”.

 

Từ đây chúng ta cũng suy ra tại sao các phi công trên máy bay không được trang bị phao và dù để họ cùng sống cùng chết với hành khách.

 

Nếu như ông Đam làm hết quyền hành của một “Tổng Tư Lệnh Chiến Dịch” thì ông phải làm đươc những việc sau:

 

Trước khi mở đầu chiến dịch, ông Đam hãy mời nhứng bác sĩ, chuyên gia y tế đầu ngành như BS Phan Xuân Trung, BS Phạm Ngọc Thắng, BS Võ Xuân Sơn… cùng tất cả các ban bệ dưới quyền ông công khai họp bàn kế hoạch chống dịch.

 

Với tư cách “Tổng Tư Lệnh Chiến Dịch” được thủ tướng giao thì ông có toàn quyền ra quyết định sau khi nhất trí phương án chống dịch của ủy ban chống dịch mà ông chọn, ông có đủ quyền hạn để tuyên bố rằng:

 

1- Tôi và nhân viên của tôi cũng các chiến sĩ ở tuyến đầu cùng để tay lên ngực thề rằng: 95 triệu dân cả nước chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền gặp nạn, nên chúng ta đều có QUYỀN LỢI được sống còn ngang nhau.

 

2- Tôi có toàn quyền quyết định tất cả về phương án chống dịch, gồm phương tiện vật chất, nhân sự… (tức là tôi có toàn quyền quyết định việc phân bổ ưu tiên vaccin loại nào (Pfizer, Madona, Astrazenica, J&J, Sputnik V, Sinopharm…) chích cho những đối tượng nào là cấp bách nhất).

 

3- Tôi cùng tất cả nhân sự ở tuyến đầu sẽ không tiêm vaccin cho đến khi nào mà tất cả những người già yếu mắc bệnh nền rất nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu... chưa được tiêm chủng trước, tức là ông và ê kíp của ông và những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch có cùng một vé vào cửa sinh từ ngang ngửa với những người mắc bệnh nền nặng.

 

Từ nguyên tắc ‘BÌNH ĐẲNG TRƯỚC CƠ HỘI SỐNG CÒN’ mà thuyền trưởng Edward John Smith áp dụng cho tất cả các hành khách trên tàu Titanic năm xưa, chúng ta 95 triệu công dân VN giống như đang ở trên thuyền Titanic năm xưa có quyền yêu cầu ông Vũ Đức Đam với tư cách là “Thuyền Trưởng tàu Titacnic”, giống như một “Tư Lệnh Chiến Trường” phải có đầy đủ quyền hành, đề nghị ông Đam hãy hành động có trách nhiệm giống như thuyền trưởng Edward John Smith, hãy hành xử một cách BÌNH ĐẲNG TRƯỚC CƠ HỘI SÔNG CÒN này đôi với 95 triệu công dân VN.

 

"TRÁCH NHIỆM TẬP THỂ - tức là KHÔNG AI CẢ phải chịu trách nhiệm", cần phải bị tẩy chay ra khỏi văn hóa công chức VN, và phải được thay thế bằng TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN.

 

Có nhiều người nói rằng đừng quan tâm đến chính trị: “Để đảng và nhà nước lo”. Xin trả lời: CHÍNH TRỊ liên quan đến việc quản lý hiệu quả từng đồng tiền thuế góp vào ngân sách quốc gia mà một đứa bé sơ sinh mới chào đời đã phải còng lưng gánh chịu cho khoản thuế đó khi mua một cái tả, một hộp sữa... Vì vậy đừng ai nói tôi không quan tâm đến chính trị là thua một đứa con nít ở Anh, Mỹ.

 

Sài Gòn 1-8-2021, Trương Văn Thương

 

170 BÌNH LUẬN  

 

*

Sáng Tạo

Mời các bạn xem video THỰC TẾ TẠI KHU CÁCH LY

(Không dương tính cũng thành dương tính.)

https://www.facebook.com/muasamthoitrangminhlinh/videos/963756774200763/

 

*

Sáng Tạo

VACXIN TIÊM CHO AI TRƯỚC?

Dân số đông, vác xin không đủ tiêm cho dân chúng theo nhu cầu. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên ai tiêm trước, ai tiêm sau là rất quan trọng.

 

Có những nguyên tắc ưu tiên được thừa nhận và các đối tượng sau đây được ưu tiên tiêm trước (theo Công bố của Bộ Y tế Việt Nam):

 

1) Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân);

 

2) Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...);

 

3) Lực lượng Quân đội;

 

4) Lực lượng Công an;

 

5) Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam4;

 

6) Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;

 

7) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước;

Giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá... thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;

 

9) Người mắc các bệnh mạn tính; người trên 65 tuổi;

 

10) Người sinh sống tại các vùng có dịch;

 

11) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;

 

12) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

 

13) Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch...), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế...cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch;

 

14) Các chức sắc, chức việc các tôn giáo;

 

15) Người lao động tự do;

 

16) Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế;

 

Chính sách thì như vậy, nhưng tổ chức tiêm thực tế như thế nào mới là chuyện. Tôi có đủ bằng chứng để nói rằng, thực tế tổ chức tiêm vacxin đã không tuân thủ danh mục ưu tiên đã nêu trên.

 

Chúng ta hãy lên án chính quyền Đồng Nai cố ý làm sai chính sách ưu tiên chống dịch của bô Y Tế.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=512855349945254&set=p.512855349945254&type=3

 

*

Sáng Tạo

Trong danh mục các ngành sản xuất, dịch vụ ưu tiên tiêm vacxin, ngành bđs của Cty Vạn Thịnh Phát không có. Nhưng vtp đã được tiêm cho cbcnv vacxin xịn AZ. Sau đó vtp hỗ trợ nhập vacxin Trung Quốc cho dân tp HCM.

 

Thay vì dùng 5 triệu liều Pfizer của Mỹ viện trợ chích cho người có bệnh nền thì họ lại dùng số vaccin tốt đó ưu tiên chích cho cán bộ khắp cả nước, đã gây ra cái chết của hơn 2 ngàn người.

 

Bây giờ mới hiểu: "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nhưng lại có một số công dân khác được bình đẳng hơn!"

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats