03/07/2020
I. VỀ CUỘC TẬP TRẬN PHI PHÁP CỦA
TRUNG QUỐC Ở HOÀNG SA
Sau Việt Nam và
Philippines, Bộ Quốc phòng Mỹ sáng nay đã ra tuyên bố về việc Trung Quốc tiến
hành tập trận quân sự ở khu vực bao trùm quần đảo Hoàng Sa từ ngày 1.7-5.7.
Nếu như Việt Nam phản đối
như một động thái đương nhiên phải làm vì vấn đề Hoàng Sa thì việc phía
Philippines và Mỹ lên tiếng là động thái khác thường.
Ở đây tôi sẽ lần lượt điểm
qua phản ứng của từng bên:
1. Việt Nam:
Như tôi từng nhắc đến khi
Trung Quốc ra thông báo về việc tập trận trong Newsletter
ngày 29.6, những diễn biến này khiến tôi nhớ lại khung cảnh trước khi Tòa
án ở The Hague ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ngày 12.7.2016.
Khi đó, Trung Quốc cũng
tiến hành cuộc tập trận bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày
5-11.7.2016.
Dưới đây là toàn văn hai
tuyên bố phản ứng của phía Việt Nam năm 2016 và 2020:
Điểm khác biệt dễ thấy nhất
là tuy Trung Quốc đều vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa nhưng lần này
Việt Nam đã nâng cấp phản ứng, tiến hành “giao thiệp, trao công hàm phản đối”
so với trước đây chỉ phản đối.
Thứ hai, cụm từ “đi ngược
lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước” đã không còn. Liệu có phải
“nhận chứng chung” nay đã không còn hiệu lực?
Phản ứng của phía
Philippines được đưa ra dưới hình thức phát
biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana.
Tuy không nói trực tiếp,
nhưng Bộ trưởng Lorenzana ám chỉ Trung Quốc tập trận tại khu vực tranh chấp,
nói rằng “nếu họ làm việc đó trong các khu vực tranh chấp” thì “rất khiêu
khích” và “gióng lên hồi chuông cảnh báo với các bên liên quan”.
Tuyên bố nêu rõ: “Bộ
Quốc phòng quan ngại về quyết định của Trung Quốc tiến hành tập trận
quân sự xung quanh quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông từ ngày 1-5.7″.
– Đầu tiên, tôi chưa thể tìm ra một ví dụ nào khác về việc Mỹ lên tiếng bày tỏ
quan ngại về một cuộc tập trận ở khu vực bao trùm quần đảo Hoàng Sa trước đây.
Cụ thể, tôi chưa tìm thấy tuyên bố của phía Mỹ về cuộc tập trận năm 2016 ở
Hoàng Sa.
Trong cuộc tập trận vào
tháng 7.2019 ở hai khu vực: một bao phủ một phần quần đảo Hoàng Sa và một nằm ở
giữa bãi Macclesfield và quần đảo Trường Sa, phía Mỹ cho là Trung Quốc đã tiến
hành thử tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D.
Tuy nhiên, những phát biểu
bày tỏ lo ngại chỉ tập trung vào việc thử tên lửa và được thể hiện bằng các
phát biểu ẩn danh qua tường thuật của truyền thông. Mãi về sau mới có một số
quan chức công khai lên tiếng về vấn đề này và không nhắc gì đến Hoàng Sa.
Như vậy, việc lên tiếng về
cuộc tập trận ở Hoàng Sa năm nay có thể được xem là sự thay đổi thái độ của Mỹ,
vừa trong vấn đề Biển Đông vừa trong bối cảnh đối đầu chiến lược.
– Thứ hai, một điểm đáng chú ý là Mỹ tuyên bố Hoàng Sa là khu vực lãnh thổ tranh
chấp. Lưu ý tôi là chỉ đang nói đến tranh chấp lãnh thổ, chứ không nói đến
tranh chấp biển, mặc dù Mỹ cũng chắc đến vùng biển tranh chấp.
Đây là quan điểm bấy lâu
nay của phía Mỹ, vốn xem Hoàng Sa là khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt
Nam và Đài Loan. (Limits in
the Seas No. 143 China: Maritime Claims in the South China Sea).
Tuy nhiên, dường như đây
là lần đầu tiên quan điểm này được thể hiện trong một tuyên bố chính thức của Bộ
Quốc phòng Mỹ.
Các tuyên bố của Bộ
Ngoại giao và Bộ
Quốc phòng Mỹ về vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa vào
đầu tháng 4 cũng không nhắc trực tiếp đến tranh chấp lãnh thổ.
Khác với vấn đề Trường
Sa, Trung Quốc trước nay không hề thừa nhận bất kỳ tranh chấp nào về lãnh thổ ở
Hoàng Sa.
Cho nên, dù Mỹ vẫn giữ lập
trường trung lập, không đứng về phía nào trong các tranh chấp lãnh thổ, không lạ
gì nếu việc Mỹ thể hiện rõ ràng quan điểm Hoàng Sa là lãnh thổ tranh chấp sẽ bị
phía Trung Quốc diễn dịch là “Mỹ đã chọn đứng về phía Việt Nam”.
Tương tự, việc phía
Philippines ám chỉ đây là khu vực lãnh thổ tranh chấp cũng sẽ bị phía Trung Quốc
xem là như thế.
Về phía Việt Nam, một
cách thực tế, trước nay vấn đề tranh chấp Hoàng Sa bị xem là vấn đề giữa Trung
Quốc và Việt Nam và hiện nay Trung Quốc đã kiểm soát hoàn toàn quần đảo này,
nên hiếm có ai đếm xỉa gì đến.
Việc các nước lên tiếng
và khẳng định Hoàng Sa là lãnh thổ tranh chấp sẽ giúp làm nóng lại vấn đề này về
mặt pháp lý và dư luận.
Vì thế, cá nhân tôi đánh
giá đây là diễn biến có lợi cho phía Việt Nam.
II. TÀU CHIẾN MỸ
KÈM TÀU HẢI DƯƠNG ĐỊA CHẤT 4
1. Diễn biến
Gần như cùng lúc với việc
Trung Quốc tiến hành tập trận ở Hoàng Sa, ngày 1.7, tàu tác chiến cận bờ USS
Gabrielle Giffords (LCS 10) của Mỹ tiến hành áp sát tàu Hải Dương Địa Chất 4 của
Trung Quốc ở nam Biển Đông.
USS Gabrielle
Giffords (LCS 10)
Động thái này được Hạm đội
7 và nhiều trang thông tin khác của Hải quân Mỹ nêu rõ trong chú thích của các
bức ảnh được công bố ngày 2.7.
Tuy phía Mỹ không nói rõ,
nhưng qua phân tích hình ảnh có thể thấy có HAI tàu Kiểm ngư Việt Nam lớp
KN-750 cũng kèm sát tàu Hải Dương Địa Chất 4. Trong một bức ảnh, một tàu Kiểm
ngư chạy rất sát tàu Hải Dương Địa Chất 4.
Bức ảnh cho thấy
tàu Việt Nam và Mỹ đang vây tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc. Nguồn: U.S
Navy
Ngoài ra, ít nhất một tàu
hộ vệ lớp 054A của Trung Quốc cũng xuất hiện trong một bức ảnh. Vì một số bức ảnh
được chụp từ trực thăng, nên cũng có thể xác định trực thăng Mỹ đã cất cánh khi
tiến gần đến tàu khảo sát Trung Quốc.
USS Gabrielle Giffords
Tuy phía Mỹ không nói rõ
khu vực diễn ra cuộc hội ngộ này, nhưng dữ liệu hàng hải cho thấy trong ngày
1.7, tàu Hải Dương Địa Chất 4 đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trước
khi ngược lên phía bắc trở về Hải Nam hoặc Quảng Đông.
tàu Hải Dương Địa Chất 4 đã tiến vào vùng đặc quyền
kinh tế Việt Nam
Như vậy, có thể cho rằng
cuộc đối đầu diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Việc tàu Kiểm ngư
Việt Nam áp sát tàu Hải Dương Địa Chất 4 càng củng cố thêm nhận định này.
2. Quan sát
Khi tàu khảo sát Hải
Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc được triển khai đến vùng biển Malaysia và hoạt
động gần khu vực tàu khoan West Capella vào tháng 4 và tháng 5, tàu USS
Gabrielle Giffords của Mỹ cũng xuất hiện gần tàu khoan này và công khai hình ảnh
như một tín hiệu thể hiện sự bảo vệ.
Lần này, Mỹ cho tàu chiến
áp sát tàu khảo sát của Trung Quốc. Thông điệp một lần nữa được “nâng tầm”, tức
không chỉ bảo vệ hoạt động khai thác dầu khí của các bên ở Biển Đông trước sự
uy hiếp của Trung Quốc, Mỹ còn có thể cản phá hoạt động phi pháp của tàu khảo
sát Trung Quốc trong vùng biển của các nước khác.
Có thể nói Mỹ hiện nay đã
bắt đầu củng cố cho các tuyên bố bằng hành động cụ thể. Điều này liệu có thể ảnh
hưởng gì đến những tính toán của Việt Nam trong việc triển khai hoạt động dầu
khí hay không?
Chúng ta cần phải chờ
xem, vì những phản ứng và đe dọa của Trung Quốc có thể sẽ không chỉ bao gồm những
gì xảy ra trên thực địa!
Trên đây là vài nhận xét
của tôi về những diễn biến đáng chú ý ở Biển Đông mấy ngày qua.
No comments:
Post a Comment