Nước Mỹ bị
chia đôi
Lê Mạnh Hùng
Lê Mạnh Hùng
Jul 8, 2020
Quyền sống, quyền tự do
và quyền không đeo khẩu trang: một con siêu vi giữa lòng nước Mỹ bị chia đôi.
Nếu một quốc gia dẫn đầu
thế giới về khoa học kỹ thuật không thuyết phục nổi công dân của mình đeo khẩu
trang trong một trận đại dịch thì đúng là quốc gia đó có vấn đề.
Và đó là sự thật mà nước
Mỹ phải đối mặt vào lúc mà một loài siêu vi siêu truyền nhiễm hoành hành vào
đúng lúc mà dân Mỹ kỷ niệm ngày Lễ Độc Lập, ngày lễ mà thông thường người ta tụ
họp nhau để ăn mừng.
Với số người nhiễm bệnh mới
càng ngày càng nhiều, các chuyên gia về y tế công cộng e ngại rằng không có đủ
số người Mỹ thấy rõ nguy cơ – hoặc tệ hơn nhìn cuộc khủng hoảng này qua lăng
kính ý thức hệ chính trị trong một năm bầu cử.
“Thật là một tình trạng quái đản mà chúng ta rơi vào
khi mà đeo khẩu trang trở thành môt tuyên ngôn chính trị. Chúng ta cần phải thức
tỉnh mà nhận rằng bệnh dịch này không có tự nó biến mất đâu.”
Đó là lời than thở của
ông Cameron Wolfe, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại trường đại học y khoa, Viện
Đại Học Duke.
Một quốc gia mà có nhiều
người được giải thưởng Nobel nhất thế giới, phát triển thuốc chủng đầu tiên chống
bệnh tê liệt, đưa con người đầu tiên lên mặt trăng, nay trở thành nước chống siêu vi virus Corona tệ hại
nhất. Mỹ có con số bị nhiễm bệnh cao nhất – trên 2.8 triệu người và còn
đang tăng nhanh thêm – cũng như số người chết vì bệnh cao nhất – trên 130,000
người.
Phản ứng trống đánh xuôi
kèn thổi ngược tại Mỹ đã tạo ra một làn sóng chỉ trích chống lại chính quyền
Donald Trump. Thế nhưng dịch bệnh này cũng rọi một tia sáng vào căn bệnh chính
của xã hội Mỹ: chính trị
hóa khoa học, tán loạn thông tin và bất bình đẳng kinh tế xã hội. Những
căn bệnh này đã ngấm ngầm lan tràn bên trong nước Mỹ từ nhiều chục năm nay và
nay làm cho nước Mỹ trở thành đặc biệt nhạy cảm với dịch bệnh như COVID-19.
Trên thế giới, việc cởi mở
dần các giới hạn họat động của nền kinh tế đều dựa trên một điều căn bản: niềm
tin vào sự trung thực của các giới chức trách nhiệm. Người ta dựa trên một giả
thuyết rằng có một số dân chúng đông đủ tin vào các điều mà các nhà chuyên môn
khuyến cáo: đeo khẩu trang, rửa tay đều đặn, giữ
khoảng cách với người khác, để ngăn chặn việc siêu vi lan tràn sang người khác.
Tuy rằng không có quốc gia nào thực hiện được việc này một cách hoàn thiện, nhưng nước Mỹ đã vượt xa hơn các
nước khác trong việc chống lại những khuyến cáo này nếu ta tin vào các thống
kê.
Trong lúc các trường hợp
nhiễm bệnh COVID-19 đã đứng hoặc đi xuống tại các quốc gia kỹ nghệ hóa tại Châu
Âu và Châu Á, thì nước Mỹ số người nhiễm bệnh mới một ngày một tăng, lập ra những
kỷ lục mới. Số người chết vì dịch bệnh này tại Mỹ nay chiếm 25% tổng số tử vong
vì bệnh của thế giới. Tuy rằng có những hy vọng kiếm ra được một phương thuốc
chữa trị, nhưng nó cũng như là thuốc chủng ngừa còn phải mất nhiều tháng nữa mới
có hy vọng trở thành sự thực.
Trong cuộc điều trần trước
Thượng Viện tuần trước, Bác Sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu của Mỹ chống
dịch bệnh, cho biết nếu không mau chóng ngăn chặn được siêu vi này thì một làn
sóng truyền nhiễm mới tại các tiểu bang như Florida, Texas, Arizona hay
California có thể đẩy số người nhiễm bệnh mới mỗi ngày lên trên 100,000.
Ông Fauci nói: “Theo
tôi chúng ta cần phải nhấn mạnh đến trách nhiệm mà chúng ta có với tư cách là một
cá nhân và là một thành phần của cố gắng xã hội nhằm chống lại dịch bệnh này.”
“Tuy rằng tỷ lệ tử vong của COVID-19 đã có khuynh hướng
đi xuống trong những tuần vừa qua trên mức độ toàn quốc, nhưng nó có thể thay đổi.
Nó có thể trở thành rất xấu,” ông nói thêm.
Các đoạn video cho thấy
các quán rượu và hộp đêm từ Arizona cho đến Michigan đầy chen chúc người, và những
biểu tình chính trị như tại Oklahoma đã làm các chuyên gia y tế công cộng lo ngại.
Siêu vi chứa trong các giọt nước li ti được bắn ra không khí và di chuyển theo
gió mỗi khi một người có bệnh hắt xì, nói hay la hét được coi như là con đường
chính mà bệnh được truyền từ người này sang người khác.
Ngay cả Bác Sĩ Robert
Redfield, giám đốc Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC), một người do Tổng
Thống Donald Trump bổ nhiệm cũng lên tiếng kêu gọi mọi người hãy đeo khẩu trang
trong buổi điều trần trước Thượng Viện tuần trước.
Phản ứng bất lực trước dịch
bệnh đã đặt Tổng Thống Donald Trump mà con số người ủng hộ đã tan dần như tuyết
gặp nắng trong mấy tuần qua trước một nguy cơ thất cử nghiêm trọng. Theo một cuộc
khảo sát do CBS News thực hiện vừa mới công bố tuần này, 72% dân Mỹ nói rằng chính
quyền Trump đã không sửa soạn gì để chống lại dịch bệnh COVID-19 này mà vốn đã
xuất hiện tại Trung Quốc từ mấy tháng trước khi truyền sang Mỹ. Và điều quan trọng
hơn nữa là giữa ông tổng thống và những nhà khoa học hàng đầu về dịch bệnh mỗi
bên đưa ra một thông điệp mâu thuẫn nhau. Ông Trump có lúc thì nói rằng siêu vi
này sẽ biến mất mà không cần phải có thuốc chủng ngừa cũng như đưa ra những vị
thuốc chữa nguy hiểm mà không hữu hiệu như hydroxychloroquine hoặc thuốc tẩy.
Dân Mỹ không phải là
không biết đến khoa học. Dân Mỹ cũng tin vào khả năng của những nhà khoa học Mỹ.
Nhưng đảng phái đóng một vai trò quan trọng khi nói đến khoa học và vai trò của
khoa học trong các quyết định về chính sách. Theo một cuộc khảo sát của tổ chức
Pew Research, 73% những
người Dân Chủ hoặc độc lập thiên về Dân Chủ cho rằng các nhà khoa học cần phải
được đóng góp vào việc quyết định những chính sách có dính dáng đến khoa học,
trong khi chỉ có 43% những người Cộng Hòa và những người độc lập thiên về Cộng
Hòa nghĩ như vậy.
Đây không phải là lần đầu
tiên mà khoa học bị chính trị hóa tại Mỹ. Trong quá khứ, đã có những tranh chấp
gay gắt chống lại những bằng chứng mà các nhà khoa học đưa ra về nguy cơ từ thuốc
lá, thay đổi khí hậu và thuốc chủng ngừa. Năm ngoái sau hai chục năm bị ngăn chặn,
Quốc Hội Mỹ lần đầu tiên thông qua việc cho phép làm một cuộc nghiên cứu về bạo
hành bằng súng. [qd]
No comments:
Post a Comment