Thursday 9 July 2020

ĐIỂM TIN THỨ NĂM 09/07/2020 (Tin Tức Hàng Ngày)




NGÀY 09/07/2020

BÀI MỚI


*
*

·         Biển Đông : Kênh Ba Sĩ, điểm nóng mới trong cạnh tranh Trung - Mỹ (RFI) - Anh Vũ - Từ nhiều ngày qua, nhiều hoạt động quân sự của Trung Quốc và Mỹ đã diễn ra trong một khu vực ít được biết đến ở Biển Đông : Kênh Ba Sĩ (Bashi), nằm giữa Đài Loan và Philippines. Tuy nhiên dần dần khu vực này đang trở thành điểm chiến lược của cuộc đọ sức giữa 2 cường quốc, khu vực mà giới phân tích nhận định sẽ là điểm nóng mới trong quan hệ giữa hai cường quốc thế giới. Có vẻ như cuộc xung đột thương mại, những cáo buộc nhau về chuyện xử lý khủng hoảng y tế hay về Hồng Kông vẫn chưa đủ. Từ đầu tháng Bảy đến giờ, các cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc và Mỹ trong vùng Biển Đông đang khuấy động thêm quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
·         Biển Đông : Hai tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần giàn khoan Việt Nam (RFI) - Thụy My - Theo tin từ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hôm nay 08/07/2020, hai tàu hải cảnh Trung Quốc từ vài ngày qua đang tiến gần các giàn khoan của Việt Nam ở mỏ Lan Tây tại lô 06.1. Đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc vào sát các công trình của Việt Nam, chỉ cách có 1-2 hải lý. Tàu hải cảnh mang số hiệu 5402 từ Tam Á đến Đá Xu Bi, và sáng 04/07 lao về phía giàn khoan khai thác mỏ khí đốt Lan Tây với tốc độ cao (15 hải lý/giờ). Có lúc tàu này chỉ cách giàn Lan Tây có 1,3 hải lý, đây là giàn khoan hoạt động ổn định từ nhiều năm qua của Việt Nam. Đến ngày 06/07, tàu này tiến gần một giếng thuộc mỏ Phong Lan Dại, cách khoảng 2,5 hải lý. Đây là giếng mà Rosneff Việt Nam khoan thăm dò vào năm ngoái, trong bối cảnh bị Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải cảnh, và cả oanh tạc cơ của Trung Quốc đe dọa. Cũng theo nguồn tin trên, lẽ ra Rosneff khoan thẩm lượng vào tháng Sáu năm nay nhưng Bắc Kinh gây áp lực nên chưa thể tiến hành.
·         Hội nghị chính sách an ninh ARF: Tình hình Biển Đông gây lo ngại (RFI) - Trọng Thành - Hôm nay, 08/07/2020, Hội nghị thường niên về chính sách an ninh khu vực (ASPC) lần thứ 17 đã được tổ chức qua phương tiện video truyền hình, trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Cùng với vấn đề đại dịch, các căng thẳng ở Biển Đông, đặc biệt là các hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng, bị chỉ đích danh như là yếu tố chủ yếu đe dọa « hòa bình và ổn định » của khu vực và thế giới.
·         Ai mới là kẻ khiến Biển Đông trở nên nguy hiểm? (RFA) - Ngô Vương Quyền - Trang China Military online của quân đội Trung Quốc ngày 7/7 đăng bài viết của ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Hoa Nam (Biển Đông) tại Hải Nam (Trung Quốc) nhận định rằng những thay đổi mới ở Biển Đông là đáng lo ngại. Ông Ngô Sĩ Tồn cho rằng nguyên nhân dẫn đến những thay đổi đáng lo ngại ở biển Đông là do: i) Mỹ kích động "quân sự hóa Biển Đông”; ii) Các nước ASEAN bao gồm Malaysia, Philippines, Việt Nam và Indonesia đã “thông đồng” với Mỹ trong việc chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, sự thực có như ông Ngô Sĩ Tồn nói hay là ông Ngô Sĩ Tồn đã bẻ cong sự thật?
·         Tướng Nguyễn Chí Vịnh chủ trì hội nghị an ninh ASEAN (BBC) - Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ASPC) diễn ra tại Hà Nội vào lúc TQ diễn tập tại Quần đảo Hoàng Sa.
·         Tuyên bố về việc bắt giữ và truy tố những người bảo vệ quyền đất đai 6 tháng sau sự cố Đồng Tâm (VNTB) - Thông Cáo Báo Chí 07/07/2020. Tuyên bố của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền. về việc bắt giữ và truy tố những người bảo vệ quyền đất đai sáu tháng sau sự cố Đồng Tâm. Vào ngày 25/6/2020, nhà cầm quyền thủ đô Hà Nội đã công khai cáo trạng chống lại 29 người khiếu kiện đất đai ở xã Đông Tâm, huyện Mỹ Đức. Một ngày trước đó, lực lượng an ninh của Hà Nội và tỉnh Hòa Bình đã bắt giữ bốn người bảo vệ nhân quyền là bà Cấn Thị Thêu, bà Nguyễn Thị Tâm, và hai ông Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vì các hoạt động ôn hòa của họ
·         Cựu TBT VietnamNet nói 'TQ cần thực sự tôn trọng luật chơi' (BBC) - Cựu TBT VietnamNet Nguyễn Anh Tuấn nói không nên ảo tưởng TQ sẽ cởi mở, dân chủ, và VN cần khơi dậy tinh thần độc lập về kinh tế, chính trị với Bắc Kinh.
·         Đại hội 13: Liệu có bỏ được ‘biên chế’ suốt đời? (RFA) - TS. Phạm Quý Thọ - Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, trong đó có vấn đề ‘tồn đọng’ từ lâu, nhưng vẫn được dư luận quan tâm rộng rãi là liệu có bỏ được ‘biên chế’ suốt đời? ‘Biên chế’ là thuật ngữ chỉ trạng thái việc làm trong bộ máy nhà nước với các chế độ do pháp luật quy định, như hưởng lương ngân sách và sử dụng lâu dài. ‘Biên chế’ có nguồn gốc từ nền kinh tế tập trung, bao cấp, phản ánh bản chất của chế độ đảng cộng sản cai trị dựa vào bộ máy đặc quyền đặc lợi.
·         Cách chức vụ đảng nguyên chánh án Đồng Tháp và nguyên bí thư Đồng nai (RFA) - Ban Bí thư Trung ương Đảng hôm 7/7 đã quyết định cách hết các chức vụ đảng đối với ông Nguyễn Thành Thơ (Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp). Ông Phạm Văn Sáng (nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai) bị khai trừ ra khỏi đảng. Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết Ban Bí thư xác định ông Nguyễn Thành Thơ trong thời gian giữ chức vụ đã có chủ trương lập quỹ, nhận quà tặng, tiền hỗ trợ của tổ chức, cá nhân, các khoản tiền hoa hồng để ngoài sổ sách kế toán trái quy định với số tiền lớn; quản lý, sử dụng, quyết toán các khoản tiền nêu trên không đúng chế độ, quy định. Việc làm của ông Thơ bị xác định vi phạm các quy định của đảng và pháp luật nhà nước
·         Rò rỉ thông tin và đấu đá nội bộ trong đảng! (RFA) - Diễm Thi, RFA - Quyết định thôi chức Bí thư Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2015-2020 đối với ông Lê Viết Chữ được Bộ chính trị chính thức đưa ra hôm 8 tháng 7, nhưng văn bản được cho là Quyết định cho thôi chức này được lan truyền trên mạng xã hội trước khi tin chính thức được đưa ra. Truyền thông trong nước dẫn lời một lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ngãi rằng, đây là thông tin nội bộ trong đảng, văn bản trên chỉ lưu hành nội bộ, chưa được công bố. Hiện công an tỉnh Quảng Ngãi đang điều tra nguyên nhân văn bản trên bị rò rỉ, lan truyền trên mạng xã hội.
·         Nhân phẩm, một xa xỉ phẩm? (VNTB) - Từ Thức (VNTB) – Angela Merkel nói: “về nhân phẩm con người, chúng ta không thể nhân nhượng.” Một hình ảnh điển hình của xã hội Việt Nam ngày nay: những thiếu nữ bị còng tay, gục đầu tìm miếng ăn. Doanh nghiệp tổ chức cuộc làm nhục tập thể này nói đó là phương pháp huấn luyện nhân viên vượt qua mọi thử thách, để ‘’đạt mục tiêu trong đời, để có cuộc sống tốt đẹp hơn’’. ‘’Khi các bạn đang nỗ lực thì những người ngoài kia nỗ lực hơn các bạn rất nhiều. Thử thách này, nếu các bạn không vượt qua thì quá tầm thường’’, nghĩa là không xứng đáng trở thành…nhân viên bán hàng đa cấp ! Tóm lại, muốn có một chỗ đứng bán hàng kiếm tiền đong gạo, phải tự làm nhục, phải đặt mình ngang hàng với súc vật, phải quẳng vào thùng rác nhân phẩm con người.
·         VNTB – Tổ quốc, phục vụ và bảo vệ tổ quốc (VNTB) - Hoàng Lan Mộc Châu (VNTB) – Tổ quốc Việt Nam là của chung, máu thịt và linh hồn của người Việt Nam trong nước hay trên toàn thế giới. Tổ quốc không phải là của một nhà nước, một đảng phái. 1/ Tổ quốc là gì. Việt Nam Tự Điển của Ban Văn Học Hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa Tổ quốc là: nước nhà mình. Thiều Chửu định nghĩa Tổ quốc là nước mà tổ tiên vẫn ở từ trước. Ông đinh nghĩa chữ quốc là nước (gồm có nhân dân, đất đai và chủ quyền) Nói đến Tổ quốc là nói đến Lãnh thổ, nhân dân và chủ quyền. 3 yếu tố thiết yếu lãnh thổ, nhân dân và chủ quyền cấu thành Tổ quốc được gìn giữ và tôn trọng bởi người thuộc tổ quốc ấy và có thể ngay cả những người khác tổ quốc, nhưng tổ quốc cũng có thể bị xâm hại bởi chính người trong nước, người con dân của Tổ quốc, hay ngoại bang. Chính quyền cai trị có thể giới hạn, xâm phạm quyền làm chủ, nhân quyền, dân quyền của người dân. Lãnh thổ có thể bị ngoại quốc xâm lược bằng võ lưc hay lấn chiếm với đủ cách thức, người dân bị ngoại quốc ngăn cấm đi lại, hành nghề trên lãnh thổ, lãnh hải của tổ quốc mình
·         VNTB – Bài học nào từ Hải Phòng? (VNTB) - Võ Hàn Lam
(VNTB) – Hải Phòng có cảng biển sầm uất nhất miền Bắc. Chính quyền nơi đây đã ‘vắt cổ chày ra nước’ từ cảng biển này cho hầu bao ngân sách. Hải Phòng đã thu, giờ đến lượt TP.HCM? UBND TP. HCM vừa có văn bản chấp thuận chủ trương triển khai xây dựng Đề án thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển tại thành phố – gọi tắt là đề án thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển, theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải TP.HCM. UBND TP.HCM giao Sở Giao thông vận tải TP.HCM chủ trì, phối hợp các sở, ngành là thành viên Tổ công tác được thành lập theo Quyết định số 796/2020 của UBND TP.HCM, khẩn trương xây dựng đề án, bảo đảm chặt chẽ về mặt pháp lý và tiến độ. Trở ngược thời gian. Vào ngày 1/1/2017, chính quyền thành phố Hải Phòng triển khai thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng. Theo UBND thành phố, phần thu này nhằm mục tiêu bù đắp chi phí duy tu bảo dưỡng duy trì, phục vụ tái tạo công trình hạ tầng kỹ thuật ở khu vực cửa khẩu.
·         VNTB – Ai chống Đảng, chống chế độ, phá hoại niềm tin, làm mất ổn định đất nước? (VNTB) - Hoài Nguyễn (VNTB) – Những người đã phát hiện, phản đối hay nói lên chính kiến của mình về các hành vi sai trái đó, cũng như yêu cầu xử lý nghiêm để giữ kỷ cương phép nước và xây dựng niềm tin trong nhân dân, được xem là thế lực thù địch và chống phá đất nước... Luật sư La Kim của Đoàn Luật sư TP.HCM tự đặt câu hỏi và đi tìm luôn câu trả lời như một day dứt của trung ngôn thì luôn nghịch nhĩ – nhất là giai đoạn hiện tại của ‘giao thời’ chưa biết ai sẽ là ‘kẻ ở’, ai sẽ cuốn gói ra đi trước đại hội đảng lần thứ 13 hứa hẹn đầy gay cấn vào quý 1/2021:
·         Hàng loạt sai phạm liên quan đất đai tại tỉnh Lâm Đồng (RFA) - Thanh tra Chính phủ Việt Nam vào ngày 7/7 cho công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng tại tỉnh Lâm Đồng, theo đó hàng loạt sai phạm liên quan đất đai tại tỉnh này được nêu ra. Truyền thông trong nước loan tin dẫn thông báo do phó tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh cho biết như vừa nêu. Theo kết luận thanh tra, từ tháng 10/2018 đã tiến hành thanh tra toàn tỉnh Lâm Đồng, bên cạnh những kết quả mà tỉnh này đã đạt được thì phát hiện nhiều sai phạm mà chủ yếu trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng tại tỉnh này.
·         Thêm hai trưởng phòng của CDC Hà Nội bị khởi tố trong vụ mua máy xét nghiệm COVID-19 (RFA) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ra quyết định khởi tố thêm hai trưởng phòng thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hà Nội, trong vụ án cơ quan này nâng khống giá khi mua máy xét nghiệm COVID-19. Truyền thông quốc nội, vào ngày 7/7 dẫn nguồn từ C03 cho biết hai trưởng phòng thuộc CDC vừa bị khởi tố bị can bao gồm Trưởng phòng Kế hoạch Nghiệp vụ, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh và Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, bà Nguyễn Thị Kim Dung.
·         Công an điều tra lại vụ án Tuấn “khỉ” bắn chết 5 người (RFA) - Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hôm 8/7/2020, đã trả hồ sơ, yêu cầu công an điều tra lại vụ án Lê Quốc Tuấn (tức Tuấn “khỉ”), do có nhiều chi tiết cần làm rõ. Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết thêm, lý do trả hồ sơ là để điều tra lại một số lời khai, chứng cứ quan trọng, trước khi truy tố các bị can. Tin cũng cho biết, liên quan vụ án này, công an TPHCM đã bắt tạm giam thêm một người, tên Trần Quốc Đạt để điều tra về việc tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
·         Đại dịch COVID-19 có là cơ hội để chuyển đổi số cho Việt Nam? (RFA) - “Việt Nam có lợi thế so sánh về chuyển đổi số, đồng thời có nhiều doanh nghiệp viễn thông và Công nghệ Thông tin (CNTT) mạnh. Đây là lúc phát huy để bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng. Đại dịch COVID-19 vừa qua là cơ hội và ‘cú hích trăm năm’ để đẩy nhanh và toàn diện chuyển đổi số trên bình diện toàn quốc gia, cả kinh tế, xã hội, cả nhà nước, doanh nghiệp, cả cộng đồng và người dân.” Đó là phát biểu của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT)
·         Trump chính thức xúc tiến việc rút Mỹ khỏi WHO giữa đại dịch (BBC) - Tổng thống tiến hành việc rút Mỹ khỏi WHO theo cam kết của ông qua việc chính thức thông báo cho Liên Hợp Quốc.
·         Giám đốc FBI: Trung Quốc là 'mối đe dọa lớn nhất' đối với Mỹ (BBC) - Giám đốc FBI nói rằng các hoạt động tình báo và trộm cắp tài sản trí tuệ của chính phủ Trung Quốc là "mối đe dọa lâu dài lớn nhất" đối với tương lai của Hoa Kỳ.
·         Mỹ: Quyết định rút Visa du học sinh học trực tuyến gặp nhiều chỉ trích (BBC) - Sinh viên nước ngoài có chương trình học hoàn toàn trực tuyến có thể sẽ phải chuyển trường nếu muốn ở lại Mỹ.
·         Covid-19 : Dịch bệnh lan mạnh, Donald Trump muốn mở cửa lại trường học (RFI) - Minh Anh - Nước Mỹ chưa có hy vọng « hưu chiến » với Covid-19. Trong vòng 24 giờ, số ca nhiễm mới thường nhật lại tăng vọt lên 60.000 người và có hơn 1.100 ca tử vong. Theo thống kê của đại học Johns Hopskin, nước Mỹ vượt mọi kỷ lục với tổng cộng hơn 3 triệu người nhiễm bệnh và hơn 131.360 người chết vì Covid-19. Theo AFP, dịch bệnh Covid-19 hoành hành dữ dội tại 18 bang ở Mỹ, chỉ riêng bang Texas đã có hơn 10 ngàn ca nhiễm trong vòng một ngày. Thế nhưng, tổng thống Mỹ vẫn muốn mở cửa trường học trở lại bất chấp sự do dự của nhiều chính quyền địa phương và các nghiệp đoàn giáo viên
·         Căng thẳng Pháp – Thổ : Vì sao NATO im lặng ? (RFI) - Minh Anh - Ngày 01/07/2020, Pháp thông báo tạm ngừng tham gia các chiến dịch quân sự trong khuôn khổ chương trình giám sát an ninh hàng hải Sea Guardian của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO. Paris phản đối thái độ im lặng của tổ chức quân sự này liên quan đến một sự cố hải quân giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ trên biển Địa Trung Hải. Vì sao NATO lại im lặng ? Bất chấp việc thông báo mở điều tra của NATO, hầu hết giới chuyên gia tại Pháp đều có chung một nhận định, trong cuộc tranh cãi này, Paris rơi vào thế đơn độc. Sự việc một lần nữa xác nhận phát biểu của tổng thống Macron khi ông cho rằng « NATO trong trạng thái chết não ». Những cuộc tranh cãi giữa hai nước thành viên, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, đang đặt khối quân sự này trong thế khó xử, ít nhất cũng vì hai lý do
·         Đức đảm nhiệm chủ tịch luân phiên Liên Âu : Cải cách quy chế nhập cư là hồ sơ trọng tâm (RFI) - Trọng Thành - Hôm nay, 08/07/2020, nước Đức chính thức đảm nhiệm chức vụ chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu trong sáu tháng. Đối với Berlin, trọng tâm của nhiệm kỳ này sẽ là cải cách các quy chế về tị nạn, nhập cư tại biên giới bên ngoài của khối. Theo AFP, sau cuộc họp trực tuyến hôm qua với các đồng nhiệm châu Âu, bộ trưởng Nội Vụ Đức Horst Seehofer khẳng định lập trường của Berlin là tiến hành nhiều cải cách quan trọng trong chính sách nhập cư và tị nạn của châu Âu trong những tháng tới. Vào tháng 9/2020, Ủy Ban Châu Âu sẽ đưa ra một đề xuất về vấn đề rất được trông đợi này
·         Mỹ trừng phạt quan chức Trung Quốc dính líu đến đàn áp Tây Tạng (RFI) - Thụy My - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua 07/07/2020 tuyên bố giới hạn nhập cảnh đối với một số quan chức đảng Cộng Sản Trung Quốc, vì Bắc Kinh liên tục ngăn cấm các nhà ngoại giao, nhà báo và khách du lịch Trung Quốc đến Tây Tạng. Trong thông cáo, ngoại trưởng Mỹ coi các hành động ngăn cản là sự vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng, nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ quyền tự trị đúng mực của người Tây Tạng, và tôn trọng các quyền căn bản của họ.
·         Trí thức Trung Quốc đả kích Tập Cận Bình (RFI) - Tú Anh - Chính sách đàn áp của Trung Quốc tại Hồng Kông và nguy cơ chiến tranh lạnh Mỹ-Trung, nhiệm vụ của chính phủ mới tại Pháp trong hai năm còn lại của tổng thống Macron là hai hồ sơ được bình luận rộng rãi trên các báo Pháp. Le Monde đặc biệt đề cập đến lời phê phán chế độ Tập Cận Bình của hai nhà trí thức Trung Quốc, một người vừa bị bắt, một người từ Paris
·         Trung Quốc khai trương văn phòng an ninh quốc gia tại Hồng Kông (RFI) - Thụy My - Một tuần sau khi luật an ninh quốc gia về Hồng Kông có hiệu lực, hôm nay 08/07/2020 Trung Quốc tưng bừng khai trương văn phòng bảo vệ an ninh quốc gia tại đặc khu. Lần đầu tiên, các nhân viên tình báo Trung Quốc có thể chính thức hoạt động tại Hồng Kông. Việc khai trương rầm rộ nhằm chứng tỏ quyền kiểm soát của Bắc Kinh ngày càng lớn rộng tại Hồng Kông. Địa điểm của văn phòng cũng rất ý nghĩa : đặt tại một khách sạn nhìn ra công viên Victoria, nơi tập hợp truyền thống từ nhiều năm qua để tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn.
·         JK Rowling và nhiều nhà văn cảnh báo ‘tự do ngôn luận bị bóp nghẹt’ (BBC) - Khoảng 150 nhà văn, học giả, nhà hoạt động, trong đó có JK Rowling, Salman Rushdie và Margaret Atwood - ký thư ngỏ lên án "hạn chế tranh luận".
·         Putin trẻ làm lãnh đạo Đảng Nhân dân chống tham nhũng ở Nga (BBC) - Doanh nhân cựu an ninh Roman Putin, cháu gọi Tổng thống Nga bằng bác họ, lên lãnh đạo một đảng chính trị Nga.
·         Siem Reap trở thành tỉnh đầu tiên của Campuchia cấm ăn thịt chó (BBC) - Quyết định được đưa ra sau khi Thâm Quyến của TQ và một bang của Ấn Độ ra chính sách tương tự trong những tháng gần đây.
·         Covid-19: AirAsia gặp vấn đề lớn về tài chính (BBC) - Tương lai của AirAsia, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á, đang gặp vấn đề nghiêm trọng, hãng kiểm toán Ernst & Young cho biết.
·         Dịch Covid-19: Bị kẹt ở Alaska cùng 16 chó Husky hơn 10 tuần (BBC) - Nhà vô địch cuộc đua chó kéo xe người Na Uy và 16 con chó Husky bị kẹt ở Alaska hơn 10 tuần vì dịch virus corona.
·         Nên ra ngoài trời nhiều để tăng sức đề kháng cho cơ thể (BBC) - Ở trong nhà nhiều quá sẽ khiến cơ thể ta thiếu vitamin D, rối loạn nhịp sinh học và ít tiếp xúc với thiên nhiên - những yếu tố quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch.







No comments:

Post a Comment

View My Stats