NỘI
DUNG :
Thu Hằng - RFI
Thu Hằng - RFI
===============================================
Thu
Hằng -
RFI
Đăng
ngày: 17/07/2020 - 14:32
Biển Đông, Hồng Kông, nhân quyền, Hoa Vi… Trung Quốc
đang bị Hoa Kỳ tấn công trên mọi mặt. Tham vọng vươn lên của Bắc Kinh “đụng” với
quyết tâm bảo vệ vị trí cường quốc số 1 của Mỹ. Trung Quốc giờ trở thành “mối
đe dọa chiến lược” trong chính sách của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ và Trung Quốc
ngày càng trở nên đối kháng trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump. Ảnh minh họa:
chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) và tổng thống Mỹ Donald Trump
(T) AFP/File
Tầu sân bay của Mỹ tuần
tra ở Biển Đông bị Bắc Kinh gọi là “hổ giấy” mà “hỏa lực” của
Trung Quốc có thể thiêu rụi. Bắc Kinh bị lên án đàn áp nhân quyền ở Tân Cương ?
Thế nhưng “Mỹ mới là nước vô địch thế giới về vi phạm nhân quyền”, theo
phát biểu của người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Mỹ dùng Hồng
Kông để cản đường phát triển của Trung Quốc ? Nhưng “âm mưu này đã bị thất
bại” và Mỹ phải “sửa sai”, theo lời cảnh cáo của thứ trưởng Ngoại
Giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang khi triệu đại sứ Mỹ Terry Branstad lên phản đối
Đạo luật Tự trị Hồng Kông (Hong Kong Autonomy Act), được tổng thống Donald
Trump ban hành ngày 14/07.
Đằng sau những lời lẽ
hùng hồn, cứng rắn đó là sự lo lắng ngày càng gia tăng trong chính quyền Trung
Quốc, theo nhận định của Ken Moritsugu trên trang AP (ngày 16/07/2020). Ở một góc độ nào đó, những
đòn tấn công dồn dập của Washington nhắm vào Trung Quốc được cho là phục vụ mục
đích tái tranh cử của đương kim tổng thống và đánh lạc hướng công luận Mỹ về
cách xử lý dịch Covid-19 và những hệ quả kinh tế-xã hội.
Liệu tình hình có khả
quan hơn sau cuộc bầu cử tháng 11/2020 ? Giáo sư quan hệ đối ngoại Shi
Yinhong, trường đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận định với AP rằng
cơ hội “đối thoại nghiêm túc” có khả năng mở ra, nhưng “tình
hình chung sẽ không thay đổi”. Còn hiện tại ông vẫn chưa thấy được một chiến lược
khả quan nào mà hai nước có thể chấp nhận để xoa dịu căng thẳng.
Thực vậy, mối quan hệ
Trung-Mỹ đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại
giao song phương năm 1979, mà nguyên nhân là giữa hai nước tồn tại sự khác biệt sâu sắc về tư tưởng.
Hoa Kỳ luôn hy vọng Trung
Quốc trở nên dân chủ hơn khi mở rộng hợp tác với thế giới. Thế nhưng, Bắc Kinh,
thông qua phát biểu của ngoại trưởng Vương Nghị, nhắc lại rằng hai bên cần tôn
trọng những sự khác biệt nội bộ, không tìm cách “điều chỉnh” đặc thù
của mỗi bên, mà nên “tìm ra những biện pháp chung sống hòa bình”.
Luật an ninh quốc gia mà
Bắc Kinh áp đặt tại Hồng Kông, đặc khu hành chính được hưởng quy chế “một
quốc gia, hai chế độ” đến năm 2047 có lẽ đặt dấu chấm hết cho mong muốn “Trung
Quốc dân chủ hơn” mà Mỹ từng kỳ vọng, trong khi đó, hồ sơ nhân quyền ở Tân
Cương cũng gần như bế tắc: Bất chấp thế giới phản đối và trừng phạt, trấn áp vẫn
diễn ra và trại cải tạo vẫn được duy trì. Đối với Bắc Kinh, mọi phản đối hay trừng
phạt của nước ngoài đều là “can thiệp vào chuyện nội bộ Trung Quốc”.
Dưới thời ông Tập Cận
Bình, chính quyền Bắc Kinh muốn đẩy mạnh “xuất khẩu” mô hình lãnh đạo
đất nước, quản lý xã hội của đảng Cộng Sản Trung Quốc ra khắp thế giới, mở rộng
mạng lưới đồng minh đối tác, áp đặt luật riêng trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế,
y tế đến cơ sở hạ tầng, phát triển thành một cường quốc quân sự. Có lẽ chiến lược trỗi dậy được
chính quyền của ông Tập Cận Bình thực hiện một cách hung hăng hơn khiến nhiều
nước lo ngại. Liên Hiệp Châu Âu “thức tỉnh”, vẫn coi Trung Quốc là
một đối tác, nhưng cũng là một đối thủ. Còn Mỹ sẽ không dễ dàng để Trung Quốc
trở thành “mối đe dọa chiến lược” và vươn lên vị trí cường quốc số 1.
Bao giờ cho đến tháng 11
? Có lẽ Bắc Kinh còn phải nếm mật nằm gai từ giờ đến ngày bầu cử Mỹ. Biện pháp trừng phạt mới nhất
đang được Washington cân nhắc : Cấm nhập cảnh đối với toàn bộ đảng viên đảng
Cộng Sản Trung Quốc và gia đình họ.
----------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
.
---------------------------------------------------
Thu
Hằng -
RFI
Đăng ngày: 17/07/2020
- 10:51
.
Lần thứ hai liên tiếp trong vòng chưa đầy một
tháng, hai nhóm tầu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và USS Nimitz trở lại tuần tra chung ở Biển
Đông ngày 17/07/2020. Bộ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ khẳng định cuộc
tuần tra nằm trong khuôn khổ chiến dịch “ủng hộ vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự
do và rộng mở”.
Hai tàu sân bay Mỹ
USS Nimitz (P) và USS Ronald Reagan cùng các tàu hộ tống triển khai đội hình
luyện tập tại vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ảnh do Hải Quân Mỹ công bố ngày
07/07/2020 AFP - KEENAN DANIELS
Hai đội tầu sân bay Mỹ có
lực lượng hùng hậu gồm hơn 12.000 quân nhân và nhân viên, chở 120 máy bay thực
hiện các bài tập phòng không chiến lược “để duy trì khả năng chuẩn bị
và năng lực chiến đấu”, theo thông cáo của Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.
Chuẩn đô đốc Jim Kirk, chỉ huy nhóm tầu sân bay Nimitz, khẳng định
trong một thông cáo rằng hoạt động của hai nhóm tầu Nimitz và Reagan tại những
khu vực ở Biển Đông nơi luật pháp quốc tế cho phép “nhằm tăng cường cam
kết của Hoa Kỳ về một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, dựa trên trật
tự quốc tế được hình thành theo luật pháp, cũng như đối với các đồng minh và đối
tác trong vùng của Hoa Kỳ”.
Còn theo thông cáo của Hải
Quân Mỹ, “sự hiện diện của hai tầu sân bay ở Biển Đông không nhằm đáp
trả bất kỳ sự kiện chính trị đặc biệt nào và nằm trong khuôn khổ diễn tập thường
xuyên để phát triển khả năng tác chiến”.
Tuy nhiên, Trung Quốc có
thể lo lắng về cường độ các cuộc tuần tra của Hải Quân Mỹ ở Biển Đông. Trang
CNN nhắc lại hai nhóm tầu sân bay Ronald Reagan và USS Nimitz từng tuần tra
chung ở Biển Đông vào đầu tháng 07/2020. Đây là cuộc tuần tra chung đầu tiên của
hai tầu sân bay Mỹ kể từ năm 2014 và là lần thứ hai từ năm 2001.
Phản ứng về sự kiện này,
Hoàn Cầu Thời Báo gọi hai tầu sân bay Mỹ là “chẳng khác gì những con hổ
giấy bên ngoài cửa ngõ Trung Quốc” mà Bắc Kinh hoàn toàn có thể dùng hỏa
lực để bảo vệ đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.
--------------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
No comments:
Post a Comment