Hiệp định (HĐ) này lâu
nay vẫn được sử đảng cho là: Nước cờ sắc sảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước
tình trạng thù trong giặc ngoài, ngàn cân treo sợi tóc. Việc ký HĐ đã khiến 20
vạn quân Tưởng phải rút mà không tốn một viên đạn! Lần đầu tiên Pháp đã phải
công nhận Chính phủ VNDCCH.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói (chắc truyền khẩu thôi): Thà ngửi cứt Tây còn hơn ăn cứt Tàu. Tóm lại, đây
là một thắng lợi ngoại giao của VNDCCH (thực ra chỉ có 3 người tham gia đàm
phán chính thức là Hồ Chí Minh, Võ nguyên Giáp và Hoàng Minh Giám, đều là Việt
Minh cả).
Thực tế thế nào? Qua việc
lý giải về HĐ này mình cũng muốn trình bày kinh nghiệm khi đọc sách lịch sử VN
(không dám dùng từ nghiên cứu của giới hàn lâm!).
Hiệp định Sơ bộ có các ý sau:
1. Chính phủ Pháp công nhận
nước CỘNG HÒA VIỆT NAM (HAY VIỆT NAM CỘNG HÒA – từ trong nguyên văn) là một nước
tự do trong Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp, có nghị viện, quân đội,
tài chính riêng. Việc thống nhất 3 kỳ sẽ thông qua trưng cầu dân ý. (SGK
lịch sử phổ thông cắt bỏ phần này).
2. Chính phủ Việt Nam sẽ
tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội TQ theo hiệp định quốc tế. Có phụ
khoản quy định chi tiết việc này.
3. HĐ có hiệu lực ngay
sau khi ký. Các bên chấm dứt các hành động thù địch để đàm phán về tương lai của
Đông Dương, quyền lợi của người Pháp cũng như quan hệ ngoại giao giữa Đông
Dương với nước ngoài.
Hiệp định do Sainteny (ủy viên cộng
hòa Pháp – chức vụ tương đương với thống sứ Bắc Kỳ trước năm 45, thừa ủy quyền
của Cao ủy Pháp tại Đông Dương), Hồ Chí Minh (chủ tịch Chính phủ VNDCCH) và Vũ Hồng Khanh (được ủy
quyền bởi Hội đồng bộ trưởng, là người của Việt Quốc), đồng ký tên.
Phụ khoản:
Pháp sẽ cho 15 ngàn quân
ra Bắc giải giáp quân đội Nhật cùng 10 ngàn quân VN. Pháp sẽ là chỉ huy liên
quân (câu này hay bị sách báo VN lược bỏ). 15 ngàn quân Pháp sẽ rút lui
trong 5 năm, mỗi năm rút 3 ngàn.
Pháp cam đoan không dùng
tù binh Nhật vào mục tiêu quân sự.
Phụ khoản vẫn do 3 ông
nói trên ký, theo báo Cứu Quốc (của Việt Minh), báo Đồng Minh (của Việt Cách)
và một số báo chí đương thời khác. Sách báo chính thống của VN hiện nay cũng
cho là như vậy.
Tuy nhiên, theo sử gia Pháp Phillippe Devillers và Stein Tonneson (sử
gia Đan Mạch) là 2 chuyên gia lịch sử VN giai đoạn này, thì người ký phụ lục là
Sainteny, Salan và Võ Nguyên Giáp. Hai sử gia trên thường dựa vào các tư liệu
văn bản lưu trữ.
Ngoài ra, nhà báo Nguyễn
Kỳ Nam cũng viết trong hồi ký của mình nội dung tương tự, ông còn nhấn mạnh là
một số báo đã viết như báo Cứu Quốc, nhưng thực tế không phải.
Việc ai đã ký phụ lục HĐ
Sơ bộ là câu hỏi cho các sử gia VN và Pháp, những người được ăn lương để làm
sáng tỏ lịch sử. Tiếc rằng sau 70 năm thì đây vẫn là câu hỏi!
Chuyện này mình và chuyên
gia sử đảng Kiều
Mai Sơn đã tranh luận rất dài, nhưng chưa thể ngã ngũ do chưa ai
đưa ra được ảnh chụp có chữ ký của phụ lục này.
Theo suy luận của mình
thì khả năng ông Giáp và Salan ký là cao, do 2 người này là chỉ huy quân đội 2
bên, mà phụ lục chỉ bàn về vấn đề quân sự. Sau đó một tháng, ngày 3/4, hai người
này lại ký một hiệp định quân sự bổ sung cho phụ khoản kia.
Ngày 7/3/1946 có một cuộc
mit tinh ở Nhà hát lớn để Chính phủ giải trình với nhân dân lý do phải nhân nhượng,
hòa hoãn với Pháp. Ông Giáp là người bảo vệ HĐ này rất nhiệt tình, nếu ông ấy
không liên quan đến HĐ thì sao phải như vậy? Hai người phát biểu cùng Võ Nguyên
Giáp là Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh (là 2 người ký HĐ). Ông Hoàng Minh Giám,
trợ thủ khi đàm phán của Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Ngoại giao, lại không phát biểu.
Về danh xưng Cộng hòa VN
(hay VNCH) trong HĐ, mấy năm trước mình cho là họ nhầm lẫn trong in ấn! Nhưng mấy
hôm nay mình tra nhiều nguồn khác nhau, cả báo Cứu Quốc, thì đúng nguyên văn là
như vậy. Tại sao khi ký một
HĐ đầu tiên và quan trọng như vậy mà hai bên lại để sai quốc hiệu của một bên?
Tại sao phía VN cũng đặt bút ký? Phải chăng do bị sức ép nào đó khiến họ phải
cuống lên để ký. Chuyện này là chưa từng có trong các văn bản ngoại giao. Các
tư liệu của VN sau này đều tự ý sửa lại chữ đó thành VNDCCH. Đây cũng là câu hỏi
cho các sử gia chuyên nghiệp.
Ý nghĩa thực tế của
Hiệp định Sơ bộ là gì?
Phía Cộng sản vẫn phao
tin là quân Tưởng có dã tâm xâm lược, diệt Cộng, cầm Hồ, nên đuổi được quân Tưởng
là thắng lợi ngoại giao! Thực tế là Tưởng Giới Thạch đã phát biểu với đồng minh
là không có tham vọng ở Đông Dương. Hơn nữa, lúc đó ông ta còn phải lo đối phó
với Mao Trạch Đông. Nếu quân Tưởng muốn diệt cộng, cầm Hồ thì với 20 vạn quân họ
đã dễ dàng phế bỏ CP lâm thời VNDCCH vì CP đó hoàn toàn là tự xưng, cướp chính
quyền. Tuy nhiên 2 tướng Tiêu Văn, Lư Hán lại chọn giải pháp hòa bình, dàn xếp
để Việt Minh chia sẻ quyền lực với Việt Quốc và Việt Cách (VM vẫn được lợi thế
hơn, như vậy là công bằng). Một trong các lý do là Hồ Chí Minh vốn có quan hệ
thân với Tiêu Văn từ hồi ở bên Tàu, hai tướng Tàu này cũng nhận được nhiều vàng
đút lót từ phía VM (có được qua Tuần lễ vàng).
Hơn nữa, trước khi ký HĐ
Sơ bộ thì ngày 28/2 Pháp và TQ đã ký HĐ Trùng Khánh, thỏa thuận để Pháp thay thế
quân Tàu để giải giáp Nhật. Đổi lại, Pháp sẽ trả lại TQ các tô giới ở TQ và nhượng
lại đường sắt Côn Minh (do Pháp đầu tư, đường này nối với Lào Kai chạy về HN, rồi
đi Hải Phòng, là đường huyết mạch của tỉnh Vân Nam ra biển).
Như vậy có nghĩa là
VNDCCH chỉ tát nước theo mưa, “không ký HĐ thì Pháp vẫn ra Bắc” (lời ông Võ
Nguyên Giáp hôm 7/3/1946 trước đồng bào). Thực tế là sáng 6/3 thì tàu Pháp đã đụng
độ với quân Tưởng ở Hải Phòng rồi, nên cuối chiều phía VN phải cuống cuồng ký
HĐ. Theo tư liệu của Devillers và Tonneson thì phía TQ gây sức ép rất mạnh lên
cả Pháp và VN để 2 bên phải nhanh chóng ký HĐ (tất nhiên sách báo đảng không
ghi đâu!).
Thực ra mục tiêu chính của
việc ký HĐ này đối với Việt Minh là họ nhân cơ hội Tàu rút thì tiêu diệt phe
thân Tàu là Việt Quốc, Việt Cách và đã thành công dưới sự hỗ trợ ngầm của Pháp
(vì Pháp cũng muốn thế). Phe thân Tàu thực tế đã chống lại việc ký HĐ này do họ
bị mất chỗ dựa. Họ chửi VM là bán nước cho Pháp. Lúc đó một số nhóm không CS ở
Nam Kỳ cũng chống lại HĐ, cho là VM bỏ rơi Nam Kỳ, họ vẫn tiếp tục kháng chiến.
Mục tiêu phụ của VM là có
cơ hội tuyên truyền rằng Pháp đã công nhận CP VNDCCH. Nhưng đấy là tuyên truyền
trong SGK thôi! Họ giấu biệt một điều là người ký HĐ phía Pháp chỉ là một tay ủy
viên cộng hòa ngang thống sứ, còn là cấp dưới của Cao ủy (ngang Toàn quyền). Thực
tế nữa là HĐ này bị CP Pháp chê trách do còn chưa được thông qua Bộ ngoại giao và
CP Pháp. Đặc biệt là điều khoản về 15 ngàn quân và việc rút quân quá nhanh. Ông
Bộ trưởng bộ Pháp quốc hải ngoại mắng ông Cao ủy D’Argenlieu về điều này, cho
là Pháp bị thiệt thòi. Sau
này HĐ Elysee ký giữa Bảo Đại và TT Pháp Auriol mới là ký ngang hàng giữa 2
nguyên thủ, mới thể hiện sự công nhận cấp quốc gia và được Quốc hội thông qua.
Về kinh nghiệm đọc
sách Lịch sử VN
Nhân việc tranh luận giữa
mình và bạn Kiều Mai Sơn về lịch sử VN giai đoạn vô cùng nhạy cảm là 45-46,
mình xin trình bày luôn về kinh nghiệm đọc sách LSVN của mình.
Sách LS hiện đại VN nói
chung là vừa thừa vừa thiếu. Thừa là sách kiểu thủ dâm, tô hồng, ta thắng địch
thua (chắc phải 80% là dạng đó) bao gồm cả SGK và chính sử (do Viện Sử biên soạn).
Thiếu là không hề có một cuốn sử nào khách quan, trung lập, tập trung được tư
liệu của tất cả các bên để vẽ nên một bức tranh hoàn chỉnh về lịch sử hiện đại
VN.
Chính vì thiếu nên mình
buộc phải dựa vào hồi ký chính trị của những người có liên quan. Đọc hồi ký,
hay hồi ức do người khác chép lại lời kể của nhân vật, phải hết sức cảnh giác.
Vì tâm lý chung là chả ai muốn nói xấu mình và phe cánh của mình. Hồi ức thì dựa
trên trí nhớ, rất ít khi trích nguồn văn bản. Đại khái là thiên về chém gió.
Ngay cả những hồi ký lộn
lề như cuốn Đèn Cù hoặc ghi chép lời kể của các chính trị gia như cuốn Bên thắng
cuộc, cũng phải cảnh giác, tin tưởng có chừng mực. Bởi vì nguồn sử liệu cũng là
dạng hồi ức chém gió.
Hồi ký có giá trị hay
không phụ thuộc vào nhân vật chính (tự viết hoặc nhờ người viết) có trung thực
và hiểu biết hay không. Hồi ký được xuất bản chính thức của phía CS là phải đặc
biệt đề phòng. Bởi vì tính trung thực ngoài lương tâm của tác giả còn thêm một
bước kiểm duyệt xuất bản. Tác giả có muốn trung thực nhưng nếu nội dung mà lộn
lề thì cũng bị cắt. Vì vậy mình chỉ đánh giá cao mấy cuốn hồi ký của đảng viên
khi họ xuất bản lậu! Như hồi ký Đoàn Duy Thành, Trần Quang Cơ, Nguyễn Đăng Mạnh…
Hồi ký của bên Quốc gia
(VNCH) cũng có thể sai như trên, nhưng ít hoặc không bị kiểm duyệt, nên xác suất
sai thấp hơn hồi ký Cộng sản xuất bản chính thức. Hồi ký của phe Quốc gia chửi
ông Diệm, ông Thiệu thoải mái, chứ làm gì có hồi ký Cộng sản được xuất bản nào
dám chửi Lê Duẩn, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp? Hồi ký xuất bản lậu thì có!
Bạn Kiều Mai Sơn hay trích
hồi ký Cộng sản và cho một số cuốn là chân lý, với lý do là bạn ý tin tưởng vào
nhân cách của tác giả. Mình thì cho rằng nhân cách Cộng sản thì không ai hơn Hồ
Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, nhưng đọc hồi ký hay hồi ức của hai ông ấy thì có rất
nhiều vấn đề, đặc biệt là ông Trần Dân Tiên và T. Lan! Ông Giáp thì lờ tịt mối
quan hệ nhạy cảm với chánh mật thám Marty và việc bị Lê Duẩn đì!
Tuy nhiên, vẫn cần đọc hồi
ký để kiểm tra chéo với các nguồn khác. Ví dụ đọc Đoàn Duy Thành để hiểu Đỗ Mười,
đọc Trần Quang Cơ để hiểu chính sách ngoại giao VN lúc đó, đọc Hoàng Văn Hoan để
hiểu Lê Duẩn…, chứ không phải để hiểu bản thân tác giả.
Các sách LSVN do tác giả
phương Tây viết thì cách viết rất chuyên nghiệp, họ trích nguồn rất cụ thể, nhiều
nguồn phải là văn bản mới tin cậy, nguồn nào chưa tin cậy cũng có chú
thích…Trong khi sách LSVN thì hay viết kiểu chém gió, kể chuyện. Gần đây có một
số cuốn đỡ hơn, tiệm cận cách viết phương Tây.
Tuy nhiên tác giả Tây
cũng có điểm yếu về nguồn tư liệu trong nước và phụ thuộc tư tưởng (ý thức hệ)
của tác giả. Mình đã có một số stt phê phán tư liệu Tây và một số ông VN cắm đầu
trích nguồn Tây coi là chân lý mà chả tự phản biện tý nào. Ví dụ như bộ phim
The Vietnam war hay một số tác giả Mỹ chửi VNCH để bào chữa cho Mỹ.
Tóm lại là bây giờ việc
tìm kiếm nguồn tư liệu là khá dễ dàng, nhất là với tư liệu online của Tây. Vấn
đề là cách xử lý thông tin bằng não của mỗi người thế nào thôi. Thực tế với
chính các nguồn lề phải hiện nay cũng thừa sức để hiểu chân thực về lịch sử VN
hiện đại, chẳng qua phải biết tìm 20% thông tin hơi lộn lề kia! Bò đỏ cuồng tín thực ra là do
không chịu đọc sách mà thôi. Tư liệu PĐ của mình cũng chỉ chiếm cỡ 20% số
sách mình có. Đọc sách của NXB Sự thật cũng đủ để tự diễn biến rồi! Vấn đề là
có chịu đọc hay không.
No comments:
Post a Comment