Trương
Nhân Tuấn
16/07/2020
Từ mùa hè năm ngoái đến
nay, nhiều “quả bóng” được các nước chung quanh (hay có liên quan tới) Biển
Đông tung ra để “thăm dò” thái độ của các bên.
Chuyện Việt Nam toan tính
đi kiện. Chuyện Trung Quốc sẽ áp đặt “vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển
Đông”. Chuyện hai hàng không mẫu hạm của Mỹ tập trận ở Biển Đông đang lúc hải
quân TQ tập trận ở vùng biển Hoàng Sa đầu tháng 7 vừa rồi.
Chuyện Bộ Ngoại giao Hoa
kỳ ra tuyên bố ủng hộ phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 của tòa PCA về Biển Đông
(giải thích và cách áp dụng Luật Biển theo phụ lục VII UNCLOS)… đồng thời dựa
theo nội dung phán quyết để phản bác mọi yêu sách của TQ trên vùng biển thềm lục
địa của các quốc gia khác…
Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Thứ nhứt là “quả bóng” của Việt Nam. Qua các bài báo, bài phỏng vấn gần đây, các học
giả cho rằng, Việt Nam toan tính đi kiện TQ trước tòa quốc tế. Các nhà bình luận
đoán rằng “Hà Nội có thể nộp đơn kiện – tương tự như Philippines đã tiến
hành trước đây, và đã chiến thắng Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực
La Haye hồi tháng 7/2016“.
Ý kiến của cá nhân tôi biểu
lộ từ lâu. Thứ nhứt, Việt Nam không phải là Phi để có thể sử dụng phương án của
Phi để kiện TQ. Việt Nam bị ràng buộc với TQ bởi nhiều kết ước mà Phi không có.
Thứ hai là không ai làm lại một vụ kiện có cùng nội dung (non bis in idem).
Từ năm 2008 Việt Nam và
Trung Quốc đã có các cam kết “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết
các vấn đề trên biển”, theo đó, hai bên “tuân thủ nhận thức chung liên quan của
lãnh đạo cấp cao hai nước”. Cũng từ năm 2008, hai bên đã có thỏa thuận “thăm dò
và khai thác dầu khí”.
Nội dung của Thỏa thuận
được Phát ngôn nhân BNG giải thích (20/10/2011) như sau: “Thỏa thuận đã xác
định các nguyên tắc cơ bản định hướng cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp ở
Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và tính đến lợi
ích của các bên liên quan“.
Cơ sở “luật pháp quốc tế”
đó là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC).
Tức là Việt Nam đã cam kết
với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng “đàm phán hòa bình”, trên căn bản
“luật pháp quốc tế” và “nhận thức chung” của lãnh đạo cấp cao.
Về nguyên tắc “non bis in
idem”, mặc dầu phía nguyên đơn không phải là Phi mà là Việt Nam, nhưng bị đơn
là TQ với cùng một nội dung kiện. Ý kiến của tôi từ lâu đã nói, thay vì kiện TQ
(theo mô hình của Phi) thì VN nên làm sao để phán quyết 12-7-2016 của PCA trở
thành “luật”. Điều này có thể đang thực hiện bằng cách thông qua các hồ sơ nộp Ủy
ban ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ.
Có thể điều này đang xảy
ra như (ý kiến của tôi). Thủ tục pháp lý này gọi là “action popularis”. Phán
quyết 12-7-2016 của PCA sẽ trở thành một thứ “luật, erga omnes”, có hiệu lực bắt
buộc cho tất cả các bên.
Trở lại vấn đề “đi kiện.
Ngay cả khi Việt Nam thành công đưa TQ ra tòa quốc tế (tức Tòa thụ đơn và tuyên
bố có thẩm quyền phân xử) thì điều nguy hiểm cho Việt Nam là nội dung “nhận thức
chung của lãnh đạo cấp cao”. Công hàm 1958 của Việt Nam nhìn nhận các tuyên bố
của TQ về lãnh thổ và hải phận có phải là một (trong nhiều) “nhận thức chung” của
lãnh đạo cấp cao hay không?
VN có khả năng “thua đậm”,
nếu kiện TQ trong những điều kiện như vậy.
Ý kiến của tôi, nếu các học
giả Việt Nam khăng khăng muốn kiện TQ (để hả giận) thì nên kiện TQ về các hành
vi của quốc gia này thể hiện ở vùng biển Hoàng Sa. Mà muốn làm việc này trước hết
Việt Nam phải “hâm nóng” vấn đề “tranh chấp chủ quyền” giữa VN và TQ đối với
vùng lãnh thổ này. Đó là chưa nói đến thủ tục “kế thừa” di sản của VNCH.
Thứ hai là quả bóng thăm dò lập vùng ADIZ của TQ. Theo tôi TQ đã chuẩn bị cho việc
này từ lâu, thể hiện bằng nhiều hành động khác nhau. Vụ “quân sự hóa” các đảo
nhân tạo, vụ thành lập Tứ sa hay việc tập trận với tàu đổ bộ đầu tháng 7 ở
Hoàng Sa đều là các động thái dò chừng thái độ của Mỹ.
Trung Quốc muốn biết Mỹ sẽ
phản ứng ra sao khi TQ đặt vùng ADIZ (bao gồm Trường Sa), theo đó sẽ hạn chế
quyền tự do không lưu và hải hành vùng biển và vùng không gian bên trên Biển
Đông.
Phản ứng của Mỹ tức thời,
với hai hàng không mẫu hạm tập trận trong lúc hải quân TQ tập trận ở Hoàng Sa.
Điều này cho thấy, Mỹ
không hề sợ hệ thống hỏa tiễn “chống hạm, chống tiếp cận” của TQ như TQ đã “quảng
cáo” rùm beng từ nhiều năm nay.
Theo nhận định của các
chuyên gia quân sự thì các loại hàng không mẫu hạm hay các chiếc thiết giáp hạm
cồng kềnh sẽ không còn là ưu điểm cho chiến tranh trong tương lai. Bởi vì các
loại hỏa tiễn “sát thủ hàng không mẫu hạm” (kiểu DF12 của TQ mà họ đã quảng
cáo) sẽ buộc các loại tàu chiến này trách xa bờ biển đến 2 ngàn cây số. Tàu ngầm,
drones, hỏa tiễn thông minh, ra đa dò đáy biển… là các loại vũ khí “thượng đẳng”.
Như vậy Trung Quốc vẫn
chưa đủ “trình độ” để buộc hải quân của Mỹ “đứng ngoài Biển Đông”.
Vì vậy theo tôi, Việt Nam
nhân “đà” Mỹ dùng võ nghệ dí cổ TQ vô tường thì nên có những động thái “pháp luật
thông minh” làm lợi cho mình.
Quyền tự do không lưu và
hải hành là một “lợi ích chung” cần được các quốc gia bảo vệ.
Quyền chủ quyền, quyền
tài phán của các quốc gia chung quanh Biển Đông, tuy là “lợi ích riêng” nhưng
các lợi ích này bị đe dọa bởi một “kẻ thù chung”.
Mỹ đã thể hiện hành động
cho Trung Quốc (và thế giới) thấy, Mỹ sẽ “một mình” bảo vệ nó bằng vũ lực.
Việt Nam và các quốc gia
có chung lợi ích nên chụp lấy cơ hội (TQ đang bị lép vế) để có một “hành động
pháp lý chung”, dùng pháp luật để bảo vệ lợi ích của mình một cách lâu dài. Đó
là thủ tục pháp lý gọi là “actio popularis” hệ quả sao cho Phán quyết 12-7-2016
trở thành “luật” (erga omnes).
Nhưng ta không thể loại
trừ “kịch bản” đại bàng Washington “vờn chơi” với con cọp Bắc kinh. Vật trân
quí nào cũng có thể trao đổi hết cả. Nhứt là khi vật quí giá đó không phải của
mình.
No comments:
Post a Comment