NỘI DUNG :
Tuổi
Trẻ Online
.
Tuổi
Trẻ Online
Phạm Minh Trung - Luật
Khoa
.
===============================================
BẤM ĐƯỜNG
LINK ĐỂ XEM SỐ THỐNG KÊ MỚI NHẤT
Tuổi Trẻ Online
07/02/2020 06:41 GMT+7
TTO
- Tổng số ca tử vong ở Trung Quốc tăng lên 636 sau khi có thêm 73 người chết
trên toàn quốc trong ngày 6-2.
Với số ca nhiễm mới là 3,143, tổng số ca nhiễm ở Trung Quốc đã
vượt hơn 31,161. Tỉnh Hồ Bắc, trung tâm dịch bệnh, có thêm 69 người chết
trong ngày 6-2. Số ca nhiễm mới trong ngày tại tỉnh Hồ Bắc là 2.447, giảm so với
2.987 ca của ngày 5-2.
Với số ca nhiễm
và tử vong mới được tỉnh Hồ Bắc thông báo, tính đến 6h40 ngày 7-2, toàn thế giới có
ít nhất 635 ca tử vong và 30.850 ca nhiễm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 6-2 cho biết vẫn
còn quá sớm để nhận định dịch bệnh tại Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm sau khi
số ca nhiễm mới tiếp tục giảm trong ngày 5-2.
Với 3.694 ca nhiễm mới, ngày 5-2 được ghi nhận
là ngày thứ ba liên tiếp số ca nhiễm nCoV giảm. Trước đó, ngày 4-2, Ủy ban Y tế
quốc gia Trung Quốc ghi nhận 3.971 ca nghi nhiễm mới, giảm mạnh so với 5.072 ca
trong ngày 3-2 và 5.173 ca ngày 2-2.
"Chúng ta vẫn đang ở giữa một đột bùng phát mạnh mẽ. Các vòng lây
truyền vẫn tiếp tục và chúng ta có thể chứng kiến sự gia tăng các ca nhiễm
trong những ngày tới. Nhưng ít nhất ở hiện tại, mọi chuyện đang ổn định" - Hãng tin Reuters dẫn lời chuyên gia hàng đầu của WHO, ông Mike Ryan nói,
cho rằng việc giảm các ca nhiễm mới không phải là điều để ăn mừng bởi vẫn còn
nhiều thứ phải lo lắng.
WHO đang lên kế hoạch triệu tập một diễn đàn nghiên
cứu và đổi mới toàn cầu nhằm huy động hành động quốc tế để ứng phó với chủng mới
của virus corona (2019-nCoV). Diễn đàn sẽ được tổ chức từ ngày 11 đến 12-2 tại
Geneva với sự cộng tác của Tổ chức nghiên cứu toàn cầu về phòng chống bệnh truyền
nhiễm.
"Khai thác sức mạnh của khoa học là rất quan trọng
để kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh"-Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom
Ghebreyesus, nói:
Diễn đàn sẽ tập hợp các nhà khoa học hàng đầu, các
cơ quan y tế công cộng, các bộ chăm sóc sức khỏe và các nhà tài trợ nghiên cứu
2019-nCoV, phát triển vắc-xin, trị liệu và chẩn đoán vì sức khỏe cộng đồng. Những
người tham gia sẽ thảo luận một số lĩnh vực nghiên cứu, bao gồm xác định nguồn
gốc của virus, cũng như chia sẻ các mẫu sinh học và trình tự di truyền.
Cuộc họp dự kiến sẽ tạo ra một chương trình nghiên cứu
toàn cầu về virus corona mới, thiết lập các ưu tiên và khuôn khổ dự án nào được
thực hiện trước tiên.
Trung Quốc tăng các chốt kiểm soát dịch
Trung Quốc đang tạm thời tăng cường các trạm kiểm
soát nhằm hạn chế việc di chuyển của người dân trong nỗ lực ngăn chặn sự lây
lan của virus corona.
Các trạm thu phí trên nhiều tuyến đường cao tốc của
tỉnh An Huy, Hồ Nam và Giang Tây đã trở thành những chốt kiểm tra tạm thời. Những
người đi qua đây đều phải kiểm tra thân nhiệt, thẻ căn cước và trong một số trường
hợp là lộ trình các nơi đã đi qua.
Thậm chí tại trạm kiểm tra ở huyện Túc Tùng của tỉnh
An Huy, nơi giáp với tỉnh Hồ Bắc, những người không có giấy tờ chứng minh họ không
đến Vũ Hán trong thời gian bắt dầu dịch, có thể sẽ bị từ chối cho qua trạm.
Cùng với các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan dịch do
việc di chuyển của người dân, các cơ quan chức năng Trung Quốc cũng kêu gọi
công khai hơn nữa tình trạng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của
virus corona nhằm nâng cao nhận thức người dân trong việc phòng tránh dịch bệnh.
---------------------------------------
.
Tuổi Trẻ Online
07/02/2020 06:41 GMT+7
TTO
- Các nhà nghiên cứu tại Hong Kong cho biết thiết bị kiểm tra mới hiệu quả, có
thể phát hiện các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới nhanh chóng. Thiết bị
này đã được sử dụng tại Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Khoa học kỹ thuật Hong
Kong (HKUST) cho biết thiết bị của họ có thể phát hiện virus corona chủng mới
nhanh hơn trước đây - Ảnh chụp màn hình SCMP/HKUST
Ngày 6-2, một nhóm nhà nghiên cứu Hong Kong cho hay
họ đã phát minh một thiết bị có hiệu quả kinh tế giúp xác định virus corona chủng
mới (2019-nCoV) chỉ trong 40 phút, theo báo South China Morning Post
(SCMP).
Thiết bị này kiểm tra các mẫu chất lỏng cơ thể và
theo nhóm nghiên cứu trên là có thể phát hiện virus corona chủng mới nhanh hơn
công nghệ hiện tại. "Điểm tốt nhất là thiết bị này nhanh và có thể xách
tay" - ông Ôn Duy Giai (Wen Wei Jia), giáo sư vật lý tại Đại học khoa học
kỹ thuật Hong Kong (HKUST) và là người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, thông tin.
Ông Ôn cho biết thiết bị này đã được đưa vào sử dụng
tại hai thành phố ở Trung Quốc là Thâm Quyến cùng Quảng Châu, và ít nhất một bộ
thiết bị đang được gửi đến tỉnh Hồ Bắc, trung tâm bùng phát dịch. Vị giáo sư
nói: "Chúng tôi đã gửi thiết bị này tới nhiều nơi và hi vọng mọi người có
thể sử dụng nó".
Bước đột phá này được công bố trong bối cảnh giới
chuyên gia cảnh báo tình trạng thiếu hụt các bộ dụng cụ xét nghiệm ở Trung Quốc
đại lục.
Giáo sư Ôn kể lại nhóm nghiên cứu của ông đã vào cuộc
chế tạo một thiết bị kiểm tra như trên vào tháng trước. Họ đã sử dụng các nguồn
lực từ phòng thí nghiệm của ông Ôn ở Thâm Quyến, thành phố nằm sát Hong Kong.
Theo SCMP, các thiết bị kiểm tra truyền
thống trong phòng thí nghiệm thường mất từ 90 phút tới 3 giờ để xác định virus
corona chủng mới, bằng cách sử dụng một phương pháp trong quá trình kiểm tra
ADN có tên Phản ứng chuỗi Polymerase (PCR).
Hiện phương pháp PCR cũng được sử dụng trong các cuộc
kiểm tra của Trung tâm bảo vệ sức khỏe Hong Kong và mất tới khoảng 3 giờ mới kiểm
tra xong.
Nguyên lý của phương pháp này là khuếch đại ADN của
mẫu và phát hiện ARN của virus. Tuy nhiên, mẫu cần được gia nhiệt và việc gia
nhiệt nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng tới tốc độ kiểm tra.
Thiết bị phản ứng PCR truyền thống sẽ tăng từ 4 - 5
độ C mỗi giây. Tuy nhiên, với phương pháp mới được dùng trong thiết bị của nhóm
nghiên cứu Hong Kong, tốc độ gia nhiệt có thể nhanh tới 30 độ C/giây. Do đó, thời
gian phát hiện virus có thể giảm từ 1,5 - 3 giờ xuống còn 40 phút, trang Minh
Báo dẫn lời giải thích của ông Ôn.
Giáo sư Ôn cho biết nhóm của ông bắt đầu nghiên cứu
sau khi nhận được một mẫu virus corona từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Bắc
Kinh, Trung Quốc hôm 20-1.
Tiến sĩ Cao Nhất Bác (Gao Yi Bo), một người tham gia
dự án, cho biết thiết bị mới có độ chính xác cao miễn là mẫu được lấy chính xác
và được thiết kế để sử dụng ở những nơi bên ngoài bệnh viện cũng như phòng thí
nghiệm. Thiết bị này dài 33cm, rộng 32cm và cao 16cm, mỗi lần có thể kiểm
tra cùng lúc 8 mẫu.
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đang tăng tốc chế tạo
thiết bị mới giúp quá trình kiểm tra bệnh nhanh hơn. Việc phát hiện một người
nhiễm virus corona chủng mới sớm đang là vấn đề mà nhiều nơi quan tâm.
*
TTO - Sau nhiều ngày làm việc liên tiếp tại tuyến đầu
chống virus corona chủng mới, Bành Trình bị sốt 38,7 độ C nhưng vẫn quyết tiếp
tục làm nhiệm vụ. Cơ quan công an cấp trên phải gửi giấy ra lệnh anh nghỉ ngơi.
BÌNH
AN
--------------------------------------
Phạm Minh Trung - Luật
Khoa
06/02/2020
Lược dịch từ bài “The
Wuhan Virus Is Not a Lab-Made Bioweapon” đăng trên Foreign Policy ngày
29/1/2020.
*
Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự bùng phát gần đây
của loại virus corona mới và có khả năng gây tử vong ở Trung Quốc đã dẫn đến một
loạt các thuyết âm mưu.
Ngày 26/1, tờ Washington Times đã xuất bản một bài
báo nói rằng sự bùng phát virus corona có thể có nguồn gốc từ một
phòng thí nghiệm quân sự ở Vũ Hán.
Bài báo viết rằng một phòng thí nghiệm của chính phủ
Trung Quốc, Viện Virus học Vũ Hán nhận được lệnh tạo ra 2019-nCoV như một loại
vũ khí sinh học cho quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình chế tạo, loại
virus này đã bị rò rỉ ra ngoài phòng thí nghiệm và lây sang người.
Cơ sở duy nhất cho tuyên bố này là một
trích dẫn của cựu sĩ quan tình báo Israel Dany Shoham, một chuyên gia
về chiến tranh sinh học.
Tuy nhiên, Shoham nói với Washington Post rằng ông
không muốn bình luận gì thêm. Trong bài viết cũng nêu rõ “không có bằng chứng
hay dấu hiệu nào” cho thấy virus bị phát tán từ phòng thí nghiệm.
Trong khi không có câu nói nào của ông Shoham ủng hộ
tuyên bố đưa ra trong câu chuyện rằng sự bùng phát virus corona bắt nguồn từ
phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, truyền thông thế giới vẫn liên tục đăng tải các bài
viết chạy theo nhận định trên, giả thuyết về vũ khí sinh học vẫn lan truyền rộng
rãi từ mạng xã hội tới những trang web về thuyết âm mưu, thậm chí đăng lên cả
những ấn phẩm tin tức quốc tế.
Đài phát thanh KPRC của Texas cũng đã đăng câu chuyện
lên chuyên trang của mình, cho
thấy một số chuyên gia tình báo tin rằng cơ quan nghiên cứu vũ khí
sinh học của quân đội Trung Quốc có thể phải chịu trách nhiệm. Nhà báo Candice
Malcolm của tờ Toronto Sun đưa suy đoán của
mình lên trên Youtube, đặt câu hỏi rằng: “Tại sao các phương tiện truyền thông
chính thống không nói về nguồn gốc của loại virus chết người này? Liệu có phải
virus corona là sản phẩm của chương trình chiến tranh sinh học Trung Quốc
không?”
Tất
cả những suy đoán trên chỉ dựa trên phỏng đoán của một người và đây không phải
lần đầu tiên Shoham đưa ra thuyết âm mưu của mình. Năm 2017, ông đã lên Radio Sputnik, một cơ quan tuyên truyền đắc lực của
chính phủ Nga, nói rằng Nhà nước Hồi giáo có khả năng đang cất giấu vũ khí hóa
học tại các địa điểm bí mật ở phương Tây.
Tờ
Great Game India, một tờ báo thuyết âm mưu lại cho rằng virus corona
là do các nhà nghiên cứu Canada bán cho Trung Quốc. Tờ này cũng từng tung ra
thuyết âm mưu cho rằng tình báo Anh phải chịu trách nhiệm cho vụ rơi máy bay
Malaysia trên bầu trời Ukraine năm 2014.
Tờ
Daily Mail của Anh là một trong những tờ báo đầu tiên nêu nghi
vấn về mối liên hệ giữa nCoV và Phòng thí nghiệm An toàn sinh học Quốc gia Vũ
Hán (WNBL) thuộc Viện Virus học Vũ Hán – thành phố khởi nguồn dịch viêm phổi cấp.
Theo Daily Mail, phòng thí nghiệm mở cửa năm 2014 này từng gây lo ngại về an
toàn trong quá khứ khi Trung Quốc từng có hồ sơ xấu về việc rò rỉ virus SARS từ
phòng thí nghiệm ra ngoài.
Theo tìm hiểu, Phòng nghiên cứu an toàn sinh vật quốc
gia thuộc Viện nghiên cứu khoa học Trung Quốc tại Vũ Hán chính thức vận hành
vào đầu năm 2018 và được gọi tắt là P4, chuyên nghiên cứu nguyên thể virus nguy
hiểm như SARS và Ebola, hơn nữa, phòng thí nghiệm này chỉ cách chợ hải sản Hoa
Nam khoảng 32 km.
Tuy
nhiên, các chuyên gia nhanh chóng bác
bỏ giả thuyết nCoV là sản phẩm của phòng thí nghiệm liên quan đến việc
sản xuất vũ khí sinh học.
“Dựa trên bộ gen và đặc tính của
virus, không có dấu hiệu nào cho thấy đây là chủng virus do con người tạo ra”, Richard Ebright, giáo sư sinh hóa tại Đại học Rutgers, Mỹ, cho biết.
Tim
Trevan, chuyên gia an toàn sinh học tại bang Maryland, Mỹ,
cũng giải thích rằng hầu hết quốc gia đã từ bỏ nghiên cứu vũ khí sinh học sau
nhiều năm không thu được thành quả.
“Phần lớn bệnh mới và khó xử lý
đều xuất phát từ tự nhiên”, ông nói thêm.
Milton
Leitenberg, chuyên gia về vũ khí hóa học tại Đại học Maryland,
Mỹ, cho biết ông cùng các nhà phân tích khác khắp thế giới đã thảo luận về khả
năng việc phát triển vũ khí tại phòng thí nghiệm Vũ Hán có thể đã dẫn tới lây
lan nCoV, nhưng cuối cùng không ai tìm ra bằng chứng thuyết phục cho giả thuyết
này.
“Tất nhiên, nếu họ đang nghiên cứu vũ khí sinh học thì việc đó sẽ bị che
giấu”, Leitenberg trả lời phỏng vấn qua điện thoại, nhưng
nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc không có khả năng sử dụng cơ sở như vậy để sản
xuất, hoặc thậm chí nghiên cứu và phát triển vũ khí sinh học.
Phòng thí nghiệm Vũ Hán khá nổi tiếng và tương đối cởi
mở so với các cơ sở nghiên cứu khác của Trung Quốc. Nơi này có mối quan hệ chặt
chẽ với Phòng thí nghiệm Quốc gia Galveston thuộc nhánh y khoa của Đại học
Texas và từng được phát triển với sự hỗ trợ từ các kỹ sư Pháp. Giáo sư Ebright
bổ sung rằng Viện Virus học Vũ Hán cũng là “cơ sở tầm cỡ thế giới”.
Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ năm ngoái
cáo buộc Trung Quốc từng tiến hành các hoạt động sinh học có khả năng ứng dụng
cho nhiều mục đích. Tuy nhiên, Elsa Kania, chuyên gia tại Trung Tâm An ninh
Mỹ Mới, đánh giá chủng virus corona không phải loại vũ khí hữu ích.
“Những tác động của vũ khí sinh học thường rất được
chú trọng trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, từ khi dịch viêm phổi cấp bùng
phát, nCoV lây lan nhanh chóng khắp Trung Quốc và trên toàn cầu”, bà Kania đề cập
tới khả năng kiểm soát virus.
Vipin
Narang, giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts, cũng bác
bỏ giả thuyết về vũ khí sinh học bằng cách giải thích rằng theo lý thuyết, vũ
khí sinh học “gây tỷ lệ tử vong cao, nhưng khả năng lây truyền thấp”. Bà nói thêm rằng việc lan truyền
tin đồn thất thiệt như vậy về dịch bệnh là “cực kỳ vô trách nhiệm”.
Sau khi dịch Ebola bùng phát năm 2014,
nhiều “tin giả” cũng được lan truyền rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đã sản xuất loại
virus này. Ở Liên Xô, các phòng thí nghiệm quân sự đã xem xét liệu virus có thể được
sử dụng làm vũ khí hay không nhưng cuối cùng đã từ bỏ những hy vọng đó.
No comments:
Post a Comment