Joshua Wong là người gốc Việt? Chỉ còn thiếu điều
nói J.Wong là dân "Hồng Kông bên hông Chợ Lớn". Nhưng tin “động trời”
đó tung ra không gặp thời. Hiện giờ ở HK, chẳng mấy ai quan tâm đến J Wong nữa,
tên tuổi anh chìm lĩm rồi.
Ah Lung, 25 tuổi, là nhân viên bán hàng cho một công ty vận chuyển Hồng Kông. Nhưng ban đêm, anh đeo mặt nạ, đội mũ bảo hiểm màu đen và mặc áo giáp, ra đường để chống lại cảnh sát khi họ dùng bạo lực đàn áp biểu tình. Có mặt nhiều nơi, anh là đại diện cho một số lượng lớn thanh niên Hồng Kông bất mãn đang thúc đẩy một phong trào phản kháng Bắc Kinh.
Khi Reuters phỏng vấn, Ah Lung nói: “Làm gì có ai lãnh đạo. Mỗi ngày chúng tôi đều thay đổi. Thấy cảnh sát và chính phủ HK chuẩn bị làm gì, chúng tôi thích ứng mà hành động".
Không có lãnh đạo nhưng giấc mơ của Ah Lung thì rất rõ: "Giấc mơ của tôi là hồi sinh Hồng Kông. Đây là ý nghĩa của cuộc sống của tôi bây giờ."
KHÔNG CÓ LÃNH ĐẠO
Những đám đông trùng điệp người HK biểu tình ở nhiều nơi bây giờ là một phong trào mà không có các nhà lãnh đạo hay cơ cấu rõ ràng.
Những đám đông trùng điệp người HK biểu tình ở nhiều nơi bây giờ là một phong trào mà không có các nhà lãnh đạo hay cơ cấu rõ ràng.
Chính quyền không biết nhắm bắt ai, khủng bố ai. Biểu tình khắp nơi, trật tự, thông điệp rõ ràng nhưng đây đang là phong trào VÔ LÃNH ĐẠO, VÔ ĐỊNH HÌNH.
Reuters vừa phỏng vấn hàng chục người biểu tình như Ah Lung và gom lại các bảng báo cáo từ hàng chục cuộc biểu tình, ghép lại thành một bức tranh về cách thức hoạt động của phong trào này và tư duy điều khiển nó.
Người biểu tình tự viết khẩu hiệu của mình, đủ cách, nhưng hầu như đều chung thông điệp: Từ chối trở thành một thành phố của Trung Quốc.
Một phóng viên của Thời báo Hoàn cầu, phụ trang của Nhân Dân nhật báo của Bắc Kinh bị người biểu tình phát hiện khi trà trộn vào đoàn biểu tình tại sân bay. Họ trói anh ta và giữ tại chỗ, một cách hòa bình. Sau đó thì thả anh ta ra.
Những người biểu tình rất trẻ, họ sinh ra sau khi bàn giao, và năm 2047 sẽ là điểm giữa cuộc đời của họ. Họ hốt hoảng thấy rõ những hạn chế về quyền tự do và mọi thứ quyền mà họ hiện đang được hưởng. Và họ nói với Reuters: tuy họ có thể bỏ ra nước khác sinh sống dễ dàng, nhưng họ muốn ở lại làm trách nhiệm công dân của mình, để tự quyết định tương lai của mình và của HK.
TRẺ VÀ CÔNG NGHỆ MỚI?
Theo Reuters, người biểu tình lấy tín hiệu từ hơn 100 nhóm trên các App nhắn, truyền tin tức gồm Telegram, Instagram và nhiều diễn đàn trực tuyến LIHKG. Các App được sử dụng để đăng tất cả mọi thứ, từ tin tức về các cuộc biểu tình sắp diễn ra cho đến các mẹo về việc ném trả các ống khí hơi cay do cảnh sát bắn vào người, mã truy cập vào các tòa nhà ở Hồng Kông nơi người biểu tình có thể ẩn nấp....
Theo Reuters, người biểu tình lấy tín hiệu từ hơn 100 nhóm trên các App nhắn, truyền tin tức gồm Telegram, Instagram và nhiều diễn đàn trực tuyến LIHKG. Các App được sử dụng để đăng tất cả mọi thứ, từ tin tức về các cuộc biểu tình sắp diễn ra cho đến các mẹo về việc ném trả các ống khí hơi cay do cảnh sát bắn vào người, mã truy cập vào các tòa nhà ở Hồng Kông nơi người biểu tình có thể ẩn nấp....
Buồn cười là họ dùng cả những thanh kiếm ánh sáng Star Wars mua tại một cửa hàng đồ chơi để hướng dẫn vị trí các chướng ngại vật. Có người sử dụng kính viễn vọng cầm tay để theo dõi di chuyển của cảnh sát.
Các bác sĩ, nhân viên y tế từ các bệnh viện địa phương có mặt để điều trị và xử lý nhanh các vết thương. Kay, một bác sĩ 28 tuổi, làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cho biết cô đã chuẩn bị một bộ dụng cụ khẩn cấp, bao gồm iốt, băng, du lịch và dung dịch muối trước mỗi cuộc biểu tình. Một lần tôi bị trúng một ống hơi cay và một số bạn biểu tình đã giúp tôi rút lui đến một nơi an toàn.Từ đó tôi đi cùng để giúp đỡ họ ngay khi cần.
Nói là không có lãnh tụ nhưng những người trí thức cũng đã công khai ủng hộ biểu tình: các luật sư, các nhà giáo có khẩu hiệu ôn hòa nhưng cũng cương quyết không kém.
Báo cáo của Reuters cho rằng có sự phối hợp cao độ giữa các nhóm nhỏ các nhà hoạt động xã hội hay các viên chức chuyên nghiệp. Các đảng chính trị cũng tham gia. Như Demosisto, một đảng ủng hộ “nền dân chủ rông lớn hơn” ở Hồng Kông, đã đứng sau một số cuộc biểu tình, và đụng độ với bạo lực của cảnh sát. Các nhóm cộng đồng địa phương cũng nộp đơn tổ chức mit tinh, biểu tình...
Francis Lee, một giáo sư tại Đại học Hồng Kông, người
đã viết một cuốn sách về các phong trào xã hội Hồng Kông, mô tả các cuộc biểu
tình như là một phong trào mã nguồn mở. Người biểu tình thường tổng hợp những ý
tưởng tốt nhất trong các nhóm trực tuyến và tự chọn lưa các hình thức hành động
đổi mới luôn luôn.
Ảnh (đều của Reuters) : https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52/posts/10157812289851122
- Một bạn gái biểu tình vô danh ném gạch vào trạm cảnh
sát quận Tseung Kwan
- Tọa kháng chống luật dẫn độ tháng 6/2019, đèn
mobile.
- Đường phố HK...
No comments:
Post a Comment