Saturday, 17 August 2019

BẢN TIN NGÀY 18-8-2019 (Báo Tiếng Dân)




17/08/2019

BÀI MỚI

17/08/2019
17/08/2019
17/08/2019
16/08/2019

*

Công khai dùng nhân dân tệ ở Đà Nẵng

Trong khi tham vọng của TQ nhằm xâm chiếm lãnh hải Việt Nam ở khu vực Nam Biển Đông ngày càng lộ rõ, thì ở Đà Nẵng: Công khai mua bán bằng đồng Nhân dân tệ, VietNamNet đưa tin. Bài báo kể chuyện, một đoàn khách TQ vào dãy hàng quán bên cạnh công viên Biển Đông, quận Sơn Trà vào sáng 10/8. Những người khách Việt có mặt trước đó ở quán đã bị quát tháo, đuổi khéo, khi đoàn khác Trung Quốc tới.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/08/H1-64.jpg
Một người bán hàng nhận Nhân dân tệ của du khách mua hàng Ảnh: VNE

Những người khách lạ này mua hàng, công khai thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ. Bài báo có đoạn: “Điều đáng nói, du khách mua hàng thanh toán không bằng tiền Việt Nam đồng mà thay vào đó là những đồng Nhân dân tệ đủ mệnh giá. Do vốn tiếng Trung Quốc hạn chế nên chủ quán và nhân viên phải liên tục khua tay, chỉ trỏ vào những tờ tiền trên tay để du khách hiểu. Thậm chí, khách còn phải rải tiền ra trên mặt kính tủ lạnh để đếm. Việc giao dịch diễn ra công khai, ồn ào”.

                  https://www.youtube.com/watch?v=bat3zRvL79A

Gánh nặng đường sắt đô thị

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Dự án đường sắt đô thị đội vốn 80 nghìn tỷ: Ai chịu trách nhiệm? Khi bị chất vấn trong phiên họp tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/8, về 5 dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP HCM, vừa chậm tiến độ, vừa đội vốn tới 80 ngàn tỉ, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời, “trước hết là trách nhiệm của chủ đầu tư, sau đó là trách nhiệm các bộ, ngành có liên quan trong quá trình xem xét, phê duyệt, triển khai dự án. Chúng tôi có tham gia nên có trách nhiệm liên quan”.

Còn Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng lý giải: “Do lần đầu tiên chúng ta thực hiện dự án đường sắt đô thị nên kinh nghiệm, năng lực tư vấn, quản lý chưa theo kịp, chưa đáp ứng được yêu cầu”. Chỉ cần mấy lời chống chế này của Bộ trưởng, có thể hợp thức hóa được 80 ngàn tỉ của dân bị lãng phí, thậm chí khả năng con số đội vốn thực tế lớn hơn nhiều. Trách nhiệm của ai đã rõ, nhưng người chịu trách nhiệm trả nợ là dân, dù họ không có quyền quyết định nào đối với các dự án đó.


Ông Phạm Văn Khương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội tự tử?

Báo chí đưa tin, khoảng 17h chiều ngày 15/8, ông Phạm Văn Khương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nhảy từ tầng 27 tòa B chung cư Vinaconex 1, quận Cầu Giấy, Hà Nội, tử vong.

Camera cho thấy phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội nhảy lầu, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Bảo vệ tòa nhà Vinaconex 1 cho biết: “Trích xuất camera cho thấy ông Khương vào thang máy đi về nhà thay quần áo. Sau đó, ông lên tầng 27 (tầng tum) tòa nhà B Vinaconex 1 và nhảy xuống sảnh tầng 1“. Trước đó, ông Khương giữ chức phó giám đốc Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội, đến tháng 5/2018 thì giữ chức Phó GĐ Sở NN và PTNT.

Vẫn chưa tìm thấy chúc thư hay giấy tờ gì của ông Khương để lại, liên quan tới cái chết của ông, nhưng cư dân mạng cho rằng, có thể ông Khương tự tử vì liên quan đến công ty Nhật Cường. Nhà báo Hoàng Linh viết về cái chết của ông Khương: “Dù chết với lý do gì thì ông cũng mang theo rất nhiều bí mật, vì thời gian làm PGĐ Sở KHĐT Hà Nội và mối quan hệ công việc với công ty Nhật Cường“.

Báo Giao Thông có bài: Phó giám đốc Sở NN&PTNT không để lại thư, dấu hiệu lạ trước khi nhảy lầu. Ông Phạm Huy Đăng, PGĐ Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, ngày 15/8, ông Khương vẫn làm việc tại cơ quan: “Hôm qua, tôi thấy anh ấy vẫn đi làm với tâm trạng bình thường”.

Bảo vệ tòa nhà chung cư B Vinaconex 1 cho biết, khoảng 16h30 chiều ngày 15/8, ông Khương được ôtô đưa về nhà riêng ở đây. Sau đó, ông Khương đi bộ một mình vào thang máy và lên tầng trên, sắc mặt và hành động bình thường như mọi ngày. Nhưng khoảng 30 phút sau, ông Khương đã rơi từ tầng thượng xuống sân chung cư, tử vong tại chỗ.


Vụ ăn đất của gia đình cựu Bí thư Vũ Ngọc Hoàng

Ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cựu Phó ban Tuyên giáo “xông xáo” nhất trên mặt trận Tuyên giáo. Ông Hoàng có những bài viết cho thấy ông ta là một đảng viên cộng sản trong sạch, chống lại các nhóm lợi ích, bảo vệ đảng, thế nhưng cựu Phó ban Tuyên giáo đã từng thu tóm những khu đất vàng ở Quảng Nam, rồi để cho vợ đứng tên.

Quảng Nam kết luận vụ vợ nguyên bí thư sở hữu ‘đất vàng’ sai quy định, Zing đưa tin. Chiều 16/8, trong cuộc họp báo của UBND tỉnh Quảng Nam, Phó chủ tịch Huỳnh Khánh Toàn công bố kết luận thanh tra đối với sai phạm tại hai lô đất A51, A52 của bà Nguyễn Thị Ánh, vợ cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Vũ Ngọc Hoàng.

Vụ sai phạm xảy ra vào năm 2013, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản, do Chủ tịch UBND lúc đó là ông Lê Phước Thanh cho phép Công ty Kỳ Hà – Chu Lai xây dựng trụ sở làm việc theo đề nghị của công ty này và được giao các thửa đất A51, A52 với diện tích 1.261 m2 tại khu phố mới Tân Thạnh, TP Tam Kỳ. Đến tháng 4/2016, Công ty CP Kỳ Hà – Chu Lai đã tự ý lập hợp đồng chuyển nhượng 2 thửa đất trên cho bà Ánh, vợ ông Vũ Ngọc Hoàng.

Thanh tra tỉnh Quảng Nam đề nghị kiểm điểm 20 cá nhân vụ đất vàng vợ cựu bí thư Quảng Nam, theo báo Pháp Luật TP HCM. Sai phạm này liên quan đến Công ty Kỳ Hà – Chu Lai, UBND TP Tam Kỳ và Văn phòng công chứng Phú Ninh, là các cơ quan đã góp phần hợp thức hóa để đất vàng lọt vào tay vợ cựu Bí thư Tỉnh ủy.

Bên cạnh đề nghị kiểm điểm 8 tổ chức và 20 cá nhân liên quan, Thanh tra tỉnh Quảng Nam chỉ ra, Công ty Kỳ Hà – Chu Lai phải nộp tiền sử dụng đất lần đầu là 1,4 tỉ đồng và tiền nộp phạt chậm từ ngày 2/5/2013 đến 28/1/2016, số tiền hơn 1,8 tỉ đồng. 


Công an “nhân dân”

Báo Thanh Niên đưa tin: Cựu cán bộ công an huyện ở Thái Bình bị bắt vì sử dụng ma túy. Theo đó, ngày 16/8, Công an tỉnh Thái Bình xác nhận thông tin về vụ một cán bộ công an cùng 5 đồng phạm sử dụng trái phép chất ma túy, xảy ra tại phường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình.

Trước đó, vào lúc 16 giờ 30 ngày 12/8, sau khi nhận được tin báo của người dân, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thái Bình đã bắt 6 đối tượng đang sử dụng trái phép chất ma túy tại phòng 409, khu nhà liền kề HUD 2, tổ 3, phường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình. Trong nhóm tội phạm này có ông Nguyễn Thế Anh, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Quỳnh Phụ.

VOA đưa tin: Bộ trưởng Tô Lâm trả lời về ‘công an bảo kê tín dụng đen’. Trong một phiên chất vấn gần đây ở QH, các đại biểu đặt vấn đề, có hay không việc công an bảo kê cho các đối tượng hoạt động tín dụng đen này, ông Tô Lâm đưa ra câu trả lời mà nhiều người tin rằng, đó không phải là sự thật: “Xin thưa, qua điều tra cho tới nay, chưa phát hiện trường hợp nào bao che, bảo kê tội phạm tín dụng đen của các lực lượng, kể cả lực lượng công an”.

Báo Giao Thông có bài: Thực hư CSGT đuổi người vi phạm dẫn đến tai nạn ở Phú Thọ? Đó là vụ 2 CSGT công an huyện Tam Nông, Phú Thọ, ngày 14/8 đuổi người vi phạm giao thông ở xã Thượng Nông, dẫn đến việc người này bỏ chạy gặp tai nạn, phải nhập viện cấp cứu, gây xôn xao dư luận. Ông Nguyễn Văn Thi, Chủ tịch UBND xã Thượng Nông xác nhận vụ việc.

Người dân địa phương cho biết, lúc xảy ra vụ việc, nạn nhân tên Phú đang tham gia giao thông trên tỉnh lộ 136 thì gặp tổ công tác của Đội CSGT Công an huyện Tam Nông làm nhiệm vụ nên rẽ vào ngõ để né tránh, dẫn đến bị ngã. 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/08/Img1-7.jpg
Hiện trường người đàn ông không đội mũ bảo hiểm gặp CSGT rẽ vào đường làng, tự ngã, bị chấn thương ở Phú Thọ. Ảnh: GT


Sông Mekong cạn nước

Báo Thanh Niên có bài: Sông Mê Kông đang ‘diễn biến xấu’. Cuộc sống của hàng triệu người dân ở lưu vực sông Mekong đang bị đảo lộn khi mùa nước nổi năm nay hoàn toàn biến mất. Ủy ban Sông Mekong cảnh báo, tình trạng dòng sông Mekong đang diễn biến xấu, khi mực nước đồng loạt giảm mạnh, vùng hạ lưu Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt với một mùa khô khắc nghiệt, không có lũ.

Theo bài báo, tại hai trạm Tân Châu và Châu Đốc, cửa ngõ của ĐB sông Cửu Long, mực nước bắt đầu xuống thấp hơn mực nước trung bình nhiều năm. Trong tháng 6 và tháng 7, mực nước ở hai trạm này thường xuyên thấp hơn mực nước trung bình từ 0,8 – 2,3 m.

Trang Môi Trường Ngày Nay có bài: Sông Mê Kông cạn kiệt nước và câu hỏi về trách nhiệm của Trung Quốc. Sông Mekong cạn nước, ngoài nguyên nhân hạn hán, còn có nguyên do các đập thượng nguồn ở Trung Quốc giữ nước, có nguy cơ giết chết vựa lúa ở Đông Nam Á. Ông Premrudee Deoruong, thuộc một tổ chức môi trường chuyên giám sát đầu tư đập ở Lào, nói: “Hiện nay, Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát nguồn nước. Từ giờ trở đi, mối quan tâm là nước sẽ bị kiểm soát bởi những người xây đập“.

An Giang mùa lũ… cạn: Dòng sông trơ đáy, chẳng thấy cá tôm, theo báo Một Thế Giới. Mùa nước nổi không về, cá tôm không có, nhiều ngư dân phải treo lưới, lờ, lợp, đăng… tìm kế sinh nhai khác, một số người bỏ lên Bình Dương làm công nhân.


***
Bình Luận từ Facebook






No comments:

Post a Comment

View My Stats