16/07/201
Có 3 bà trong số 20 người đi cùng thân nhân của TNLT
Trương Minh Đức, là bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vừa mới mổ xong, từ trong Nam ra
nhà tù số 6 Thanh Chương, Nghệ An để thăm chồng, đang cùng với các bạn tù khác
tuyệt thực, phản đối việc bị gỡ quạt điện trong lúc thời tiết khắc nghiệt nhiệt
độ bên ngoài 40 độ C huống gì trong phòng giam!
Đoàn người đi thăm
tù nhân
Họ tường thuật lại nội vụ bị quản giáo, công an, tù
hình sự và đặc biệt là công an giả danh côn đồ (tất cả khoảng 50 tên) dối gạt,
xé lẻ rồi hợp lực tấn công tàn bạo, bất kể trẻ già, nam nữ, không chừa một ai!
Riêng mấy người nam và một phụ nữ bị tấn công dữ dội, như hình đã phổ biến. Bị
đập điện thoại, cướp điện thoại, ví tiền…
Cả 3 bà kể lại đều có nội dung khá giống nhau, dù mỗi
bà một trường hợp. Đó là một toán 4, 5 người từ phía Nam ra, số còn lại từ phía
Bắc vô. Mấy đoạn videos rất ngắn được quay chớp nhoáng giữa lúc hỗn loạn đã
minh chứng là 3 bà đều kể sự thật.
[3] fbclid=IwAR0xxmbxY3eIh6vOqVxc1Xk3vjnIcfMvF0_FKPEwQatwhy2UkACC4ZAKNYE
Tuy nội vụ xảy ra ở Thanh Chương, Nghệ An (ngay tại
quê hương “học tập và làm theo lời bác!”) khá xa thành phố nhưng bản chất vấn đề
lại từ Trung ương. Vì nếu Trung ương không chủ trương thì chắc chắn không thể
có những 50 tên tụ họp, mượn danh côn đồ, dám coi thường luật pháp đến như vâỵ.
Cho nên phải hiểu đây là chủ trương của đảng đối với
người yêu nước khi chụp cho họ cái mũ “phản động”!
Cái mũ mà đảng muốn chụp cho bất cứ ai thì quá dễ.
Nhưng nhân danh “chính phủ” mà hành động ám muội, dùng công an (vốn dĩ là cơ
quan thi hành luật pháp) như thế thì tự nó đã nói lên bản chất cực kỳ phản động
của chế độ, chỉ vì sợ hãi nên hành động điên rồ!
Liệu sự phản động cực độ như vậy có thể tồn tại
không?
Từ hơn nửa thế kỷ trước, ngày đó chuyện kỳ thị người
da đen ở Mỹ hãy còn là luật! Luật không cho người da đen được bình đẵng với người
da trắng. Từ vào công viên, đi xe buýt, cho đến không được vào đại học của người
da trắng. Điển hình năm 1962, James Meredith, người da đen bị đại học da trắng
Missisippi từ chối nên cuối cùng Liên bang phải dùng cả 500 lính để bảo vệ học
sinh nầy được đến trường!
Từ một vài hình ảnh đơn lẻ đó dần dần đã trở thành
biểu tượng của công cuộc tranh đấu nhân quyền mà đỉnh điểm là Mục sư Luther
King bị ám sát. Từ đó lịch sử Mỹ sang trang. Nước Mỹ hàng năm đã có ngày nghỉ lễ
để tưởng niệm ông, là ngày Thứ Hai, tuần lễ thứ 3 hoặc 4 của tháng Giêng. Đến
ngày nầy người da đen khắp nước Mỹ được nghỉ. Họ tổ chức diễn thuyết, biểu diễn
nhiều tiết mục ngoạn mục trên đường phố để vinh danh ông, cũng là vinh danh về
nhân quyền. Và nước Mỹ đã có tổng thống da đen.
Người yêu nước VN hiện công khai chống đối chế độ,
vì chế độ chỉ ưu tiên quyền lợi cho đảng viên, đi ngược lại nguyện vọng của dân
tộc, kể cả thông đồng với giặc để bảo vệ đảng. Đầu tiên và căn bản là phải có sự
bình đẵng giữa quyền và lợi của đảng viên với dân. Đảng cộng sản không thể tự
viết Điều 4 Hiến Pháp giành quyền lãnh đạo toàn diện đất nước.
Quân đội, công an phải phi đảng phái, chỉ có nhiệm vụ
bảo vệ an ninh lãnh thổ và trật tự xã hội chứ không phải ưu tiên bảo vệ đảng.
Vì sự bất bình đẵng cốt lõi nầy nên người VN yêu nước
cho dẫu hiện tại bị chụp mũ “phản động”, cho dẫu bị cô thế, bị đàn áp dã man
(như chuyện vừa xảy ra) nhưng từng bước nhứt định sẽ thành công. Cũng như người
da đen ở Mỹ đã thay đổi được nước Mỹ.
Đất nước VN phải là của toàn dân chứ không phải của
riêng của đảng viên, phe nhóm và đảng CSVN. Thử hỏi chỉ có 4 – 5 triệu đảng
viên liệu có thể thắng được hơn 90 triệu người còn lại (?) trong lúc biến cố da
đen ở Mỹ vào thời điểm 1960 thì có 88.6% da trắng nhưng chỉ có 10.5 % da đen
(!) và hiện tại đang là văn minh của thế kỷ 21 với dòng thác thông tin
internet?
(16/7/2019)
-----------------------------
XEM THÊM
15/07/2019
No comments:
Post a Comment