16/07/2019
Tin Biển Đông
RFA đặt câu hỏi: Tại sao Trung Quốc tiếp tục “dằn mặt” Việt Nam ngay trong
vùng đặc quyền kinh tế? ThS Hoàng Việt cho rằng, mục đích của
Trung Quốc khi điều tàu hải cảnh vào Vùng đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam
là để “dằn mặt” lãnh đạo CSVN trước chuyến thăm Mỹ: “Việc bà Kim Ngân
sang Trung Quốc có lẽ theo tôi cũng là những chuẩn bị giải thích cho Trung Quốc
về chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới. Cũng nhân dịp này Trung Quốc muốn cảnh cáo và nhắc
nhở Việt Nam là Trung Quốc sẵn sàng có thể ra tay”.
Nhà báo Mặc Lâm đặt câu hỏi: Việt Nam có nên vì ‘đại cục’?Về mục đích của cuộc đối
đầu ở bãi Tư Chính, bài báo cho rằng: “Chọn lựa chiến tranh với Việt
Nam không phải là mục tiêu tối hậu của Trung Quốc mà dùng áp lực, đe dọa bằng
khí tài quân sự, bao vây kinh tế cũng như giúp Việt Nam ổn định chính trị bằng
phương châm 4 chữ vàng, mới là con bài mà Trung Quốc đang nắm chặt”.
Báo Sài Gòn Giải Phóng có bài: Diễn biến khó lường ở biển Đông. Trong tình hình
Trung Quốc ngày càng lấn tới ở Biển Đông, còn liên kết giữa các nước ASEAN ngày
càng rời rạc, ông Lalit Mansingh, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ, Anh cảnh báo: “Vấn
đề biển Đông tác động lớn đến tình hình an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương nói riêng và thế giới nói chung. Nếu không được giải quyết thỏa đáng, nó
sẽ để lại những hậu quả hết sức thảm khốc”.
Báo Pháp Luật TP HCM có bài: 6 cách để Philippines thực thi phán quyết Biển Đông.
Ông Antonio Carpio, Phó Chánh án Tòa Tối cao Philippines, thống kê 6 cách để
chính quyền nước này thực thi phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA)
2016: 1. Tham gia công ước chung với Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei;
2. Triển khai các tàu tuần tra hoạt động trên biển Đông; 3. Ủng hộ chiến dịch
tuần tra tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ và các đồng minh ở Biển Đông; 4. Cử Hải
quân Philippines tham gia FONOP; 5. Mời các nước ASEAN tham gia FONOP; 6. Ủng hộ
các nỗ lực tư nhân thực thi phán quyết.
Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Pháo Trung Quốc ra Biển Đông 3 tháng đã gỉ sét? Một
nhà khoa học Trung Quốc giấu tên, nói với báo South China Morning Post: “Một
khẩu pháo vừa được đưa ra đó 3 tháng đã bị loại biên vì gỉ sét”. Không chỉ
hải pháo, các khí tài khác như đài radar, bệ phóng tên lửa cũng có nguy cơ trở
thành sắt vụn. Những cầu cảng, đường băng trên các đảo nhân tạo được bồi đắp
trái phép đang bị bào mòn trước thời tiết khắc nghiệt ở Biển Đông.
GS Hu Qigao của Học viện Công nghệ quốc phòng Trung
Quốc thừa nhận: “Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị tan ra sau chưa đầy 3
năm trong khi những thiết bị bằng kim loại ngừng hoạt động vì gỉ sét trong thời
gian chưa tới 1 năm”.
Mời đọc thêm: Thẩm phán Philippines: có nhiều cách thực thi phán quyết Biển
Đông (TT). – Báo Philippines: Manila đang phung phí chiến thắng trước
Trung Quốc tại Tòa trọng tài quốc tế 3 năm trước (VTC). – Philippines cần “sự giúp đỡ” của Việt Nam? (Sputnik).
– Phóng loạt “sát thủ diệt hạm”, Trung Quốc sắp soán ngôi Mỹ ở
Biển Đông?(Infonet). – Mỹ nhấn mạnh tính ràng buộc pháp lý của phán quyết bác bỏ
‘đường lưỡi bò’ (TN).
Phân lô, bán nền
các dự án “ma”
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Lập dự án ‘ma’, rao bán luôn cả trụ sở công an phường.
Đó là vụ bán đất nền tại “dự án” Villa In Central Resort, ở phường Ninh Hải, thị
xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, với giá 8 triệu đồng/m2. Một “cò” đất tên Hà giới
thiệu: “Nếu giao dịch thì sổ đỏ sẽ riêng từng lô, thổ cư 100%. Anh chốt
đất, thì sẽ đặt cọc một lô 100 – 200 triệu”.
Ông Trần Hải, chủ tịch UBND phường Ninh Hải khẳng định: “Bên
trái trường mầm non Ninh Hải là khu vực làm việc của công an phường Ninh Hải,
bên phải là khu đất trống thuộc sự quản lý của phường, phía sau là nghĩa địa chứ
không có dự án nào tại đây”.
Một biển cảnh báo dự
án ma. Nguồn: Khả Hòa/ TN
Báo Đồng Nai viết: Dự án “ma” nở rộ. Bài báo nhắc lại vụ Công ty BĐS
Alibaba rao bán 29 dự án “ma” tại Đồng Nai. Chính quyền địa phương khẳng định,
các khu đất do Alibaba quảng bá hiện chỉ là đất nông nghiệp do cá nhân, hộ gia
đình đứng tên. Bên cạnh đó, còn có vụ Công ty BĐS Đức Tâm Land bắt tay với Công
ty TNHH Thiện Minh rao bán đất nền “ma” tại phường Bửu Hòa.
Một người dân ở phường Bửu Long, TP Biên Hòa cho biết: “Cuối
năm 2018… tôi đã mua 2 lô đất dự án Khu đô thị Tam Phước của Công ty cổ phần bất
động sản An Gia Lập Nghiệp với giá 1,2 tỷ đồng. Khi mua công ty hứa sau 3-4
tháng sẽ có sổ hồng, nhưng đợi đến cuối tháng 6-2019 không có, tôi đến UBND phường
Tam Phước hỏi mới biết khu đất này không làm được giấy tờ nên đành chịu vì tiền
đã giao 90%”.
Mời đọc thêm: Những chiêu lừa bán đất…biết rồi, nói mãi mà vẫn sập bẫy (DT).
– Ông Đặng Hùng Võ: “Thị trường bất động sản đang nhiễu
loạn” — TP.HCM sẽ mạnh tay xử lý các “dự án ma” phân lô bán nền (CafeF).
– Nhận diện thủ phạm gây ra sốt đất ảo, phân lô bán nền trái
phép tràn lan (MTG). – Ai gây ra sốt đất ảo, phân lô bán nền trái phép? (Reatimes).
– Thủ phạm sốt đất ảo: Do đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất
lương? (LĐ). – HoREA cảnh báo về tình trạng phân lô bán nền trái phép
làm “sốt ảo” giá đất (VnEconomy).
Tin kinh tế
Thông Tấn Xã VN dẫn lời Thứ trưởng Trần Xuân Hà: Tình trạng trốn thuế, nợ đọng còn
phức tạp. Trong hội nghị của Tổng cục Thuế vào sáng 15/7, Thứ trưởng Bộ
Tài chính Trần Xuân Hà thừa nhận, “các khó khăn, hạn chế trong quản lý
thuế như cơ chế chính sách về quản lý thu, chính sách về thuế đã được bổ sung,
sửa đổi nhiều, tuy nhiên hệ thống các văn bản pháp luật chưa thực sự đồng bộ,
có phần mâu thuẫn nhau giữa quy định về quản lý thu với quy định về chính sách
thuế”.
Thứ trưởng Hà cảnh báo, tình trạng nợ đọng về thuế
ngày càng phức tạp, “tổng số nợ gia tăng, nhất là nợ không có khả năng
thu hồi (đến 30/6 là 83.389 tỷ đồng, tăng 9,3%) hơn 7.000 tỷ đồng”.
Mời đọc thêm: Tổng nợ toàn ngành thuế đã vượt mốc 83.300 tỷ đồng, 47% là nợ
không có khả năng thu — Nếu sửa khái niệm doanh nghiệp nhà nước sẽ có 1.282 công ty
cổ phần ‘khoác áo’ doanh nghiệp nhà nước (VNF). – Gần 950 tỷ đồng nợ thuế khó thu (SGGP).
Cựu Hiệu trưởng ấu
dâm Đinh Bằng My được tại ngoại
Báo Dân Trí đưa tin: Hiệu trưởng lạm dụng tình dục nhiều nam sinh ở Phú Thọ được
tại ngoại. Sáng 14/7, một lãnh đạo UBND thị trấn Thanh Sơn xác nhận, bị
can Đinh Bằng My, cựu hiệu trưởng lạm dụng tình dục nhiều nam sinh Trường Phổ
thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, đã được cơ quan chức năng cho tại ngoại.
Vị lãnh đạo trên cho biết: “Quyết định cho bị
can My tại ngoại được công bố cách đây khoảng 1 tháng. Thời điểm công bố quyết
định nêu trên có sự chứng kiến của chính quyền sở tại và lãnh đạo Công an huyện
Thanh Sơn”.
Báo Lao Động đặt câu hỏi về vụ ông Đinh Bằng My dâm ô hàng loạt nam sinh được tại ngoại: Có
đúng luật? Một số người cho rằng, “đây là vụ việc nghiêm
trọng, tính chất phức tạp, vì vậy, cần thiết phải tạm giam bị can Đinh Bằng My.
Nếu cơ quan điều tra đã kết thúc quá trình điều tra rồi, thì sớm đưa vụ việc ra
xét xử; hoặc cần gia hạn điều tra thì gia hạn luôn”.
LS Diệp Năng Bình phân tích: “Ông Đinh Bằng
My từng dâm ô với nhiều bé trai… Do đó, việc thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm
giam trong thời gian ông Đinh Bằng My – trong thời gian chuẩn bị xét xử có thể
làm nguy hại cho cộng đồng, đặc biệt là các cháu trai, bởi cựu hiệu trưởng Trường
PTDT Nội trú THCS Thanh Sơn có thể tiếp tục phạm tội”.
Mời đọc thêm: Hiệu trưởng dâm ô với nhiều nam học sinh ở Phú Thọ được tại
ngoại (VTC). – Cựu hiệu trưởng bị tố dâm ô hàng loạt nam sinh được tại ngoại (LĐ).
– Bất ngờ quãng thời gian tại ngoại của Hiệu trưởng dâm ô nhiều
nam sinh Phú Thọ (ĐSVN). – Vụ dâm ô nhiều nam sinh ở Phú Thọ: Được tại ngoại, bị can
Đinh Bằng My tự “giam mình” trong nhà? (NĐT).
Vụ Giám đốc Sở Y tế
Long An bị kiện
Giám đốc Sở Y tế Long An Huỳnh Minh Phúc bị bà Trần
Thị Ngọc Cúc, cựu phó trưởng phòng, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, thuộc Sở
Y tế Long An, khởi kiện hành chính. Báo Dân Trí bàn về chuyện lạ ở Long An: Một cán bộ đòi “được” kỷ luật.
Bà Cúc bị cơ quan thi hành kỷ luật với hình thức “cảnh cáo”, rồi lại được hủy bỏ,
nhưng lại kiện ra tòa, yêu cầu Sở Y tế Long An thu hồi quyết định “hủy kỷ luật”
này.
Vụ việc bắt đầu từ lúc bà Cúc nhận tiền để cho một
doanh nghiệp làm 14 bảng xét nghiệm giả vào năm 2012, sau đó bà chấp nhận bị cảnh
cáo. Đến cuối năm 2016, công an TP Tân An quyết định khởi tố bà Cúc. Đến nay vụ
điều tra vẫn chưa kết thúc, do một sai phạm không thể xử phạt 2 lần. Cho nên,
Công an TP Tân An yêu cầu Sở Y tế Long An ra quyết định hủy quyết định thi hành
kỷ luật cảnh cáo bà Cúc. “Với việc Sở Y tế Long An hủy Quyết định 366,
bà Cúc có nguy cơ bị xử lý hình sự”.
Mời đọc thêm: Hai vụ án kéo dài nhiều năm liên quan ngành Y tế tỉnh
Long An (LĐ). – Giám đốc và nguyên nữ cán bộ Sở Y tế Long An hòa giải bất
thành (NLĐ). – Cán bộ kiện giám đốc Sở ra tòa vì thu hồi quyết định kỷ luật…chính
mình (MTG). – Giám đốc Sở Y tế Long An bị kiện(TN).
Tài xế vs BOT
Zing đưa tin: Tài xế lĩnh 18 tháng tù vì tông gãy thanh chắn trạm BOT An
Sương. Theo đó, ngày 15/7/2019, TAND quận Bình Tân, TP HCM xét xử sơ thẩm
tài xế Văn Ngọc Hoàng về tội Cố ý gây hư hỏng tài sản. Vụ việc xảy ra lúc 19h,
ngày 5/3, trong lúc tài xế Hoàng lái xe container từ khu công nghiệp Vĩnh Lộc
hướng ra quốc lộ 1.
Khi xe của tài xế Hoàng đến trạm thu phí BOT An
Sương, ông Hoàng “không mua vé qua trạm vì cho rằng trạm BOT đặt sai vị
trí” và “đề nghị nhân viên cho lái xe qua. Khi không được chấp
thuận, nam tài xế lái xe tông gãy thanh chắn rồi chạy đi”. Phía tòa án cho
rằng, hành vi của tài xế Hoàng “gây mất trật tự an ninh nên cần cách ly
bị cáo một thời gian”, còn các trạm BOT “móc túi” dân lại vô tội.
Mời đọc thêm: Tài xế không mua vé, tông thẳng thanh chắn trạm BOT An Sương
lãnh án tù (NLĐ). – Tài xế container tông gãy thanh chắn trạm BOT An Sương lĩnh
án (ĐSVN). – Tài xế huỷ hoại tài sản ở trạm BOT An Sương lãnh án (PLTP).
– Thông báo “nhầm” dừng thu phí 3 trạm BOT: Còn thiếu lời “xin
lỗi” (DĐDN).
Cập nhật tin biểu
tình ở Hồng Kông
Biểu tình chống dẫn độ lan rộng tới vùng ngoại ô Hồng Kông,
VOA đưa tin. Bài báo thống kê, “hàng triệu người đã xuống đường trong
tháng qua trong các cuộc biểu tình lớn nhất và bạo lực nhất tính từ nhiều thập
kỷ qua để phản đối một dự luật dẫn độ, mà nếu được áp dụng, sẽ cho phép một số
nghi phạm được đưa sang Hoa Lục để bị xét xử tại các tòa án do Đảng Cộng sản
chi phối”.
Theo phía tổ chức biểu tình, có khoảng 115.000 người
tham dự cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật ở vùng ngoại ô Hồng Kông, nhưng phía cảnh
sát ra cho rằng con số vào lúc cao điểm chỉ có 28.000 người. Người biểu tình tiếp
tục đòi Trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức, yêu cầu chính quyền phóng thích vô
điều kiện những người bị bắt.
Hồng Kông tiếp tục biểu tình, Trưởng đặc khu muốn từ chức
nhưng Bắc Kinh từ chối, theo báo Một Thế Giới. Wang Zhimin, người đứng
đầu văn phòng liên lạc Bắc Kinh tại Hồng Kông, đã công khai ủng hộ bà Lâm, nói
rằng “chính phủ trung ương kiên quyết ủng hộ công việc của bà”.
Bài báo lưu ý, “dự luật là đề xuất của bà Lâm, chứ không phải Bắc Kinh, những người thạo
tin về tình hình cho biết. Điều đó đã khiến bà Lâm trở thành mục tiêu cho cả những
lời chỉ trích công khai từ người Hồng Kông và Trung Quốc vốn không hài lòng với
cách bà xử lý cuộc va chạm”.
Mời đọc thêm: Hong Kong: Cuộc chiến chỉ mới bắt đầu!(VOA). – Hồng Kông: Biểu tình chống Bắc Kinh tiếp diễn, an ninh được
tăng cường (RFI). – Hồng Kông: Người biểu tình tập trung gần biên giới Trung Quốc (NLĐ).
– Lãnh đạo Hồng Kông gọi người biểu tình quá khích là
‘những kẻ bạo loạn’ (MTG).
***
Thêm một số tin: Để không còn sáng kiến lu, chậu trong chống ngập (TT). – Đắk Nông: Hai vợ chồng Trạm trưởng Trạm Y tế tự vẫn: Người
chồng cũng tử vong (DT). – Phú Yên: Nhiều khu đất vàng được giao mà không đấu giá(MTG).
No comments:
Post a Comment