11/07/2019
Tin Biển Đông
Bài thứ 7 trong loạt bài trên báo Tuổi Trẻ về nhà
giàn DK1 – 30 năm thành đồng trên biển: Còn nhà giàn, còn chủ quyền
Tổ quốc. Trung tá Kim Văn Mệnh, chỉ huy trưởng nhà giàn Tư Chính tâm sự: “Chủ
quyền Tổ quốc là điều thiêng liêng nhất. Tôi thấy vui vì lớp trẻ kế cận sau
mình có bản lĩnh, có trình độ, nhiệt huyết, tiếp thu nhanh. Tôi có niềm tin lớn
vào những người lính trẻ hiện giờ. Ra nhà giàn là nhiệm vụ thiêng liêng chứ
không đơn giản là ra đó cho có người ở”.
Những người dám ra nhà giàn DK1 đối đầu với sóng biển
và bão tố vẫn là những người yêu nước, nhưng lòng yêu nước của họ đã bị lợi dụng.
Đến lúc lãnh đạo đất nước này bắt tay với “bạn vàng” rồi bỏ mặc họ, để họ trơ
trọi giữa biển khơi trước hàng trăm, hàng ngàn tàu cá của “dân quân biển” Trung
Quốc, số phận của họ cũng không khác gì 64 người lính Gạc Ma.
Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi: Biển Đông căng thẳng, Úc muốn phát triển vũ khí hạt nhân? Trong
cuốn sách mới nhất, cựu cố vấn thủ tướng Úc Hugh White cho rằng, nước Úc “đang
bí mật thảo luận vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân khi Trung Quốc đang trỗi dậy
mạnh mẽ ở Biển Đông, cộng thêm sự khó lường của đồng minh Mỹ”.
Ông White giải thích: “Hoàn toàn dễ hiểu khi
Úc không bao giờ nghĩ đến phương án vũ khí hạt nhân trong 40 năm qua vì chúng
tôi rất tin tưởng vào ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ làm điều đó là để
đảm bảo vị thế của họ tại châu Á”.
Mời đọc thêm: DK1 – Thành đồng trên biển – Kỳ 1: Nhiệm vụ số 1 — Kỳ 2: Ba nhà giàn đầu tiên — Kỳ 3: Những ngày gian khó — Kỳ 4: Người thiết kế nhà giàn DK1 — Kỳ 5: Xây dựng nhà giàn DK1/1 — Kỳ 6: Dành cả tuổi xuân cho nhà giàn (TT).
– Kiên Giang: Ngư dân khai thác thuỷ sản trái phép vẫn gia
tăng (ĐĐK). – Phát hiện lưới trùm tàu cá Nghệ An bị chìm trên biển Bạch
Long Vỹ (VTC). – Xác tàu ngầm biến mất bí ẩn (TN).
Nhật Cường: Sân
sau và công cụ rửa tiền
Ông chủ Nhật Cường Mobile bị khởi tố điều tra thêm tội rửa
tiền, báo Tiền Phong đưa tin. Ngày 10/7/2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an
đã bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự, bổ sung Quyết định khởi tố bị can
đối với bị can Bùi Quang Huy, TGĐ Công ty Nhật Cường về tội “Rửa tiền” theo khoản
3 Điều 324 BLHS.
Phía công an xác định, ngoài hành vi buôn lậu đã bị
khởi tố, ông Huy còn có hành vi sử dụng tiền có được từ phạm tội nói trên để
đưa vào Công ty Nhật Cường và Công ty Nhật Cường Software, hoạt động kinh doanh
nhằm mục đích sinh lợi, có dấu hiệu của hành vi “rửa tiền”.
Infonet dẫn lời Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Để nguồn tiền không tiêu hết
là có lỗi với người dân. Ông Chung nói về vấn đề giải ngân trong đầu tư
xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm 2019: “Thành phố xác định không đưa được
nguồn lực đầu tư công vào vận hành, để nguồn tiền không tiêu hết là có lỗi với
người dân”. Phải chăng ông Chung dùng doanh nghiệp sân sau của mình để rửa
tiền để tiêu, nhằm tránh “có lỗi với người dân”?
Mời đọc thêm: Khởi tố bổ sung vụ án hình sự tội “rửa tiền” xảy ra tại Công
ty Nhật Cường và Nhật Cường Software(ANTĐ). – Tổng giám đốc Nhật Cường bị khởi tố thêm tội rửa tiền (TT).
– Bộ Công an công bố danh tính 10 bị can trong vụ án Nhật Cường (DV).
– Ông Nguyễn Đức Chung nói thẳng về những vấn đề “nóng” được
quan tâm (NLĐ).
Bí thư Trịnh Văn Chiến
vs Giám đốc Sở TN&MT Đào Trọng Quy
Diễn biến đáng lưu ý trong kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII: Yêu cầu kiểm
điểm Giám đốc Sở TNMT Thanh Hóa vì “lạc đề”, theo trang Nhà Báo và Công
Luận. Bài báo cho biết, trong lúc tiến hành phiên chất vấn lãnh đạo, ông Trịnh
Văn Chiến, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa, chủ tọa kỳ họp đã dừng nội dung chất vấn,
yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo kiểm điểm GĐ Sở TN&MT Đào Trọng Quy vì
“lạc đề”.
Ông Trịnh Văn Chiến,
Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu kiểm điểm ông Đào Trọng Quy vì trả lời lạc đề. Ảnh:
TTV
Tại phiên họp, ông Quy “xin được trình bày
Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 18/8/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm
2020, định hướng đến năm 2025”. Ông Quy chưa kịp đọc hết báo cáo này thì bị
cấp trên cắt ngang.
Vụ giám đốc sở “lạc đề”: “Không đồng ý với ý kiến chủ tịch tỉnh
Thanh Hóa nói thời gian quá ngắn”, theo báo Người Lao Động. Đối với ý
kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho rằng thời gian phát biểu quá ngắn,
ông Chiến phản bác: “Tôi không đồng ý với ý kiến của chủ tịch UBND tỉnh
nói thời gian quá ngắn. Tôi nghĩ không ngắn đến mức độ mà chúng ta không làm được
cái đó (đọc nội dung chuẩn bị chất vấn của giám đốc Sở TN-MT). Mùng 3-7 họp,
các đồng chí chủ tịch, phó chủ tịch dự với Thường trực HĐND cả rồi, các đồng
chí biết cái đó rồi mà chuẩn bị, ngày 4 và 5-7 vẫn tiếp tục làm”.
Mời đọc thêm: Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Thanh Hóa: Chất vấn hàng loạt vấn đề
‘nóng’ về quản lý đất đai (NĐ&ĐS). – Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến dừng chất vấn, yêu cầu kiểm
điểm vì giám đốc sở “lạc đề” (NLĐ). – Thanh Hóa: Kiểm điểm giám đốc sở vì trả lời chất vấn ‘lạc đề’(TT).
Cố ý làm trái
Chuyện ở Quảng Bình: Cha thần tốc bổ nhiệm con ngồi ghế lãnh đạo sau
36 ngày làm nhân viên, theo báo Một Thế Giới. Vụ việc xảy ra cách đây
hơn 2 năm, giờ mới bị phanh phui: Ngày 1/11/2016, ông Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc
BQL dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới ký quyết định tiếp nhận
con trai của ông này là Nguyễn Huỳnh Minh Tuấn vào làm việc với vị trí nhân
viên, 36 ngày sau, ông Thuận tiếp tục ký quyết định nâng đỡ con trai mình lên
làm lãnh đạo với chức danh Phó Trưởng phòng KHKT BQLDA.
Báo Lao Động đặt câu hỏi: Trục lợi đất lâm nghiệp, 11 cán bộ bị khởi tố là ai? Đó
là vụ trục lợi đất lâm nghiệp tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ mà Công
an tỉnh Gia Lai đã chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp để truy tố. Nhóm bị cáo gồm
các cựu Trưởng BQL Bắc Biển Hồ, cựu Kế toán trưởng BQL Bắc Biển Hồ, cùng một số
lãnh đạo địa phương, đã cấu kết với nhau, làm mất hơn 2.400 ha.
Mời đọc thêm: Khởi tố 3 cán bộ chuyển đổi đất rừng nhà nước thành đất cá
nhân (GT). – ‘BOT cán bộ’ là vấn nạn của quốc gia (VNE).
– Bạc Liêu: 1 bí thư phường bị cách chức vì sai phạm 9 năm trước — Cần
Thơ: Nhiều vi phạm bảo quản vật chứng (PLTP). – Hải Dương: Cán bộ bị “tố” lợi dụng xây dựng nông thôn mới để
trục lợi (TN&MT).
Lạm phát… ban
Báo Một Thế Giới đặt câu hỏi: Ban thương hiệu, ban chống hàng giả, hay ban thờ đạo hư
danh? Bài báo phân tích Ban “Phát triển thương hiệu và chống hàng
giả VN”: “Một Ban vừa hoành tráng làm lễ ra mắt, chưa kịp hoạt động và
chưa được công nhận đã từ chức hết 4/5 thành viên. Ban này rất lạ đời, Ban có 5
người thì có 4 Phó trưởng ban. Dĩ nhiên phải có Trưởng ban. Tất cả đều lãnh đạo,
không có ban viên (Ủy viên) như nhiều ban bệ khác”.
Câu hỏi đáng suy nghĩ trong bài báo: “Tên gọi
Việt Nam được tùy tiện đặt, sao không thấy ai thắc mắc như kiểu ‘lon Việt Nam’
của Coca Cola. Những doanh nghiệp và nhà báo nào tham gia buổi lễ, có đại diện
cho Việt Nam không?”
Mời đọc thêm: Ban chống hàng giả bị Bộ Công thương, Bộ Tài chính bác bỏ (SGGP).
– Hiệp hội Chống hàng giả vinh danh thuốc giả, phó chủ tịch
làm bằng giả (Zing). Mời đọc lại: TP. HCM: Ra mắt Ban Phát triển thương hiệu và chống hàng giả
Việt Nam (NB&CL).
Vụ lừa đảo đa cấp
hơn 36.000 người
Ngày 10/7, VKSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố “bộ sậu” Tập đoàn Thăng Long lừa đảo 36.000 người
chiếm đoạt hơn 700 tỷ, trang Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin. Các ông Lê Văn
Quang, cựu Chủ tịch HĐQT Thăng Long Group, Phạm Ngọc Tuân, cựu GĐ Công ty Thăng
Long cùng 6 đồng phạm bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. “Đây
là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các bị can bị xác định là đã thực hiện hành vi
lừa đảo 36.000 bị hại, chiếm đoạt số tiền hơn 706 tỷ đồng”.
Nhóm bị can đã lừa hàng chục ngàn người bằng các
“chương trình” nộp tiền để “mua đơn hàng vào Công ty Thăng Long để được
hưởng tiền thưởng gấp nhiều lần mà không có tính khả thi như: mua đơn hàng trị
giá 31 triệu đồng sẽ được nhận 146 triệu đồng (gấp 4,7 lần); mua đơn 46 triệu đồng
được nhận 153 triệu đồng (gấp 3,3 lần)”.
Các bị can còn thuê
địa điểm lớn để tổ chức hội nghị tuyên dương, vinh danh những người thu nhập
hàng tỷ đồng mỗi tháng. Ảnh: BVPL
‘Trùm’ đa cấp lừa 36.000 người bị truy tố đến khung chung
thân, theo Zing. Cơ quan công tố kết luận 8 bị can nói trên phải chịu
trách nhiệm về số tiền trên 700 tỷ đồng của 36.000 người, dù chỉ có hơn 1.500 bị
hại gửi đơn trình báo, yêu cầu bồi thường 110 tỷ đồng. Theo điểm a, Khoản 4 Điều
139 BLHS năm 1999, “người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản
của người khác từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm,
tù chung thân”.
Thông Tấn Xã VN có bài: Sai phạm về đa cấp, hai doanh nghiệp bị phạt hơn 800 triệu đồng.
Hai doanh nghiệp đó là Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam và Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Thiên Sư Việt Nam, với sai phạm đều liên quan đến thực phẩm chức năng
và mỹ phẩm nhập khẩu, mặt hàng quen thuộc của các công ty đa cấp.
Với Công ty New Image VN, lực lượng chức năng phát
hiện công ty này “có người tham gia bán hàng đa cấp tại các tỉnh nơi
Công ty chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cũng như lưu
hành hợp đồng không đúng mẫu đã đăng ký”. Còn Công ty Thiên Sư VN đã không
vận hành hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại,
không thanh toán hoa hồng, tiền thưởng, khuyến mại cho người tham gia.
Mời đọc thêm: Diễn biến mới vụ “trùm” đa cấp Thăng Long lừa 36.000 người,
chiếm đoạt hơn 700 tỷ đồng (NĐT). – Truy tố 8 bị can trong Tập đoàn đa cấp Thăng Long lừa đảo
36.000 người, chiếm đoạt hơn 706 tỷ đồng (ĐSPL). – 36.000 người mất hơn 700 tỷ cho ‘trùm’ đa cấp Thăng Long
Group (VNN). – Phát hiện hàng loạt sai phạm của công ty đa cấp New Image và
Thiên Sư Việt Nam (TGTT). – Đa cấp Vision chấm dứt hoạt động, người tham gia có thể đòi
quyền lợi trong 30 ngày (ANTĐ).
Mạng dân vs mạng
công an
Vụ 2 cán bộ công an quận Ô Môn, TP Cần Thơ đánh chết
dân, TAND quận Ô Môn tuyên án, 16 năm tù cho 2 cựu công an đánh chết người tại trụ sở,
báo Tiền Phong đưa tin. Hai cựu công an “đổ lỗi cho nhau về nguyên nhân
chết của người bị hại và cho rằng một phần là do tắc trách của bệnh viện trong
việc cứu chữa không kịp thời”. Hành vi cố ý giết người đã rõ nhưng tòa chỉ
tuyên án tội “Cố ý gây thương tích”.
Trong khi đó, đối tượng lao thẳng xe, hất văng CSGT đối diện tội danh Giết
người, theo báo Lao Động. Đó là cậu bé vị thành niên Đỗ Văn Thắng, 16
tuổi, điều khiển xe máy, không đội mũ bảo hiểm, di chuyển với vận tốc 61km/h và
tông trực diện, hất văng thượng úy CSGT Nguyễn Trọng Quý tại khu vực huyện An
Lão, TP. Hải Phòng, trưa 9/7.
Hành vi phạm tội của Thắng hiện đang gây tranh cãi
trên Facebook. Một số cư dân mạng cho rằng, hành động của CSGT ra chặn xe là
hành động có ý thức, thấy xe lao nhanh từ xa nhưng quyết không lùi để
tránh, còn cậu bé đang điều khiển xe bị một xe máy của CSGT phía
sau rượt đuổi, đang tìm cách chạy thoát thân tại một khúc cua, là hành
động vô thức, không cố ý gây tai nạn.
Facebooker
Nguyễn Luật nhận định: “Tôi cho rằng, cậu không cố ý đâm anh cảnh
sát, và vì vậy, không phạm tội giết người. Tôi cũng tin, các cơ quan pháp luật
không vội kết luận về hành vi của cậu trước khi thực hiện những thủ tục tố tụng
cần thiết“.
Hơn nữa, cán bộ CSGT bị tông vẫn còn sống, thậm chí
đang bình phục, trong khi Thắng lại đối diện án chung thân hoặc tử hình về tội
“cố ý giết người”. Hai tay công an quận Ô Môn cố ý đánh người dân đến chết,
nhưng chỉ bị truy tố và chịu án về tội cố ý gây thương tích. Còn cậu bé vị
thành niên 16 tuổi, không cố ý tông CSGT, lại có khả năng đối diện mức án chung
thân hoặc tử hình?
Mời đọc thêm: Hai cựu công an đánh chết người ‘chia nhau’ 16 năm tù (Zing).
– Đánh người dẫn đến tử vong, 2 cựu công an viên lĩnh án tù (GT).
– Chặn xe vi phạm, CSGT Hải Phòng bị đâm trực diện, hất tung (VNN).
– Vụ CSGT bị “quái xế” đâm xuất huyết não, vỡ cột sống cổ: Xem
xét xử lý tội giết người (PL Plus). – Vụ xe máy hất văng Thượng úy CSGT: Xe chạy tốc độ 61 km/h (DT).
– Thượng úy CSGT dần bình phục sau vụ tông xe (VNE).
Thủy điện xả lũ
gây chết người
Chiều 10/7, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, GĐ Công an
Nghệ An xác nhận, cơ quan điều tra Công an huyện Tương Dương vừa khởi tố vụ thủy điện Nậm Nơn xả cửa không thông báo gây chết
người, báo Dân Việt đưa tin. Vụ việc xảy ra khoảng 14 giờ chiều ngày
23/5, nhà máy thủy điện Nậm Nơ mở cửa xả đúng lúc anh em Vi Văn May và Vi Văn
Thân chèo thuyền dưới khu vực đập. “Cả 2 anh em không ra kịp khỏi khu vực,
nước xả mạnh nên thuyền bị lật”.
Ông Thân được người dân cứu sống, còn ông May “bị
nước cuốn trôi. Hơn 2 tiếng sau (tức khoảng hơn 16h cùng ngày), thi thể nạn
nhân Vi Văn May mới được tìm thấy cách vị trí thuyền ban đầu 30m”.
Báo Nghệ An dẫn lời tướng Nguyễn Hữu Cầu: Công an Nghệ An đang huy động lực lượng
chưa từng có để điều tra các thủy điện. Tướng Cầu cho biết, Công an Nghệ
An đang tổng hợp, điều tra lại toàn bộ thiệt hại trong đợt xả lũ cuối tháng
8/2018 gây thiệt hại nặng nề cho 171 hộ dân. Nhiều hộ đến nay vẫn chưa nhận được
đền bù: “Nếu cần thiết sắp tới sẽ kiến nghị để đưa ra tòa xử lý. Anh
không thể kinh doanh thu lời gây thiệt hại cho dân mà không chịu đền bù được”.
Mời đọc thêm: Khởi tố vụ án chết người liên quan đến thủy điện xả nước (PLVN).
– Nhà máy thủy điện xả lũ sai quy trình gây chết người ở Nghệ
An: Khởi tố vụ án (VTC). – Khởi tố vụ án thủy điện xả cửa phát điện khiến một người dân
tử vong (NĐT). – Xả nước gây chết người, Thủy điện Nậm Nơn “đền” 650 triệu (DV).
Trạm BOT
Báo Một Thế Giới đưa tin: Bộ GTVT ‘lệnh’ Tổng cục Đường bộ không được dừng thu
phí tại 3 trạm BOT. Bộ GTVT vừa gửi công văn đến Tổng cục Đường bộ VN,
đề nghị không tiến hành dừng thu phí ở 3 trạm BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp, trạm ở
dự án hầm đường bộ Phước Tượng – Phú Gia và BOT quốc lộ 1 qua Khánh Hòa. Trước
đó, TCĐB VN yêu cầu 3 chủ đầu tư dự án BOT trên phải nhanh chóng ký kết các phụ
lục hợp đồng để tiến hành thu phí tự động không dừng.
Sau khi nhận công văn của Bộ GTVT, TCĐB VN đã có
“công văn hỏa tốc” gửi đến các nhà đầu tư dự án BOT để thông báo về việc dừng
thu phí sẽ không thực hiện nữa. “Miếng bánh” béo bở như vậy các quan chức làm
sao nhả ra được.
Mời đọc thêm: Thực hư việc 3 trạm BOT bị dừng thu phí(PLTP). – Tổng cục Đường bộ rút lệnh dừng thu phí với 4 dự án
BOT (VNE). – Ba trạm BOT bị dừng thu phí: Thứ trưởng Bộ GTVT Lê
Đình Thọ ra tối hậu thư (DV). – Không buộc doanh nghiệp bàn giao trạm BOT do chậm triển
khai thu phí tự động? (TP).
Lại cháy rừng ở miền
Trung
VTC đưa tin: Cháy rừng nghi ngút, xuất hiện nhiều tiếng nổ vang trời ở
Bình Định. Chiều 10/7, đại diện UBND huyện Tây Sơn, Bình Định, thừa nhận,
lực lượng chữa cháy vẫn chưa dập tắt được đám cháy rừng ở xã Bình Tân và xã
Bình Thuận. Vụ cháy được người dân phát hiện vào khoảng 11 giờ cùng ngày, ở khu
vực rừng trồng keo thuộc quản lý của Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho
biết: “Đám cháy tuy không lớn, nhưng lây lan âm ỉ suốt 25 giờ đồng hồ.
Trong quá trình khống chế ngọn lửa, đơn vị chức năng và người dân nghe thấy có
trên 40 tiếng nổ nghi từ đầu đạn M79 và bom sót lại sau chiến tranh”.
Hiện trường vụ cháy
kèm tiếng nổ mìn ở huyện Phù Mỹ. Ảnh: VTC
Mời đọc thêm: Nhiều tiếng nổ trong đám cháy rừng nghi là đầu đạn M79 (BVPL).
– Bom, đạn nổ vang trời trong đám cháy rừng ở Bình Định (NLĐ).
– Hàng chục tiếng nổ nghi bom đạn trong vụ cháy rừng 25 giờ ở
Bình Định (DV). – Huy động hơn 400 người dập đám cháy rừng (TN).
***
Thêm một số tin: Ông Trần Vũ Hải bị từ chối bào chữa cho ông Trương Duy Nhất (PLTP).
– UBND
TP. Đà Nẵng bị Công ty thép Dana – Ý kiện: Tòa đã thụ lý (TN).
– Giúp
người lại bị báo oán, nam thanh niên phẫn nộ biến thành sát nhân (NĐT).
– ĐB HĐND Đà Nẵng kiến nghị ‘giải mật’ kết luận của TTCP về
sai phạm đất đai (MTG). – Nữ cán bộ Phòng Giáo dục ở Nghệ An chết trong tư thế treo cổ(VNN).
– Nữ cán bộ phòng giáo dục chết treo cổ bằng vải quần ở nhà
người quen (PNTP). – Cần Thơ: Hầu tòa vì phá nhà người khác xây trên…đất của mình (MTG).
– Cuối tháng, nhiều công nhân chỉ ăn cơm chan canh suông (LĐ).
– Chuyện lạ Bình Phước: 1 hộ hiến tài sản trị giá 4 tỷ đồng
cho làng, xã (DV). – Cô gái thoát thân về nhà sau 6 năm tan tành ‘giấc mộng Trung
Hoa’ (MTG). – Vỡ òa ngày đoàn tụ của cô dâu Việt sau 6 năm lấy chồng Trung
Quốc (NLĐ). – Xét nghiệm chay, giấy lụi, dây niêm phong khống (LĐ).
– Nơi duy nhất cả nước chưa bị dịch tả lợn châu Phi là tỉnh
nào? (DV).
No comments:
Post a Comment