Lê Thị Kim Dung
18/07/2019
Sau một tuần “dậy sóng” vụ cái lu chống ngập lụt của
bà Phó Giáo sư – Tiến Sĩ, đại biểu HĐND Thành Hồ Phan Thị Hồng Xuân, dư luận vẫn
tiếp tục đề cập về bà không chỉ là chuyện cái lu mà còn liên quan đến một số
phát biểu linh tinh trên báo chí sau đó.
Phải nói là “sáng kiến” của bà Tiến Sĩ Xuân lập tức
gây ra một trận bão chế giễu của công chúng không chỉ là sự ngớ ngẩn mà còn
mang tính ngụy biện không xứng với một trí thức có học vị cao như bà. Để biện
minh cho đề nghị của mình, bà tiến sĩ cho biết đây là từ sự gợi ý của một
chuyên gia Nhật Bản trong tổ chức JICA (Japan International Cooperation Agency
– Tổ chức Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản) một tổ chức chuyên lo công việc hợp tác đầu
tư có văn phòng tại Việt Nam.
Biện minh của bà Xuân càng làm lộ ra thêm sự thiếu
hiểu biết của mình. Vì chuyện các gia đình người Nhật có cái lu chứa nước mưa để
có nước ngọt khi trời mưa là một truyền thống; nghe qua ai cũng hiểu vì đây là
một đảo quốc với gần 7.000 hòn đảo lớn nhỏ. Nhưng từ ý kiến có cái lu chứa nước
mưa, bà Tiến Sĩ Xuân lại bám lấy như một hình thức đáng noi theo từ một xứ văn
minh để đưa ra đề nghị dân thành Hồ nên sắm lu nhằm chứa nước mưa chống ngập lụt.
Đây quả là một chuyện không những khôi hài mà nó còn
cho người ta thấy những đầu óc trống rổng, ngờ nghệch của thành phần cán bộ
lãnh đạo trong guồng máy độc tài. Bà Xuân còn nguỵ biện thêm, bà dùng chữ “cái
lu” vì muốn nhấn mạnh khía cạnh “tri thức bản địa” theo dân gian. Đến đây thì
bà tỏ ra đi quá xa chuyện chống ngập vì sẽ không ai hiểu nổi cái “tri thức bản
địa” trong chuyên chống ngập của bà.
Là một đại biểu HĐND, bà tiến sĩ lại quên một thực tế
là trong hơn 10 năm qua cứ mỗi cơn mưa, thành Hồ nhanh chóng biến thành một cái
hồ vĩ đại, chẳng những chứa nước mưa mà còn chứa đủ loại nước cống rãnh và rác
rưởi. Những dự án chống ngập lụt mùa mưa đã chi ra trên 22.000 tỷ đồng nhưng
hoàn toàn thất bại, đến nổi có lúc cán bộ Sở Giao Thông Vận Tải phải lấp liếm
“chỉ tụ nước sau cơn mưa”. Và nghe đâu tới năm 2020, nhà nước còn bỏ tiền chống
ngập tới 120.000 tỷ đồng!
Với cương vị là đại biểu HĐND đồng thời là một trí
thức có học vị cao hơn người, lẽ ra bà Xuân phải thấy rõ đề nghị của mình không
khả thi chút nào. Vì lẽ khi trời mưa, độ nước đổ xuống ào ạt làm sao các lu có
thể hứng kịp khi phân tán từng nhà. Chỉ nghĩ đến điều đơn giản ấy thôi, ai cũng
thấy đề nghị của bà tiến sĩ là không thể thực hiện. Thế nhưng tại sao bà đưa nó
ra diễn đàn của những đày tớ dân, hẳn cũng có lý do thầm kín nào đó…
Giả sử “sáng kiến” của bà Xuân được áp dụng, ai sẽ
là người bỏ tiền ra mua hàng triệu cái lu, hay áp dụng chính sách “nhà nước và
nhân dân cùng làm, nhân dân làm trước nhà nước theo sau…”? Rồi nước mưa hứng được
trong tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng như hiện nay ở Việt Nam thì ai
dám dùng nước này, hay chỉ để nuôi trứng muỗi để phát triển bệnh sốt xuất huyết.
Nhưng điều quan trọng hơn hết là qua đề nghị khôi
hài của bà Xuân, người dân thấy được cách chuyển hướng dư luận của chế độ toàn
trị CSVN khi họ đang rơi vào bế tắc của vụ án cướp đất Thủ Thiêm. Cùng lúc dư
luận cũng đang vô cùng chú ý vào vụ Lê Tấn Hùng em trai cựu bí thư Lê Thanh Hải
bị tống giam ở Hà Nội làm cho nội bộ thành uỷ thành Hồ lâm vào bối rối. Trước
nay đối với Lê Tấn Hùng dù tội trạng không còn che giấu được, thành uỷ cũng chỉ
giơ cao đánh khẽ… Về phía người dân thì đang chờ xem liệu con sâu chúa Lê Thanh
Hải chừng nào biến thành củi. Cạnh đó đây cũng là thời điểm mà dư luận cả nước
đang hướng về Biển Đông với vụ đảng mang tàu cảnh sát biển rụt rè đối đầu tàu
Trung Cộng ở bãi Tư Chính.
Nói cách khác với đề nghị ngớ ngẩn của mình, bà Xuân
được dùng như một vụ “xả xú-bắp” của đám thành uỷ thành Hồ để giải vây cho những
bế tắc vô phương cứu vãn. Cho nên trong tinh thần cảnh giác âm mưu lừa bịp của
cộng sản, ta phải coi vụ chọc cười của bà tiến sĩ Hồng Xuân không đơn thuần chỉ
là sự ngờ nghệch làm trò hề của một đề nghị bất khả thi, mà nó còn chủ đích điều
hướng dư luận có lợi cho chế độ.
Lê
Thị Kim Dung
CÁC TIN KHÁC
FB
VIỆT TÂN 17/07/2019
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN đã đánh giá kỳ họp thứ
7 của Quốc Hội bế mạc giữa tháng 6 vừa qua. Tại đây, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ
Tịch Quốc Hội than vãn về tình trạng vắng mặt ngày càng nhiều của các vị đại biểu
Quốc Hội. Theo bà Ngân thì trong kỳ họp Quốc Hội vừa qua, “mỗi ngày vắng không
dưới 30 đại biểu, có ngày vắng 100 người. Khi họp ở đoàn đại biểu Quốc Hội, có
đoàn vắng đến 50%, có 7 đại biểu thì vắng 4, 5 người thì vắng 3.”
.
YOUTUBE
VIỆT TÂN 17/07/2019
Trong chương trình Câu Chuyện Trong Tuần kỳ nầy, Luật
Sư Nguyễn Văn Đài nhận định về các sự kiện nổi bật đang thu hút sự chú ý của dư
luận trong và ngoài nước: 1) Vụ Cảnh Sát Biển Việt Nam đối đầu với Hải Cảnh của
Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở
Biển Đông; 2)Tương lai chính trị của Nguyễn Thị Kim Ngân sau chuyến thăm TQ; và
3) Câu chuyện cái LU.
.
ĐỖ
ĐĂNG LIÊU 17/07/2019
Người viết luôn quan niệm là mọi việc chúng ta làm đều
qua tiến trình 3 bước là: 1) Biết mình muốn gì, 2) Tìm ra cách thực hiện, và 3)
Bắt tay vào việc. Nếu không nắm rõ thứ tự của tiến trình 3 bước này thì mọi
chuyện sẽ lẫn lộn, có khi làm những việc không đáp ứng điều mình mong muốn. Có
thể vì không suy nghĩ theo tiến trình 3 bước này mà một số người thắc mắc,
không hiểu, hay có ảo tưởng về Đảng Cộng Sản Việt Nam.
No comments:
Post a Comment