Thursday, 29 December 2016

VÀ CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI ĐANG ĐẾN (Paul Krugman - The New York Times)




Paul Krugman  -  The New York Times
Trà Mi chuyển ngữ
Posted on December 29, 2016 by editor — 0 Comments

Donald Trump đã đến gần Toà Bạc Ốc – hay chính xác hơn, trong tầm ngắm của Comey-và-Putin – nhờ sự hỗ trợ rất lớn từ các cử tri thuộc tầng lớp lao động da trắng. Những cử tri này tin tưởng lời hứa của Trump sẽ mang lại công việc sản xuất tốt, trong khi lại không tin lời hứa đáng tin cậy hơn là Trump sẽ lấy đi bảo hiểm sức khỏe của họ. Một cú sốc tàn nhẫn sẽ đến với họ.

Nhưng công nhân da trắng không phải là khối cả tin duy nhất: doanh nghiệp Mỹ vẫn phủ nhận về triển vọng của một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu, mặc dù chủ nghĩa bảo hộ là một chủ đề chính trong cuộc vận động tranh cử của Trump. Trong thực tế, chỉ có hai chuyện mà Trump dường như thực sự đam mê là giao thương được cho là không công bằng và sự ngưỡng mộ đối với những chế độ độc tài. Thật ngây thơ khi người ta cho rằng Trump sẽ để chính sách trung tâm của mình hụt hẫng.

Hãy nói về phương tiện, động cơ và hậu quả.

Bạn có thể tưởng tượng một sự thay đổi lớn trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ sẽ cần có sự chấp thuận của Quốc hội, và đảng Cộng hòa – những người tuyên bố tin tưởng vào thị trường tự do – sẽ đạp chân vào thắng. Nhưng với một đảng Cộng hoà không xương sống điều đó khó xảy ra.

Trong mọi trường hợp, pháp luật cho phép Tổng thống nhiều ngõ đi nếu ông chọn con đường theo chủ nghĩa bảo hộ. Ông ta có thể hạn chế nhập cảng nếu hàng nhập cảng loại đó “đe dọa, làm suy yếu an ninh quốc gia”; ông ấy có thể áp đặt thuế quan “để đối phó với cán cân chi phó thâm hụt lớn và nghiêm trọng của Hoa Kỳ”; ông có thể sửa đổi thuế suất khi các chính phủ nước ngoài sử dụng những chính sách “vô lý”. Ai sẽ xác định khi nào thì những điều kiện như vậy được áp dụng? Chính Tổng thống.

Peter Navarro, ở giữa, đã được Tổng thống đắc cử Trump cọn làm lãnh đạo một văn phòng mới thuộc Toà Bạch Ốc giám sát thương mại của Mỹ và chính sách công nghiệp. Nguồn: Andrew Harrer / Bloomberg

Các quy định này không nhằm trao quyền cho một Tổng thống để đảo ngược những chính sách thương mại của Hoa Kỳ đã có hàng chục năm qua, hoặc để trả thù cá nhân. Tuy vậy bạn có thể đã đoán được, sự tế nhị đó có thể làm phiền bao nhiêu tới chính quyền sắp tới; họ đã lên tiếng về việc sử dụng quyền lực của họ. Điều này đưa chúng ta đến câu hỏi về động cơ.

Tại sao chính quyền Trump có thể sẽ áp đặt các hạn chế về nhập cảng? Một câu trả lời là những cử tri thuộc tầng lớp lao động, mà anh hùng của họ đã sẵn sàng theo đuổi một chương trình nội địa triệt để chống lại nhân công. Có một động lực rõ ràng để ông Trump thực hiện một chương trình lớn, làm một điều gì đó để thực hiện lời hứa khi vận động tranh cử. Và nếu điều này tạo ra xung đột quốc tế thì đó thực sự là một điểm lợi cho chính phủ vì nó chuyển hướng quần chúng không chú ý đến sự sụp đổ của hệ thống chăm sóc sức khỏe và vân vân.

Ngoài này, đã rõ ràng rằng vị tổng tư lệnh tương lai thực sự tin rằng thương mại quốc tế là một trò chơi mà trong đó người tốt sẽ về hạng chót, và nước Mỹ đã bị lợi dụng. Hơn nữa, ông ta chọn những cố vấn sẽ xác nhận ông ta đúng trong những niềm tin này.

Ồ, và đừng mong đợi những cố gắng của các chuyên gia chỉ ra những lỗ hổng trong quan điểm này – đặc biệt khi chỉ ra hình ảnh của một Trung Quốc hung hãn, có thặng dư lớn bằng cách giữ cho đồng tiền của họ ở giá thấp đã quá lỗi thời rồi – để gây được bất kỳ ấn tượng nào. Các thành viên trong nội các của Trump tin rằng tất cả những lời chỉ trích những ý tưởng kinh tế của họ phản ảnh một âm mưu giữa các chuyên gia cố vấn nhằm phá hoại chính sách của họ. Bởi vì tất nhiên nó là như thế.

Vì vậy, những gì sẽ xảy ra khi Trump đánh thuế vào hàng nhập cảng?

Sẽ có trả thù, trả đũa thứ thiệt. Khi nói đến thương mại, Mỹ không còn là một siêu cường – Trung Quốc cũng là một tay chơi cỡ lớn, và Liên minh châu Âu còn lớn hơn nữa. Họ sẽ trả lời bằng tương xứng nhắm vào những ngành công nghiệp dễ bị tổn thương của Mỹ như máy bay và nông nghiệp.

Và trả đũa không phải đã là hết chuyện; Còn có sự cạnh tranh nữa. Một khi Mỹ quyết định rằng không áp dụng luật lệ nữa, thương mại thế giới sẽ trở thành một vùng oanh kích tự do cho tất cả.

Điều này sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu? Có lẽ là không – tôi nghĩ rằng những rủi ro đó được phóng đại. Không, chủ nghĩa bảo hộ thương mại không gây ra cuộc Đại khủng hoảng.

Nhưng cuộc chiến thương mại sắp tới sẽ gây ra nhiều xáo trộn. Nền kinh tế thế giới hiện nay được xây dựng xung quanh “chuỗi giá trị” xuyên biên giới: xe của bạn hoặc điện thoại thông minh của bạn có thể có các thành phần sản xuất ở nhiều quốc gia, sau đó lắp ráp hoặc chỉnh sửa ở nhiều nước khác. Một cuộc chiến tranh thương mại sẽ buộc phải rút ngắn quyết liệt hệ thống những dây chuyền, và một một số lớn hoạt động sản xuất của Hoa Kỳ cuối cùng sẽ thua lớn, giống như đã xảy ra khi thương mại toàn cầu vjt tăng mạnh trong quá khứ.

Một câu chuyện đùa cũ kể về một người lái xe, cán lên một người đi bộ, sau đó cố gắng để sửa chữa những thiệt hại bằng cách lui xe lại – và cán lên nạn nhân lần thứ hai. Vâng, những ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại kiểu Trump với người lao động Hoa Kỳ sẽ có nhiều phần giống như thế.

Với những tiềm năng đó, bạn có thể nghĩ rằng một người nào đó sẽ thuyết phục chính quyền tương lai phải suy nghĩ lại tính hiếu chiến thương mại của họ. Đó là, bạn có thể nghĩ rằng nếu bạn đã không quan tâm đến thanh tích và tính khí của vị tư lệnh bảo hộ thương mại. Một người không nghe báo cáo về an ninh quốc gia bởi vì ông ta cho rằng ông ấy “như thế, là một người thông minh” và không cần chúng thì sẽ không có khả năng ngồi yên nghe những bài học về kinh tế quốc tế.

Không, kết quả khả dĩ nhất là một cuộc chiến thương mại đang đến. Hãy thắt dây an toàn của bạn lại.

© DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

Nguồn: And the Trade War Came. Paul Krugman, The New York Times, Decemeber 26, 2016.


No comments:

Post a Comment

View My Stats