Anh Vũ - RFI
Đăng
ngày 07-10-2014 Sửa đổi ngày 07-10-2014 12:10
Theo AFP, hôm nay
07/10/2014, đại diện những người dân bị mất đất, nạn nhân của chính sách lũng
đoạn vơ vét đất đai của chính phủ Cam Bốt đã nộp đơn kiện lên Tòa án Hình sự
Quốc tế (CPI) yêu cầu ông chưởng lý Tòa cho mở điều tra về tội ác chống nhân
loại liên quan đến các vụ cướp đất của dân.
Luật
sư Richard Roger được sự hỗ trợ của Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền đã đứng ra
làm đại diện cho các nạn nhân nộp đơn kiện lên tòa án quốc tế. Đơn khởi kiện
nêu rõ tại Cam Bốt có hàng ngàn người dân là nạn nhân của các vụ hãm hại, cưỡng
chế di dời, sách nhiễu, bắt giam vô cớ hay nhiều hành vi vô nhân đạo khác.
Luật
sư Roger khẳng định chính quyền “đã trưng thu bất hợp pháp hàng triệu ha đất
của những người nghèo khổ, đem cấp lại cho những người thân cận hay những chủ
đầu tư nước ngoài khai thác hoặc đầu cơ”. Điều tệ hại nữa, theo luật sư của bên
bị hại thì những người chống đối bị hãm hại hoặc bị vu tội. Luật sư Richard
khẳng định tất cả những hành vi như vậy chỉ để làm giàu cho một số ít người có
chức có quyền.
Đơn
kiện của người dân mất đất Cam Bốt đưa ra số liệu: Từ năm 2000, tổng cộng có
khoảng 700 nghìn người, tức chiếm 6% dân số Cam Bốt, là nạn nhân của các vụ
lũng đoạn vơ vét trưng thu đất đai. Ít nhất, 4 triệu ha đất đã bị tịch thu.
Luật sư của các nạn nhân cho biết những người dân bị cưỡng chế giải tỏa đất Cam
Bốt hoặc được tập trung sống trong các lều trại hoặc bị bỏ mặc cho số phận.
Theo
đơn khởi kiện, chính quyền Phnom Penh trong vụ việc này đã tìm cách dập tắt sự
phản đối của người dân bằng trấn áp, “những người đối kháng đã bị đánh đập, sát
hại, bị dàn dựng để buộc tội hoặc giam giữ trái pháp luật”. Từ thập niên 1990
đến nay đã có 300 vụ án sát nhân mang động cơ chính trị. Chính sách về đất đai
của Phnom Penh được thao túng bởi giới có quyền chức trong nhiều định chế của
đất nước, đặc biệt trong tư pháp.
Đơn
kiện tố cáo ở Cam bốt còn đưa ra dẫn chứng: Năm 2005 cả một khu dân cư rộng,
nơi 800 gia đình sinh sống đã bị bán cho một công ty thân cận với chính phủ.
Một nửa số gia đình trên đã phải rời bỏ đất đai vì bị đe dọa và bạo hành. Số
còn lại đến năm 2009 đã bị cảnh sát cưỡng chế. Một nạn nhân trong đơn kiện còn
than rằng tình cảnh của họ hiện nay còn “tệ hơn cả dưới thời Pol Pot”.
Cam
Bốt là nước đã ký quy chế Roma, một văn kiện cơ sở thành lập Tòa án Hình sự
Quốc tế. CPI có thẩm quyền thụ lý về những tình nghi phạm tội ác tại Cam Bốt từ
ngày 1/7/2002.
----------------------
No comments:
Post a Comment