Thứ Hai, ngày 04 tháng 4 năm 2016
Tại kỳ
họp cuối cùng của một khoá quốc hội sắp hết nhiệm kỳ, hai ứng cử viên do ĐCSVN
đưa ra đề nghị ứng cử vào chức chủ tịch quốc hội và chủ tịch nước đã được quốc
hội lúc tàn canh này chấp nhận.
Lẽ ra Đảng CSVN có thể chờ đúng trình tự vài tháng nữa, khi quốc hội mới được bầu. Lúc đó họ đưa các ứng cử viên này ra sẽ hợp lý hơn hết. Chuyện cho rằng quốc hội khoá mới sẽ có thể xảy ra trường hợp không bầu những vị này là khó có cơ sờ. Quốc hội khoá mới đại đa số vẫn những thành viên do ĐCSVN đưa vào, những thành viên này tất sẽ bầu những ứng cử viên do trung ương đảng và bộ chính trị đưa ra.
Lý do của sự vội vã, đốt cháy giai đoạn chuyển giao chức vụ như trên nằm ở sự bất hoà trong đảng. Giữa những người đi trước và những người kế nhiệm. Nội bộ cộng sản VN đã mâu thuẫn đến mức lớp mới muốn thẳng thừng gạt bỏ những người cũ ngay lập tức, sớm lúc nào hay lúc ấy, không cần phải đợi đến trình tự của hiến pháp.
Hai vị ứng cử mới được bầu xong vào vị trí chủ tịch quốc hội là Nguyễn Thị Kim Ngân và chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhậm chức và tuyên thệ trước dư luận.
Lời tuyên thệ của ông tân chủ tịch nước Trần Đại Quang như sau.
http://trandaiquang.org/chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-tuyen-the-nham-chuc.html
Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, QH, đồng bào và cử tri, tôi, Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân và với Hiến pháp, nỗ lực làm hết sức mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Lời tuyên thệ của bà tân chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân như sau.
"Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Nhiều tờ báo đã ca ngợi lời tuyên thệ của hai vị tân lãnh đạo trong tứ trụ nhắc đến trung thành với tổ quốc và nhân dân trước tiên. Hãy xét xem rằng những lời tuyên thệ ấy có đáng phải ca ngợi không.?
Nếu một nguyên thủ quốc gia mà thề trung thành với tổ quốc, nhân dân mà được ca ngợi thì rõ là đất nước ấy chẳng ra cái gì cả. Lẽ thường thì cả 90 triệu người Việt Nam thì cả 90 triệu người đều trung thành với tổ quốc và nhân dân, và không phải chỉ Việt Nam bất cứ quốc gia nào từ người dân đến lãnh đạo đều trung thành với tổ quốc của mình mà không cần ai phải bắt buộc họ.
Tình yêu và lòng trung thành với tổ quốc, với dân tộc đều có sẵn trong bất kỳ con người nào. Cho dù người dân có tha phương, mang quốc tịch khác, ở đất nước khác họ cũng không bao giờ có ý muốn phản bội đất nước, phản bội nhân dân cội nguồn của mình. Đấy là thứ tình cảm tất nhiên. mang sẵn trong đặc tính tình cảm con người. Nó như tình cảm người con với cha mẹ, với gia đình chẳng đứa con nào thề thốt sẽ có hiếu với cha mẹ mà được khen ngợi cả.
Ở đời này, đã có ai thấy đứa con trưởng thành, lãnh trách nhiệm trụ cột trong gia đình mà được ca tụng rằng ngày lãnh nhận trách nhiệm ấy, đứa con đó đã thề có hiếu với bố mẹ và trung thành với gia đình mình không.? Không, chẳng có và nếu có thì chẳng ai đi ca ngợi chuyện ấy. Chỉ có đứa con nào thề như vậy, rõ là trước kia nó quá tệ hại, bất hiếu với bố mẹ, bất trung với gia đình. Nhưng không có lựa chọn nào khác, bố mẹ và gia đình phải chọn chúng. Nên mới ca ngợi lời thề như thế để mong chúng giữ lời.
Về mặt nghi thức tuyên thệ của nguyên thủ, việc thề như vậy là tất nhiên theo bài bản. Không có chứng cứ quy kết rằng hai vị tân lãnh đạo này trước kia từng phản bội nhân dân, tổ quốc hay có suy nghĩ như vậy nên họ phải thề như thế. Là một người Việt Nam, trong tâm khảm sâu thẳm của họ sự trung thành với dân tộc, đất nước là thật lòng. Cộng Sản cũng là người dân Việt, trong dòng máu họ luôn hướng về đất nước và dân tộc, điều ấy không thể bác bỏ. Cũng như những người Cộng Hoà mà Cộng Sản gọi họ là phản bội đất nước, nhân dân. Những người Cộng Hoà ấy cũng không bao giờ có dã tâm như người Cộng Sản nói, họ là người Việt và họ yêu quê hương, dân tộc chẳng hề thua kém bất cứ người dân Việt nào. Việc Cộng Sản VN quy chụp những người khác là phản bội nhân dân, đất nước chỉ là thủ đoạn chính trị của người Cộng Sản. Người dân Việt có chút lương tri đều hiểu rằng sự thật không phải như vậy.
Ai cũng trung thành với đất nước, với dân tộc. Nhưng trung thành với dân tộc, đất nước như thế nào mới là vấn đề. Đến đây buộc phải tính đến những yếu tố khách quan tác động vào lòng trung thành của con người với đất nước , với dân tộc. Và khi bị tác động thì quyền lợi cá nhân của con người và quyền lợi của đất nước, dân tộc mâu thuẫn với nhau. Lúc này quyền lợi đất nước được đặt trên quyền lợi cá nhân, của nhóm mình, của gia đình mình. Lúc đó lòng trung thành với nhân dân, tổ quốc được khẳng định.
Ông Quang và bà Ngân trung thành với nhân dân và tổ quốc, cái đó không ai bác bỏ, vì như đã nói trong tâm con người nào cũng đều vậy. Nhưng cả hai người đều do ĐCSVN dựng lên, được chức vụ, bổng lộc đều do Đảng CSVN mà có. Lợi ích của họ là có từ lợi ích mà Đảng CSVN kiếm được. Trong trường hợp lợi ích của ĐCSVN và lợi ích của nhân dân và đất nước mâu thuẫn nhau. Liệu họ có đảm bảo rằng họ sẽ gạt bỏ lợi ích của Đảng, của cá nhân mình để phục vụ cho lợi ích nhân dân và đất nước không.?
Nếu không thì lời tuyên thệ, thề thốt kia vô giá trị, nó chỉ là những lời mị dân. Và chính vì mị dân nên mới được báo chí tuyên truyền ca ngợi.
Lợi ích đất nước là gì, ai cũng hiểu rõ đầu tiên khái niệm đó là lãnh thổ, là chủ quyền tính bằng con số đo lường cụ thể. Ngày xưa các triều đại trước đã mang lại lợi ích cho đất nước bằng việc khai hoang, lấn biển , dung cấp cho dân điều kiện để đi khai phá vùng đất mới, mở rộng bờ cõi. Đó là đem lại lợi ích cho đất nước. Lúc khác bảo vệ những diện tích đất đai ấy trước sự cướp chiếm của nước khác. Đó là bảo vệ lợi ích đất nước.
Bảo vệ lợi ích đất nước điều kiện tiên quyết đầu tiên phải là diện tích đang có, tiếp theo là tài nguyên , con người bên trong đất nước ấy, di sản văn hoá, lịch sử.....và nhiều thứ khác nữa.
Lợi ích của Đảng là gì, là cầm quyền, là cai trị nhân dân và đất nước, các đảng viên hưởng ưu đãi từ đất nước và nhân dân. Trường hợp đảng csvn cai trị đất nước giữ được toàn vẹn lãnh thổ, sử dụng tài nguyên và con người một cách hữu ích. Lợi ích của Đảng và đất nước, nhân dân song hành không mâu thuẫn với nhau. Tâm nguyện trung thành của các lãnh đạo CS với nhân dân đất nước không hề bị tác động. Những lời tuyên thệ trên hoàn toàn có cơ sở thực hiện.
Nhưng hiện nay, lợi ích của đất nước và của đảng cộng sản cầm quyền đang có mâu thuẫn. Chủ quyền đất nước bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng, đáng nói là sự xâm lược này không ngừng lại mà còn tiếp tục gia tăng. Lợi ích đất nước đã bị mất bằng những con số đo lường cụ thể về diện tích, nhưng lợi ích của Đảng cộng sản được củng cố vững chắc hơn vì sự bảo trợ của chính Trung Quốc. Lòng trung thành của hai chủ tịch Quang và Ngân sẽ thiên về giữ vững ổn định chế độ tức giữ được lợi ích cai trị của Đảng, hay họ trung thành giữ vững lợi ích đất nước là chủ quyền.?
Lợi ích đất nước là tối cao nhất, điều thiêng liêng nhất trong mỗi tâm khảm con người. Đến thời nay, đã bị đặt ngang bằng lợi ích của Đảng. Như thế đủ hiểu được rằng lợi ích của Đảng sẽ được chọn lựa hơn lợi ích dất nước. Vì tế nhị , e ngại dư luận nên đặt ngang bằng vậy thôi. Còn từ khi họ bước chân vào Đảng, lúc đó họ đã coi trọng lợi ích của Đảng chính là lợi ích của bản thân họ hơn lợi ích của nhân dân đất nước rồi.
Lẽ ra lời tuyên thệ của họ phải rõ ràng là - tôi thề trung thành với đất nước và nhân dân nếu như lợi ích của nhân dân và đất nước không gây thiệt hại đến lợi ích của đảng.
Lẽ ra Đảng CSVN có thể chờ đúng trình tự vài tháng nữa, khi quốc hội mới được bầu. Lúc đó họ đưa các ứng cử viên này ra sẽ hợp lý hơn hết. Chuyện cho rằng quốc hội khoá mới sẽ có thể xảy ra trường hợp không bầu những vị này là khó có cơ sờ. Quốc hội khoá mới đại đa số vẫn những thành viên do ĐCSVN đưa vào, những thành viên này tất sẽ bầu những ứng cử viên do trung ương đảng và bộ chính trị đưa ra.
Lý do của sự vội vã, đốt cháy giai đoạn chuyển giao chức vụ như trên nằm ở sự bất hoà trong đảng. Giữa những người đi trước và những người kế nhiệm. Nội bộ cộng sản VN đã mâu thuẫn đến mức lớp mới muốn thẳng thừng gạt bỏ những người cũ ngay lập tức, sớm lúc nào hay lúc ấy, không cần phải đợi đến trình tự của hiến pháp.
Hai vị ứng cử mới được bầu xong vào vị trí chủ tịch quốc hội là Nguyễn Thị Kim Ngân và chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhậm chức và tuyên thệ trước dư luận.
Lời tuyên thệ của ông tân chủ tịch nước Trần Đại Quang như sau.
http://trandaiquang.org/chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-tuyen-the-nham-chuc.html
Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, QH, đồng bào và cử tri, tôi, Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân và với Hiến pháp, nỗ lực làm hết sức mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Lời tuyên thệ của bà tân chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân như sau.
"Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Nhiều tờ báo đã ca ngợi lời tuyên thệ của hai vị tân lãnh đạo trong tứ trụ nhắc đến trung thành với tổ quốc và nhân dân trước tiên. Hãy xét xem rằng những lời tuyên thệ ấy có đáng phải ca ngợi không.?
Nếu một nguyên thủ quốc gia mà thề trung thành với tổ quốc, nhân dân mà được ca ngợi thì rõ là đất nước ấy chẳng ra cái gì cả. Lẽ thường thì cả 90 triệu người Việt Nam thì cả 90 triệu người đều trung thành với tổ quốc và nhân dân, và không phải chỉ Việt Nam bất cứ quốc gia nào từ người dân đến lãnh đạo đều trung thành với tổ quốc của mình mà không cần ai phải bắt buộc họ.
Tình yêu và lòng trung thành với tổ quốc, với dân tộc đều có sẵn trong bất kỳ con người nào. Cho dù người dân có tha phương, mang quốc tịch khác, ở đất nước khác họ cũng không bao giờ có ý muốn phản bội đất nước, phản bội nhân dân cội nguồn của mình. Đấy là thứ tình cảm tất nhiên. mang sẵn trong đặc tính tình cảm con người. Nó như tình cảm người con với cha mẹ, với gia đình chẳng đứa con nào thề thốt sẽ có hiếu với cha mẹ mà được khen ngợi cả.
Ở đời này, đã có ai thấy đứa con trưởng thành, lãnh trách nhiệm trụ cột trong gia đình mà được ca tụng rằng ngày lãnh nhận trách nhiệm ấy, đứa con đó đã thề có hiếu với bố mẹ và trung thành với gia đình mình không.? Không, chẳng có và nếu có thì chẳng ai đi ca ngợi chuyện ấy. Chỉ có đứa con nào thề như vậy, rõ là trước kia nó quá tệ hại, bất hiếu với bố mẹ, bất trung với gia đình. Nhưng không có lựa chọn nào khác, bố mẹ và gia đình phải chọn chúng. Nên mới ca ngợi lời thề như thế để mong chúng giữ lời.
Về mặt nghi thức tuyên thệ của nguyên thủ, việc thề như vậy là tất nhiên theo bài bản. Không có chứng cứ quy kết rằng hai vị tân lãnh đạo này trước kia từng phản bội nhân dân, tổ quốc hay có suy nghĩ như vậy nên họ phải thề như thế. Là một người Việt Nam, trong tâm khảm sâu thẳm của họ sự trung thành với dân tộc, đất nước là thật lòng. Cộng Sản cũng là người dân Việt, trong dòng máu họ luôn hướng về đất nước và dân tộc, điều ấy không thể bác bỏ. Cũng như những người Cộng Hoà mà Cộng Sản gọi họ là phản bội đất nước, nhân dân. Những người Cộng Hoà ấy cũng không bao giờ có dã tâm như người Cộng Sản nói, họ là người Việt và họ yêu quê hương, dân tộc chẳng hề thua kém bất cứ người dân Việt nào. Việc Cộng Sản VN quy chụp những người khác là phản bội nhân dân, đất nước chỉ là thủ đoạn chính trị của người Cộng Sản. Người dân Việt có chút lương tri đều hiểu rằng sự thật không phải như vậy.
Ai cũng trung thành với đất nước, với dân tộc. Nhưng trung thành với dân tộc, đất nước như thế nào mới là vấn đề. Đến đây buộc phải tính đến những yếu tố khách quan tác động vào lòng trung thành của con người với đất nước , với dân tộc. Và khi bị tác động thì quyền lợi cá nhân của con người và quyền lợi của đất nước, dân tộc mâu thuẫn với nhau. Lúc này quyền lợi đất nước được đặt trên quyền lợi cá nhân, của nhóm mình, của gia đình mình. Lúc đó lòng trung thành với nhân dân, tổ quốc được khẳng định.
Ông Quang và bà Ngân trung thành với nhân dân và tổ quốc, cái đó không ai bác bỏ, vì như đã nói trong tâm con người nào cũng đều vậy. Nhưng cả hai người đều do ĐCSVN dựng lên, được chức vụ, bổng lộc đều do Đảng CSVN mà có. Lợi ích của họ là có từ lợi ích mà Đảng CSVN kiếm được. Trong trường hợp lợi ích của ĐCSVN và lợi ích của nhân dân và đất nước mâu thuẫn nhau. Liệu họ có đảm bảo rằng họ sẽ gạt bỏ lợi ích của Đảng, của cá nhân mình để phục vụ cho lợi ích nhân dân và đất nước không.?
Nếu không thì lời tuyên thệ, thề thốt kia vô giá trị, nó chỉ là những lời mị dân. Và chính vì mị dân nên mới được báo chí tuyên truyền ca ngợi.
Lợi ích đất nước là gì, ai cũng hiểu rõ đầu tiên khái niệm đó là lãnh thổ, là chủ quyền tính bằng con số đo lường cụ thể. Ngày xưa các triều đại trước đã mang lại lợi ích cho đất nước bằng việc khai hoang, lấn biển , dung cấp cho dân điều kiện để đi khai phá vùng đất mới, mở rộng bờ cõi. Đó là đem lại lợi ích cho đất nước. Lúc khác bảo vệ những diện tích đất đai ấy trước sự cướp chiếm của nước khác. Đó là bảo vệ lợi ích đất nước.
Bảo vệ lợi ích đất nước điều kiện tiên quyết đầu tiên phải là diện tích đang có, tiếp theo là tài nguyên , con người bên trong đất nước ấy, di sản văn hoá, lịch sử.....và nhiều thứ khác nữa.
Lợi ích của Đảng là gì, là cầm quyền, là cai trị nhân dân và đất nước, các đảng viên hưởng ưu đãi từ đất nước và nhân dân. Trường hợp đảng csvn cai trị đất nước giữ được toàn vẹn lãnh thổ, sử dụng tài nguyên và con người một cách hữu ích. Lợi ích của Đảng và đất nước, nhân dân song hành không mâu thuẫn với nhau. Tâm nguyện trung thành của các lãnh đạo CS với nhân dân đất nước không hề bị tác động. Những lời tuyên thệ trên hoàn toàn có cơ sở thực hiện.
Nhưng hiện nay, lợi ích của đất nước và của đảng cộng sản cầm quyền đang có mâu thuẫn. Chủ quyền đất nước bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng, đáng nói là sự xâm lược này không ngừng lại mà còn tiếp tục gia tăng. Lợi ích đất nước đã bị mất bằng những con số đo lường cụ thể về diện tích, nhưng lợi ích của Đảng cộng sản được củng cố vững chắc hơn vì sự bảo trợ của chính Trung Quốc. Lòng trung thành của hai chủ tịch Quang và Ngân sẽ thiên về giữ vững ổn định chế độ tức giữ được lợi ích cai trị của Đảng, hay họ trung thành giữ vững lợi ích đất nước là chủ quyền.?
Lợi ích đất nước là tối cao nhất, điều thiêng liêng nhất trong mỗi tâm khảm con người. Đến thời nay, đã bị đặt ngang bằng lợi ích của Đảng. Như thế đủ hiểu được rằng lợi ích của Đảng sẽ được chọn lựa hơn lợi ích dất nước. Vì tế nhị , e ngại dư luận nên đặt ngang bằng vậy thôi. Còn từ khi họ bước chân vào Đảng, lúc đó họ đã coi trọng lợi ích của Đảng chính là lợi ích của bản thân họ hơn lợi ích của nhân dân đất nước rồi.
Lẽ ra lời tuyên thệ của họ phải rõ ràng là - tôi thề trung thành với đất nước và nhân dân nếu như lợi ích của nhân dân và đất nước không gây thiệt hại đến lợi ích của đảng.
Được
đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 20:15
No comments:
Post a Comment