Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-04-12
Ngày 9
tháng 4 tân chính phủ Việt Nam ra mắt. Đây là lần đầu tiên một chính phủ mới lại
được một quốc hội cũ bầu nên.
Củng
cố bộ máy mới
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu một người bất đồng
chính kiến hiện sống tại Đà Lạt đặt câu hỏi:
“Cộng
sản thì là chế độ đảng trị, thực tế ra là đảng quyết định hết. Còn thì Chính phủ,
Quốc hội, mọi thứ chẳng qua là công cụ của cái đảng này hết. Đã là cộng sản thì
đương nhiên nó phải như vậy, thực sự đảng chỉ đạo cả. Đảng đứng trong hậu trường
còn chính phủ hay quốc hội diễn tuồng ngoài sân khấu. Thế nhưng mà rất lạ là đến
kỳ này đảng xông thẳng ra, chỉ huy mọi thứ. Quốc hội thì còn lâu mới bầu cơ mà.
Thực chất đảng đứng ra làm mọi việc. Thế tại sao lại vậy.”
Ông có
nêu ra một lý do có thể là do những quan hệ đối ngoại quan trọng sắp tới đây
không thể chờ kỳ bầu Quốc hội vào tháng Năm, đảng muốn rằng những nhân vật được
đảng chọn lựa phải đứng ra cán đáng những công việc đó.
Ông Hà Sĩ Phu nói tiếp:
“Đảng
đã chỉ định những nhân vật khác làm lãnh đạo, thì họ muốn rằng họ trực tiếp đón
ông Obama. Chứ còn ông Dũng không còn trong Bộ Chính trị nữa, thì đương nhiên
không có vai trò gì.”
Nhận định
này được Tiến Sĩ Vũ Hồng Lâm, hiện
làm việc tại Trung tâm chiến lược châu Á Thái Bình Dương tại Hawaii đồng ý một
phần:
“Nguyên
nhân chủ yếu là để lấp khoảng trống quyền lực sau Đại hội 12. Sau Đại hội 12, một
số thành viên chính phủ đã nhận công tác mới, trong khi một số lớn lãnh đạo cấp
cao trong bộ máy chính phủ, nhà nước, quốc hội đang cho thôi chức. Nếu cứ chờ đến
khi Quốc hội mới bầu ra thi mất đi nhiều thời gian trong khi công việc không chờ
đợi. Một lý do phụ có thể là để khi Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam vào
tháng 5 tới thì lãnh đạo mới sẽ có danh chính ngôn thuận để nói chuyện”
Tiến sĩ
Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội thì không đồng ý chuyện khoảng
trống quyền lực, vì theo ông những người nắm quyền thực chất vẫn có ở đó, chỉ
có vấn đề là hợp thức hóa thôi.
Ông Nguyễn Quang A cho rằng sự kình chống
nhau giữa các nhóm trong đảng cộng sản, cũng như bất cứ tổ chức nào, luôn luôn
tồn tại, nhưng trước đây không rõ như bây giờ. Ông tiếp lời:
“Bây
giờ thì những cái đó nó được thể hiện ra trước bàn dân thiên hạ. Và cái việc phải
nhanh chóng củng cố một bộ máy cho nó hoạt động ngay theo một nhân sự mới, thì
lý do tôi nghĩ chỉ đơn giản là thế thôi.”
Vi
hiến hay không?
Ngay
khi có thông tin về việc các vị trí quyền lực của nhà nước Việt Nam sắp tới đây
sẽ được kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13 bầu lên, một cựu tù nhân chính trị
là Luật sư Lê Quốc Quân trả lời Gia
Minh của đài Á Châu Tự Do rằng:
Rõ
ràng đây là một sự hết sức bất thường nhưng mà nó cũng đúng với kiểu của Việt
Nam mà đảng cộng sản lãnh đạo thôi. Người ta chỉ đạo nên có thể làm rất là
ngang nhiên. Tuy nhiên, các hoạt động này càng xảy ra thì chúng ta càng thấy rõ
sự can thiệp phải nói là ngang ngược, thô bạo lên hiến pháp. Nếu mà xét về góc
độ pháp lý, tôi nhận định như vậy.
Nhưng
ông Nguyễn Quang A lại có một nhìn nhận khác, ông nói:
“Họ
làm một cách rất bài bản, hợp pháp hợp hiến. Chứ không phải là họ làm bậy bạ
đâu. Tất cả các vị, từ Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, họ vừa bầu
vừa rồi là các chức vụ của khóa 13. Và nếu các vị ấy trúng cử vào ngày 22 tháng
5 này, thì họ có khả năng tiếp tục tại vị, và lúc đó về mặt pháp lý lại phải tiến
hành bầu lại tất cả các chức vụ đó, và bốn năm vị lại tuyên thệ một lần nữa.”
Đảng
và quốc hội
Ngày 11
tháng Tư, ông Uông Chu Lưu, Phó chủ
tịch Quốc hội khóa 13 cũng trả lời báo chí Việt Nam nội dung giống như nhận định
của ông Nguyễn Quang A. Ông Uông Chu Lưu nói thêm rằng để Thực hiện chủ
trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng thì phải kiện
toàn lại bộ máy Nhà nước để đảm bảo đồng bộ giữa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý, điều hành của Nhà nước.
Nói về
sự lãnh đạo của đảng cộng sản trong hệ thống chính trị Việt nam hiện nay, ông Hà Sĩ Phu cho rằng ở Việt Nam cách
cai trị của đảng cộng sản Việt Nam kín đáo hơn so với đảng cộng sản Trung quốc,
nhưng đôi khi cũng ra mặt một cách lấn át mọi định chế khác.
Khi được
hỏi rằng phải chăng sự việc sắp xếp của đảng cộng sản lần này chứng tỏ vai trò
của Quốc hội trong quan hệ với đảng đang thụt lùi hay không. Ông Vũ Hồng Lâm nói rằng mặc dù có vẻ
như việc này đặt Quốc hội khóa 14 trước một việc đã rồi, nhưng điều đó cũng
không làm nên thay đổi gì trong chính trị Việt Nam hiện nay.
Tiến sĩ Vũ Tường, dạy khoa chính trị
học tại Đại học Oregon cũng đồng ý là quan hệ đảng quốc hội ấy không tiến mà
cũng chẳng lùi, và ông cũng không quan tâm lắm đến hoạt động của Quốc hội Việt
Nam vì hoạt động đó không có thực chất.
No comments:
Post a Comment