Quốc
Khanh
Gửi tới BBC từ Tp HCM
3 tháng 4 2016
Dư luận đang xôn xao về thành phố Hồ
Chí Minh với mục tiêu giành lại vị trí "số một" khu vực và câu chuyện
chặt cây làm nhà ga Metro Ba Son. Trong thực trạng “Quan trống đánh xuôi, dân
kèn thổi ngược”, tưởng chừng ngược xuôi nhưng lại cùng tư duy, cùng cản trở ước
mơ con số một viễn vông.
Từ quy hoạch tắc càng tắc hơn
Tốc độ đô thị hóa trung bình tại thành phố Hồ Chí Minh
hàng năm vào khoảng 5%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân 4%, trong điều kiện quỹ đất
dành cho cơ sở hạ tầng giao thông chỉ có 5% và quỹ đất dành cho giao thông tĩnh
dưới 0,5%.
Với quy hoạch thực trạng thì ách tắc giao thông là điều
không tránh khỏi, ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội như tăng
thời gian di chuyển, tăng tiêu hao nhiêu liệu, hao mòn phương tiện, tăng lượng
khí thải độc hại và tiếng ồn, giảm chất lượng môi trường sống , kìm hãm sự phát
triển kinh tế thành phố…
Mặt khác, hiện tại chỉ vì lợi ích kinh tế nhóm, mà cơ
quan thẩm quyền quy hoạch thành phố nhắm mắt làm ngơ duyệt nhiều dự án xây dựng
mới.
Chẳng hạn như duyệt nhiều cao ốc chung cư được xây dựng
trong lòng thành phố mà không chú trọng hoặc không thể tăng quỹ đất dành cho
giao thông ảnh hưởng. Như khai thác buôn bán triệt để 40 hét ta đất ở trung tâm
Quận Gò Vấp đang xây dựng khu dân cư, chung cư.
Quy hoạch làm tăng cao mật đô dân sinh và nhu cầu vận
chuyển khu vực, trong bối cảnh hệ thống giao thông bao quanh đang ùn tắt trầm
trọng. Chắc chắn rằng hệ lụy nguy hại trên sẽ đe dọa nghiêm trọng, dai dẳng sau
khi các khu dân cư, chung cư đó hình thành.
Từ tình trạng mù mờ khi phản biện
Ông Đinh La Thăng (giữa) được kỳ vọng nhiều sẽ đưa ra các thay đổi cho Tp
HCM. Hoang Dinh Nam AFP
Được sự hỗ trợ của Chính phủ, nguồn vốn từ ngân hàng hợp
tác quốc tế Nhật Bản, Dự án Metro Tuyến số 1, tuyến Bến Thành – Suối Tiên được
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai xây dựng, Dự án hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ
góp phần giảm tai nạn và ùn tắc giao thông, phát triển đô thị và kinh tế xã hội
khu vực.
Vì xây dựng trên nền đất yếu, để an toàn, giảm thiểu rủi
ro nên phương án xây dựng hai nhà ga Metro tại Nhà hát Thành phố và Ba Son sẽ
được đào hở và thi công theo phương pháp top-down.
Ban quản lý Dự án đường sắt đô thị tổ chức họp báo, thông
cáo với cộng đồng về phương án chặt hạ 16 cây sọ khỉ phục vụ xây dựng lối lên
xuống của nhà ga Ba Son.
Sự kiện làm dấy lên phong trào phản đối chặt phá cây xanh
của không ít người dân trên cả nước.
Liệu có phải những người phản đối đang thực sự hướng đến
bảo vệ môi trường? Họ coi việc bảo tồn 16 cây cổ thụ già cỗi lớn hơn nguy hại sụp
lún, mất an toàn cho con người và vật chất khi thi công nhà ga!
Họ hô hào cố giữ lại hơn chục cây xanh và lập luận rằng
đang tàn phá lá phổi thành phố! Rằng phải có trách nhiệm bảo tồn lịch sử!
Thật khôi hài khi thành phố kẹt xe, nhiều tai nạn xe máy,
ảnh hưởng cứu hỏa, cấp cứu không kịp thời họ cũng chửi! Thành phố kém phát triển,
bề bộn, xáo trộn họ cũng chửi! Phải bỏ đi, di dời 16 cây xanh theo phương pháp
thi công, không thể vừa giữ cây vừa làm đường lên xuống nhà ga họ cũng chửi!
Họ chửi từ công việc tương tự trước đây phải chặt cây khi
làm nhà ga Nhà Hát Lớn sang Nhà ga Ba Son. Không cần suy tính thiệt hơn, không
cần biết đây là việc làm bất khả kháng và tránh nguy hại, cứ liên quan và ảnh
hưởng môi trường thì đều bầy đàn đồng thanh chửi!
Việc họ đang cần phải làm là thay đổi tư duy chính bản
thân và tạo ảnh hưởng cho người chung quanh về lối sống văn minh, tuân thủ luật
giao thông và những vấn đề khác tốt cho xã hội thay vì chỉ biết bức xúc suông.
Từ bức tranh thành phố không giống
ai
Hệ thống luật pháp về quy hoạch và đất đai Việt Nam bị hạn
chế, rườm rà, chồng chéo giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch
phát triển không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, công
nghiệp, du lịch.
Hệ quả hình thành môt thành phố Hồ Chí Minh chật chội, kẹt
xe, ô nhiễm, ngập nước và bộn bề lộn xộn .
Còn tệ hơn khi bên cạnh đó công tác quản lý xây dựng theo
quy hoạch chất lượng thấp, thiếu đồng bộ, thiếu kết nối hạ tầng giữa các dự án
đô thị… Tiên lượng dự báo, định hướng mập mờ, thiếu tầm nhìn.
Lợi ích nhóm thao túng đất đai vẫn đang là thực trạng.
Thu nhập người dân thấp dẫn đến văn hóa xe máy lên ngôi,
giá trị nhà mặt tiền lên cao gây lấn chiếm vỉa hè.
Nhiều đường giao thông biến thành chợ, nhiều chợ lấn chiếm
sát trục đường chính mà không còn vỉa hè, quá nguy hiểm cho người mua hàng và
các phương tiện giao thông xen lẫn nhau.
Ý thức người dân về giao thông, về vệ sinh môi trường quá
kém, xe hơi, xe buýt, xe máy giành với nhau từng centimet đường khi di chuyển.
Thái độ chụp giật chen lấn hiện diện trên từng khuôn mặt.
Quá nhiều nguyên do chủ quan làm cho bức tranh Thành phố
Hồ Chí Minh hỗn độn không giống ai.
Đến con số 1
Để cho Thành phố Hồ Chí Minh giành lại vị trí số một khu
vực ư! Việc đầu tiên phải làm gì để tạo một thành phố văn minh, thông thoáng,
tăng tỷ lệ đất giao thông để giảm nạn kẹt xe và hệ lụy của kẹt xe.
Chính phủ và thành phố nên nhìn nhận cách trưng dụng thu
hồi toàn bộ đất đai ít ỏi còn lại trong nội thành gồm đất quân đội, đất xí nghiệp
đầu máy, đất không dành cho môi trường, đất cơ quan, doanh nghiệp nhà nước đang
lãng phí, đất đang bị lạm dụng cho thuê… Đưa chúng vào quy hoạch xây dựng các
chung cư tái định cư, trao đổi với nhà dân để đổi đất mở rộng hạ tầng giao
thông, nhất là các đường chính trong thành phố đang bị tắc nghẽn. Để có khoảng
trống quy hoạch, sắp xếp lại cảnh quan thành phố khang trang hơn.
Hãy bỏ ngay tư duy hẹp hòi, lợi ích nhóm, lạm dụng, chiếm
đoạt, buôn bán đất vì mục đích đồng tiền trước mắt.
Có làm được việc đầu tiên trên chính là tiền đề cho những
việc khác tiếp theo, để tạo dựng một thành phố văn minh, phát triển. Chần chừ,
chậm chạp thì chẳng còn gì để trao đổi khi không có quá nhiều tiền, khi hàng
ngày vẫn còn nhiều nhóm lợi ích đục khoét, thâu tóm.
Thành phố què quặt cả thể chất lẫn tâm hồn, muốn sánh vai
khu vực trước hết phải có ý thức vì cộng đồng.
Và ai sẽ làm được việc trên? Ai sẽ thay đổi tư duy người
dân hiện đang hơn thua nhau từng giây đèn đỏ... Chắc chắn chỉ là ước mơ, cũng
như mơ ước con số một hão huyền!
------------------
Bài viết thể hiện văn phong và quan
điểm của tác giả.
No comments:
Post a Comment