Pv.VRNs
Đăng ngày: 07.01.2014
VRNs (07.02.2014) – Sài Gòn -
1. Những trò bẩn của nhà cầm quyền cs đối
với gia đình Dân oan Thúy Nga
Đêm qua, tại tư gia của Dân oan
Thúy Nga bị đổ dầu nhớt lênh láng trong nhà, nhiều bơm kim tiêm và những tờ
giấy có nội dung hạ thấp nhân phẩm Dân oan Thúy Nga vương vãi khắp nơi trong
sân nhà bà. Dân oan Thúy Nga khẳng định, những việc làm này là do công an và an
ninh cộng sản đã làm để đe dọa gia đình bà.
Dân oan Thúy Nga nói rằng:
“Những trò này xảy ra đối với mẹ con tôi rất nhiều. Đặc biệt, mỗi khi rải
truyền đơn hay nhắn tin để đe dọa mẹ con tôi thì những lúc này điều có nhiều an
ninh mật vụ bao vây nhà của tôi và sáng nay cũng thế… Tôi nhặt được bơm kim
tiêm và rất nhiều nội dung rải truyền đơn bôi nhọ tôi.”
“Công an và an ninh mật vụ đã
rải truyền đơn để đe dọa gia đình tôi và đổ chất bẩn vào nhà tôi. Đây là một
trò bỉ ổi của ngành công an hiện nay.” Dân oan Thúy Nga quả quyết.
Dân oan Thúy Nga cho biết, là
lý do khiến gia đình bà bị nhà cầm quyền sách nhiễu bằng cách “ném đá dấu tay”.
Bà nói: “Thứ nhất, tôi là Hội trưởng của Hội dân oan Hà Nam. Thứ hai, trong
những vụ cưỡng chế đất đai của nhà cầm quyền cs VN hay những vụ người dân bị
nhà cầm quyền đàn áp thì tôi hay đến những nơi này chia sẻ, ghi hình những tội
ác do nhà cầm quyền [gây ra]. Do đó họ muốn đe dọa mẹ con tôi.”
“Tôi thấy những công việc mà
tôi giúp đỡ người dân để chống lại sự bạo quyền, sự cướp bóc của nhà cầm quyền
cs VN hiện nay là những việc làm chính đáng và cần thiết phải làm, bởi vì con
người sống là phải biết giúp đỡ lẫn nhau.” Dân oan Thúy Nga khẳng khái nói.
Những công việc mà Dân oan Thúy
Nga đã và đang làm có phải là “phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân” như
thông điệp đầu năm 2014 của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh? Nếu
đúng, tại sao nhà cầm quyền lại ngăn cản những việc làm mà đáng lẽ cần khuyết
khích và phát huy?
2. Trúng đạn cao su vào đầu khi bị công an
bắt xe
Tờ Thanh
Niên Online cho biết, khoảng 22 giờ ngày 4.1, anh Rơ Châm In cùng hai người
khác, cùng ngụ tại huyện Ia Grai, chở nhau trên một xe máy chạy đến xã Ia Yok,
huyện Ia Grai thì bị anh Bùi Văn Sáng, Phó công an xã Ia Yok, chặn lại xử lý.
Theo cách lý giải của bài báo
thì, trong lúc giằng co, khẩu súng anh Sáng đang cầm trên tay phát nổ, khiến
anh In bị đạn cao su ghim trúng đầu, bất tỉnh. Sau đó anh In được người dân đưa
vào bệnh viện cấp cứu, sức khỏe dần ổn định.
Kiểu lý giải này có vẻ quen
thuộc như vụ của anh Trịnh Xuân Tình, một người bán hàng rong bị dân phòng,
trật tự phường 25, quận Bình Thạnh đánh nhập viện vì bán hàng rong. Sau đó, các
cơ quan chức năng này đã không nhận lỗi, nhưng lại cho rằng, ông Tình bị còng
giật cánh khuỷu nằm bên đường là do ông… ngủ. Để rồi cuối cùng, các cơ quan này
phải xin lỗi và bồi thường cho anh Tình 7,8 triệu đồng.
Hay như vụ em trai một CSGT “treo
cổ tự tử” tại trụ sở công an phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương xảy ra gần đây. Phải chăng, những lý lẽ thiếu tích logic như thế đang
tiếp tục là cách để các cơ quan chức năng bao biện cho những hành vi thiếu minh
bạch của mình.
Bài báo cũng cho biết thêm,
công an tỉnh Gia Lai đang phối hợp với Công an huyện Ia Grai điều tra vụ anh Rơ
Châm In (20 tuổi) bị trúng đạn cao su vào đầu.
3. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Chúng ta học
giống nước khác cách 40 năm
Tại hội nghị phổ biến Nghị
quyết TW8 và tổng kết năm học 2012-2013 khối giáo dục đại học, Bộ trưởng Phạm
Vũ Luận đã cho biết như sau: “Qua tổng kết đánh giá thực trạng về giáo dục Việt
Nam hiện nay … chúng tôi nhận thấy: Cách thiết kế chương trình và cách dạy,
cách học của chúng ta hiện nay giống như của các nước khác cách đây 30 – 40 năm
trở về trước.”
Vị bộ trưởng cho biết tiếp:
“Nói nôm na là các môn học trong trường phổ thông (và nhiều môn học trong
trường đại học cũng vậy) được thiết kế theo các bộ môn và lĩnh vực khoa học.
Với thực tế khối lượng kiến
thức của nhân loại phát triển rất nhanh hiện nay, cách thiết kế như vậy ngày
càng dồn ép khối lượng lớn kiến thức vào nhà trường … và dẫn đến quá tải.
Ông cũng nhận định: “Cách thiết
kế như vậy làm cho nội dung dạy và học mang tính hàn lâm, xa rời cuộc sống và
không được sử dụng đến trong thực tế đời sống thường ngày.”
Bạn đọc Nguyễn việt nam nhận
xét: “Hoan nghênh, muốn lành bệnh phải công nhận rằng mình có bệnh. “ Bạn đọc
trên cũng tiếp tục cho rằng, cần nữa là phải đưa ra những giải pháp khả thi.
Cũng cần lập ra một ủy ban kiểm tra theo dõi, lắng nghe dư luận,để điều chỉnh
,bổ túc kịp thời liên tục.
Ông Luận cũng cho biết tiếp:
thay đổi căn bản [giáo dục] lần này sẽ giúp vai trò của người thầy không chỉ còn
là ‘người truyền thụ kiến thức, trò tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức thầy trao
cho’ mà còn là người cố vấn, tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học.
4. Làm phim lưu giữ văn hóa các dân tộc
Báo Đại
Biểu Nhân Dân cho biết, từ năm 2005, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
(VICAS) đã phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS)
thực hiện dự án sản xuất và khai thác loạt phim tài liệu với tiêu đề Việt Nam,
những lễ hội và nghi thức tại một số dân tộc thiểu số gồm 6 tập phim tài liệu
do Guy Devart đạo diễn.
Trưởng ban Nghiên cứu Văn hóa
sinh thái và Du lịch (VICAS), PGs, Ts Bùi Quang Thắng cho biết, hiện các cơ
quan chức năng “đang triển khai chương trình quốc gia về sưu tầm và bảo tồn văn
hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số thông qua việc sưu tầm các băng ghi âm,
băng ghi hình, album ảnh v.v… Làm phim về dân tộc học có thể xem là phương án
tốt trong việc lưu trữ và giữ gìn văn hóa các dân tộc ít người ở Việt Nam”.
Ts Thắng cũng nhận xét, “Tuy
nhiên, muốn phát huy hiệu quả, mỗi bộ phim dân tộc học phải được làm bằng ngôn
ngữ của dân tộc đó. Để bảo tồn đời sống thực tại của mỗi tộc người, phim về dân
tộc học phải làm cho đồng bào hiểu, để họ biết tự hào và quý trọng, từ đó họ có
ý thức bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc mình.”
Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý:
“các nhà nghiên cứu cần nhiều thời gian thực địa, sống cùng cộng đồng, quan sát
và ghi hình các hoạt động đời sống bên ngoài lễ hội. Từ các tư liệu đó, chúng
ta mới có thể dựng thành những bộ phim tài liệu hoàn chỉnh.”
Cũng như nhiều nước trên thế
giới, Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng của tiến trình toàn cầu hóa. Trong một
bài viết được trên trang tạp chí của Đại
học Văn hóa Hà Nội, tác giả Đặng Thị Minh Phương cho biết: “về văn hóa – tư
tưởng, toàn cầu hóa tạo điều kiện cho việc tiếp thu những thành tựu của văn hóa
nhân loại cũng như phổ biến và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng
thời nó cũng tạo điều kiện cho việc hiện đại hóa và làm phong phú nền văn hóa
của dân tộc; mặt khác, nó cũng là nguy cơ làm mai một bản sắc văn hóa dân tộc.”
Tác giả nhận xét tiếp: “Sự đồng
nhất hóa các hệ giá trị văn hóa với nguy cơ xuất hiện của nền “văn hóa đồng
phục” đang đe dọa, làm hạn chế khả năng sáng tạo, sự đa dạng và phong phú của
các nền văn hóa khác trên thế giới.”
Trong việc bảo
tồn các di sản văn hóa, PGS.TS Lương Hồng Quang cũng từng cho biết: “Di sản
hóa” là một xu hướng thịnh hành ở Việt Nam gần đây. Lý thuyết này chỉ ra việc
nhà nước can thiệp rất nặng vào di sản của cộng đồng. Xu hướng này dẫn đến
nhiều hệ quả: một mặt là sự khát khao danh hiệu, chạy theo và kiếm tìm sự tôn
vinh danh hiệu; mặt khác, di sản cũng đang được sử dụng như một thế mạnh và
tiềm năng để phát triển du lịch.”
Vị giáo sư khẳng định: “Vấn đề
này đang trở thành áp lực với hàng loạt nước châu Á, Nam Mỹ chứ không chỉ Việt
Nam.”
5. Dân oan xã Châu Sơn và phường Lê Hồng
Phong ở Hà Nam bị nhà cầm quyền cưỡng chế đất
Sáng nay, gần 2000 lực lượng
công an đến cưỡng chế đất của bà con xã Châu Sơn, Tp. Phủ Lý, Hà Nam.
Bà Hòa, một dân oan thuộc xã
Châu Sơn kể lại: “Sáng nay, nhiều công an vào để bắt dân. Cú 3 -4 công an viên
sốc nách một người dân lôi đi, đùn đẩy người dân… Có một ông bị bóp cổ và bị họ
dúi [đầu ông ấy] xuống nước. Họ dựng các cây lên để chặn và không cho người dân
vào khu đất của bà con. Họ đào hết cống rãnh lên… Tôi nói với các công an viên
rằng, nếu họ cưỡng chế đất của bà con thì phải có quyết định cưỡng chế đất. Họ
trả lời là, không cần quyết định cưỡng chế gì cả. Thế là 4 người xốc nách tôi,
lôi tôi đi. Tôi không biết chế độ cộng sản này họ đứng về phía nào, [phái ai]
nữa, mà lại để cho dân chúng tôi khổ thế này.”
Bà Nhàn, cũng là dân oan xã
Châu Sơn cho biết thêm: “Hôm nay, khoảng 2000 công an cưỡng chế hơn 100 người
dân. Cứ 4 người công an khiêng 1 người dân. Họ chặn hết các ngả đường. Công an
đẩy, vặn tay các bà già. Có hai người dân bị ngất, một người do bị bệnh tim và
công an cho đi cứu thương. Người dân đòi đi nhưng công an không cho đi. Công an
còn phá cầu của bà con. Cái cầu này, bà con làm để bắc qua mương đi làm ruộng.
Đất của bà con [bị họ thu hồi] để đồng hoang hóa, cỏ mọc, đá vụn đổ đầy khắp
mọi nơi còn thừa chỗ nào thì dân lấy canh tác. Nhưng hôm nay, họ đưa công an về
giăng hàng rào thép gai thành khu vực cấm và không cho dân canh tác nữa. Bây giờ
người dân rất bức xúc vì không được giải quyết theo đúng quy định của pháp
luật.”
Bà con ở đây không đồng tình
quá trình thu hồi đất của nhà cầm quyền. Bà Nhàn cho biết: “Bà con bị thu hồi
đất 100% từ 2007 – 2009. Trong quy định bà con được hưởng 7% đất tái định cư để
ổn định cuộc sống lâu dài… Nhưng từ ngày đó đến giờ, [nhà cầm quyền] không giải
quyết cho bà con và bà con đã đi khiếu kiện được 5 năm rồi. Mỗi lần đi khiếu
kiện không có công văn trả lời. [Từ khi đi khiếu kiện] bà con chỉ có 4 công văn
[với nội dung là] không xem xét giải quyết.”
Bà Hòa cho biết tiếp: “Đi khiếu
kiện mãi thì họ có công văn trả lời là sẽ bồi thường cho bà con 5% đất [tái
định cư]. [khi nhận đất tái định cư thì] mọi người phải đóng tiền chuyển đổi cơ
cấu đất, bỏ tiền để san mặt bằng, đóng 1,5 triệu/ 1m2… Thế là tự nhiên chúng
tôi bị mất quyền lợi. Theo báo cáo của chính phủ thì tổng diện tích của bà con
ở xã Châu Sơn là 2500 ha. Ở đây có hơn 1000 hộ dân. Người dân chủ yếu sống nhờ
đồng ruộng. Bây giờ, người dân không có công ăn việc làm nên phải đi mò cua bắt
ốc hoặc đi làm thuê làm mướn nhưng cũng không đủ tiền đong gạo.”
Bà Hòa nói rằng, nhà cầm quyền
đã thu hồi đất nhưng bồi thường không thỏa đáng cho người dân nên họ đã dựng
lều ở trên suốt 3 năm nay để giữ đất.
Bà Thúy Nga, trưởng Hội Dân oan
Hà Nam lên tiếng: “Bà con ở đây, họ rất miệt mài trong mấy năm đấu tranh. Nhưng
[trong quá trình giải quyết] thì nhà cầm quyền luôn sai trong tất cả mọi bước
từ khâu cưỡng chế đất, giải phóng mặt bằng, quy hoach đất, bồi thường đất cho người
dân, do họ tham ô và tham nhũng. Đặc biệt có 4 người thuộc nhà cầm quyền phường
Lê Hồng Phong, Tp Phủ Lý đã bị bắt về vụ đất đai này nhưng họ chưa bị đem ra
tòa xét xử. Trong năm vừa qua, có mấy lần nhà cầm quyền đưa lực lượng công an
đến cưỡng chế bà con, nhưng bà con đã không đồng ý. Vì bà con yêu cầu nhà cầm
quyền giải quyết thỏa đáng cho họ thì họ sẽ giao đất nhưng nhà cầm quyền không
làm. Tôi với tư cách là hội trưởng dân oan Hà Nam, tôi cực lực lên án hành vi
ăn cướp, ăn chặn của nhà cầm quyền cs VN đối với người dân nơi đây.”
Thông điệp đầu năm 2014, ông
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Người dân có quyền làm tất cả những gì
pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp
luật cho phép.” Vậy đến khi nào nhà cầm quyền cs công nhận các Quyền con người
của người dân VN trong khi khắp nới trong đất nước VN còn quá nhiều dân oan.
Pv.VRNs
No comments:
Post a Comment