Phùng
Bắc (baomai.blogspot.com)
Friday,
March 29, 2013
Câu chuyện về gia đình bà Dương Quỳnh Hoa
Trong nhiều vụ án tranh chấp về tài sản thừa kế,
kiện tụng đòi chia nhà cửa, đất đai… của con cháu khi cha mẹ mất đi, có những
vụ việc làm biết bao người, không chỉ người trong cuộc, phải đau đớn, day dứt
mãi, chuyện này không của riêng ai, ai cũng có thể gặp phải.
Chuyện
gia đình bà nguyên Bộ trưởng…
Đây là câu chuyện đau lòng tôi từng biết. Đọc từng
tập hồ sơ, từng lời viết “kêu cứu” của nạn nhân là con cháu của bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa,
nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam
Việt Nam, sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, bà là Thứ trưởng Bộ Y tế và
sau cùng là Giám đốc Trung tâm Nhi khoa… Ngôi nhà với gần 1.000 mét vuông, hai
mặt tiền ở đường Nguyễn Thị Minh Khai và Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP.Hồ Chí
Minh (đối diện công viên Tao Đàn, quận 1), vốn là của ông bà Dương Minh Thới và Hà Thị Ngọc ( cha
mẹ của bác sĩ Dương Huỳnh Hoa)
Cũng trong ngôi nhà này, ông Thới có hàng ngàn cổ
vật, trở thành bộ sưu tập mang tên Dương Hà (họ của ông Thới và vợ ghép lại).
Bà Hoa là con gái của ông Thới, cũng sớm làm cách mạng. Sau ngày thống nhất đất
nước, bà Hoa đưa người
chồng, tên là Huỳnh Văn Nghị (SN 1928) về nhà ở rể. Năm 2006, vì
vợ chồng bà Hoa không có con, nên theo ý nguyện của ông bà Thới để lại, ngôi
nhà và bộ sưu tập đồ cổ phải được lưu giữ truyền lại cho các con cháu dòng họ sau
này, và đây cũng là nơi để con cháu dòng họ thờ cúng ông bà tổ tiên. Vì dòng họ
không còn ai, nên bà Hoa đã lập di chúc vào ngày 23.2.2006 để lại ngôi nhà cùng
tài sản cho ông Đỗ
Tường Phước, là
cháu ngoại của ông Dương Minh Thới, gọi bà Hoa bằng dì ruột. Di chúc
cũng được bà Hoa và ông Huỳnh Văn Nghị ký tên, có công chứng tại Phòng công
chứng số 1 - TP.Hồ Chí Minh.
Ông Đỗ Tường Phước cũng là một người trong ngành y,
là một dược sĩ, là cháu ngoại của ông Thới, vốn trước đây từng lăn lộn góp sức
với dì ruột của mình là bác sĩ Dương Quỳnh Hoa đóng góp cho ngành y tế nước
nhà, trong đó có việc xây dựng hình thành Trung tâm Nhi khoa, hiện nay trực
thuộc Bệnh viện Nhi đồng 2 - TP.Hồ Chí Minh. Ông Phước nói chuyện với tôi trong
nước mắt và đầy cay đắng. Khi bà Hoa mất đi, ông Nghị sống một mình trong ngôi
nhà bề thế rộng lớn ngay trung tâm thành phố, đã làm ông động lòng trắc ẩn và
sợ một cái gì đó, nên gọi gia đình ông Phước, người được thừa kế tài sản về
sống chung một nhà. Ông Phước cho biết: “Lúc đó, là khoảng giữa năm 2009, ông
Nghị yêu cầu gia đình tôi về sống chung với ông để tự giữ tài sản, đồ đạc mà bà
Hoa đã di chúc để lại cho tôi. Thương dì chúng tôi đã mất, nên chúng tôi đều
rất thương ông là dượng rể trong nhà. Nhưng chữ ngờ ai biết được…”.
Một góc bộ sưu tập đồ cổ của ông Dương Minh Thới,
nay đã bị lấy đi.
Thay đổi di chúc xoành xoạch
Ngày 26.8.2009, ông Huỳnh Văn
Nghị đến Phòng công chứng số 1 - TP.Hồ Chí Minh lập “di chúc” với nội dung: “Ông Nguyễn Quốc Nam, sinh
năm 1986, ngụ 417 đường Minh Phụng, phường 19, quận 11 sẽ thừa hưởng di sản
thừa kế do tôi để lại là một phần thuộc sử dụng, sở hữu của tôi trong bất động
sản số 208 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3”. Nhưng đến ngày 1.9.2009,
ông Phước lại bất ngờ biết chuyện ông Huỳnh Văn Nghị đến văn phòng luật sư Đông
Dương, quận 8 để làm… tiếp một “di chúc” khác với nội dung để lại toàn bộ tài
sản chứ không phải là một phần. Trong bản di chúc này ông Nghị viết: “Tôi và vợ
tôi Dương Quỳnh Hoa, đã mất ngày 26.2.2006 là chủ sở hữu toàn bộ động sản có
trong căn nhà 208 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3 (có danh mục đính kèm,
gồm 2.310 món đồ cổ). Vợ chồng tôi không có con chung, con riêng.
Cha mẹ vợ tôi đã chết trước vợ
tôi nên toàn bộ số tài sản trên thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi”. Và nội
dung quan trọng trong bản di chúc này là: “Sau khi tôi qua đời, ông Nguyễn Quốc
Nam, sinh năm 1968 ngụ 417 đường Minh Phụng, quận 11, sẽ được thừa hưởng toàn
bộ di sản thừa kế là các động sản nói trên do tôi để lại. Ngoài Nguyễn
Quốc Nam , tôi không để lại cho bất cứ ai”. Ông Phước cho biết: “Gia đình
tôi hoàn toàn không biết ông Nam là ai”. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở
đây, mà có dấu hiệu không bình thường khi ngôi nhà trị giá hàng trăm tỉ đồng và
bộ sưu tập đồ cổ vô giá của ông bà Thới để lại (chính ông Nghị cũng thừa nhận
điều hiển nhiên này), được ông này thay đổi di chúc lần thứ… 4!
Với bản di chúc chính tay ông
Nghị viết vào ngày 1.9.2009 ở văn phòng luật sư Đông Dương, quận 8, thì chỉ sau
15 ngày, tức vào ngày 15.9.2009, cũng chính ông Nghị trở lại văn phòng luật sư
này làm “Giấy hủy bỏ di chúc” lập ngày 1.9.2009. Lúc này, ông Nghị lại thừa nhận
bản di chúc được lập lần đầu tiên cùng với vợ của mình là bà Hoa vào năm 2006.
Dấu hiệu không bình thường của ông lại thể hiện một lần nữa, là vào ngày
25.1.2011, ông Nghị lại đến Phòng công chứng số 1… lập di chúc với nội dung:
“Sau khi tôi qua đời thì toàn bộ phần sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của tôi
và phần di sản tôi được thừa kế của vợ tôi… tôi không để lại cho ông Đỗ Tường
Phước nữa mà để lại cho bà Huỳnh Thị Vinh Mai, sinh năm 1972, ngụ 716/H Hậu
Giang, phường 12, quận 6”.
Dương Quỳnh Hoa bí danh “Bẩy Hồng”
Kiện rồi lại rút
Trong khi ông Nghị lập di chúc
để tài sản cho bà Huỳnh Thị Vinh Mai nào đó, hoàn toàn xa lạ với dòng họ Dương,
thì đùng một cái, ngày 29.1.2011, ông Nghị nộp đơn “khởi kiện” ông Đỗ Tường
Phước, tức là cháu ngoại dòng họ Dương mà theo ý nguyện của bà Hoa, là người
được thừa hưởng tài sản theo di chúc lúc bà còn sống. Cũng trong đơn khởi kiện,
ông Nghị “đồng ý thanh toán 1 phần 6 giá trị quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng
đất ở nhà 208 Nguyễn Thị Minh Khai cho ông Phước”. Như vậy, từ cuối năm 2009
đến thời điểm đầu năm 2011, ông Nghị đã thay đổi liên tục ít nhất 6 lần lập di chúc,
rồi thay đổi nội dung di chúc cho đến khởi kiện ra tòa. Ngày 15.2.2011, TAND
quận 3 đã ra quyết định thụ lý vụ án dân sự, mà ông Nghị nộp đơn khởi kiện. Rồi
lại thêm một lần nữa, cũng chính ông Nghị viết đơn đề ngày 21.9.2011 gửi đến
TAND quận 3 với nội dung xin rút đơn kiện vô điều kiện. Do vậy, ngày 30.9.2011,
TAND quận 3 đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, số 32/2011/DS
ngày 15.2.2011 về tranh chấp thừa kế, mà ông Nghị là nguyên đơn, bị đơn là ông
Phước.
Như vậy, sau khi rút đơn kiện
ông Phước, coi như bản di chúc mà ông Nghị cho tài sản thừa kế cho những người
“lạ” nêu trên đều bị mất tác dụng, coi như bản di chúc được lập năm 2006, thời
điểm bà Hoa còn sống lại trở về vị trí… đích thực của nó. Tuy nhiên, lần này
diễn biến câu chuyện lại đi vào tình thế khác, với nhiều “tay” máu mặt lao vào…
kiếm chác.
Sau khi rút đơn kiện ông Phước,
ông Huỳnh Văn Nghị tiếp tục “gây sốc” cho dòng họ Dương, đó là hiến tặng toàn
bộ sưu tập đồ cổ cho Bảo tàng TP.Hồ Chí Minh. Ông Nghị gửi đơn kêu cứu khắp
nơi, khắp nơi đều im lặng, đùng
một cái, ngày 16.3.2011, các cơ quan chức năng của TP.Hồ Chí Minh, huy động
hàng trăm người vào nhà mang đi toàn bộ đồ cổ, mà ông Phước cho biết là hơn
3.000 món đồ vật, trị giá cực kỳ lớn.
Ông Huỳnh Văn Nghị 2011
Càng khó hiểu hơn về hành động
của ông Nghị, đó là đầu tháng 11.2011, gia đình ông Phước bị “khủng bố” tinh
thần khi xuất hiện một vị cảnh sát mang hàm trung tá, đến gia đình xưng là
Nguyễn Minh Hưng, dẫn theo một số người đòi “trục xuất” gia đình ông Phước ra
khỏi nhà, vì được ông Nghị thuê làm. Thấy việc bất bình và ngang trái, ông
Phước gửi đơn đến cơ quan công tác của vị trung tá cảnh sát này, thì ông Hưng
“biến mất”, nhưng gần đây lại xuất hiện người khác cũng đòi “trục xuất” gia
đình ông Phước ra khỏi ngôi nhà của cha ông họ. Ông Phước cho biết: “Gia đình
tôi đang bị nhiều người lạ ngày đêm đe dọa, họ nhăm nhe vì ngôi nhà mà chúng tôi
phải ra sức bảo vệ để làm nơi thờ phụng cho ông bà”.
Phùng Bắc
Di sản của ông bà, cha mẹ để
lại thường là thảm họa cho các cháu về sau, ngoại trừ người quản lý di sản đó
phải là người có lương tri, còn người quản lý di sản vô trách nhiệm muốn độc
chiếm cho riêng gia đình, thì sẽ để lại hậu quả khôn lường cho chính con cháu
họ./.
XEM
TIẾP :
March,
2010
No comments:
Post a Comment