Jeudi 30 janvier 2014
Nếu không làm các thủ tục cần thiết để kế thừa di
sản Việt Nam Cộng Hòa, Hoàng Sa đã mất vào 18-1-1974, sẽ mất đi vĩnh viễn.
Trường Sa, trên danh nghĩa, đã mất từ 30-4-1975, cùng lúc với sự giải thể của
VNCH.
Kế thừa là một thủ tục pháp lý cần thiết. Nó có thể
trễ, nhưng không thể không thực hiện để kế thừa danh nghĩa chủ quyền về lãnh
thổ.
1/ Tư
cách pháp nhân của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam.
MT khai sinh ngày 20-12-1960 theo nghị quyết của của
Đại hội đảng toàn quốc lần thứ ba của đảng CSVN (lúc đó có tên là đảng Lao
Động), được đặt dưới sự lãnh đạo của bộ Chính trị đảng CSVN và Trung ương cục
miền Nam.
Mục tiêu của MT :
« đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đảng phái,
đoàn thể, tôn giáo và nhân sĩ yêu nước không phân biệt xu hướng chính trị để
đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ,
để thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập tiến tới hòa bình thống nhứt
tổ quốc. »
MT là một « thực thể chính trị » trực
thuộc đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay), do cán bộ đảng CSVN
lãnh đạo.
MT quan niệm chế độ VNCH là « ngụy, tay sai của
đế quốc Mỹ ». Người Mỹ hiện diện ở miền Nam là « đế quốc », là
« quân cướp nước ».
Cuộc chiến được gọi là cuộc chiến tranh « giải
phóng ».
Thực thể chính trị MTGPMN được thế giới biết đến qua
biến cố « tổng tấn công tết Mậu Thân 1968 ». Chính phủ Cách mạng Lâm thời
CHMNVN được thành lập ngày 8-6-1969. Thực thể này được VNDCCH cùng các
nước trong khối cộng sản công nhận.
Ngày
30-4-1975 chính quyền VNCH sụp đổ. Trước các định
chế quốc tế (mà chính quyền VNCH là đại diện cho một nước Việt Nam duy nhất),
tên gọi Việt Nam Cộng Hòa đổi tên thành Cộng hòa miền Nam Việt Nam qua một số
thủ tục đơn giản.
Việc « kế thừa » VNCH của CPCMLT tại các
định chế quốc tế chỉ là việc « đổi tên nước ».
Điều cần ghi nhận, đại diện của Việt
Nam Cộng Hòa tại các định chế quốc tế là đại diện cho một nước Việt Nam duy
nhất và thống nhất, gồm ba miền Bắc, Trung, Nam. Trong khi CPCMLT chỉ đại diện
cho miền Nam, tính từ vĩ tuyến 17.
Lập trường một quốc gia Việt Nam duy nhất, xác định
theo Hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1972, có hiệu lực từ 1954 đến
1975, được hai bên CPCMLT và VNDCCH đồng thuận hủy bỏ.
Tức
là trong giai đoạn 30-4-1975 đến 2-7-1976, có hai nước VN : Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
Việc thống
nhứt đất nước 2-7-1976 như thế là thống nhứt giữa hai quốc gia.
2/
Sự kế thừa và liên tục quốc gia theo Luật quốc tế.
Điều 1 của Nghị quyết của LHQ về các vấn đề
« kế thừa và sự liên tục quốc gia » qui định :
« Sự kế thừa của quốc gia là sự thay thế quốc
gia đó trong trách nhiệm về những quan hệ quốc tế liên quan đến lãnh
thổ. »
Điều 2 của Nghị quyết :
« Sự kế thừa của quốc gia bao gồm những tình
huống : a/ quốc gia giải thể (gián đoạn, không có kế thừa), b/ chuyển
nhượng, tức chuyển giao vùng lãnh thổ của quốc gia này cho một quốc gia khác
(có sự liên tục của hai quốc gia, từ quốc gia chuyển nhượng sang quốc gia kế
thừa), c/ ly khai, tức một lãnh thổ tách rời tự thành lập một quốc gia khác
(liên tục quốc gia tiền nhiệm với sự thành lập một quốc gia mới), d/ những
trường hợp thống nhất của hai hay nhiều quốc gia (sự liên tục của quốc gia với
sự kết hợp của quốc gia này vào một quốc gia kia hay tính gián đoạn của hai hay
nhiều quốc gia với sự thành lập một quốc gia mới). »
Nước CHXHCNVN được thành lập do việc thống nhứt hai
quốc gia VNDCCH và CHMNVN. Vấn đề kế thừa lãnh thổ, theo hướng đẫn của Nghị
quyết LHQ, vì vậy phải tuân thủ.
Động thái này nhằm tái xác định, hay phủ định, hiệu
lực các kết ước, hay các tuyên bố của nhà nước (hay quốc gia) tiền nhiệm đã thể
hiện đối với các nước khác.
Bà Monique Chemilier-Gendreau, trong tập La
Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys viết :
« Như vậy, chính quyền Sài Gòn, và chỉ chính quyền này mới được phát
biểu về vấn đề các đảo HS và TS. Họ đã làm các việc đó. Họ đã làm việc đó với
tư cách là người thừa kế các quyền của nước Việt Nam trong giai đoạn tiền thuộc
địa. »
Điều 3 của Nghị quyết của LHQ về các vấn đề
« kế thừa và sự liên tục quốc gia » :
« Sự liên tục của quốc gia có nghĩa là tính cách pháp nhân của quốc
gia trong luật pháp quốc tế vẫn tồn tại bất chấp những thay đổi về lãnh thổ,
dân số, hệ thống chính trị - pháp lý và quốc hiệu. »
Cho thấy tư
cách pháp nhân của quốc gia Việt Nam không thay đổi từ nhà nước phong kiến sang
nhà nước bảo hộ cho đến nhà nước VNCH. Chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường
Sa được thể hiện liên tục, từ các nhà nước phong kiến, chuyển sang nhà nước
thuộc địa Pháp, sau đó là VNCH.
Nhà nước VNCH đã kế thừa và thể hiện các quyền của
quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau
30-4-1975, Nhà nước CPCMLT đã có các động thái nào nhằm thay thế chính quyền
VNCH về các vấn đề lãnh thổ, đặc biệt tại Hoàng Sa và Trường Sa ?
Tương
tự, sau năm 1976, nhà nước CHXHCNVN đã thể hiện các hình thức kế thừa nào,
trước quốc tế, để khẳng định chủ quyền của VN tại HS và TS ?
Quốc tế cần phải biết thái độ của các chính phủ mới
về chủ quyền của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này cần thiết. Ở
Trường Sa, một số nước đã chiếm đảo của VN một cách trái phép. Trong khi ở
Hoàng Sa thì TQ đã xâm lăng quần đảo này bằng vũ lực tháng 2 năm 1974.
Việc lên
tiếng không chỉ là cần thiết mà còn là bắt buộc, nếu các nhà nước VN, sau
30-4-1975, muốn khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo này.
Tháng giêng 1974, nhân việc Trung Quốc đem quân xâm
lược chiếm quần đảo Hoàng Sa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam
Việt Nam có tuyên bố lập trường của mình. Theo đó nhìn nhận có việc tranh
chấp đồng thời cho rằng « chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề
thiêng liêng đối với mỗi dân tộc ». Tờ Le Monde số ngày 27 loan tin
« đại
diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Hội nghị La
Cell St-Cloud đã bác bỏ đề nghị của Sài Gòn ra một nghị quyết chung lên án việc
Trung Quốc dung vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa ».
Thái độ của CPCMLT sẽ không thuyết phục, nếu cho
rằng chính phủ này đã khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa.
« Lãnh thổ là thiêng liêng » thì không thể
chỉ đơn thuần « bảo vệ » lãnh thổ bằng lời nói hay bằng thái độ của
kẻ ngoại cuộc.
Trong khi nhà nước VNDCCH thì hoàn
toàn im lặng trước hành vi xâm lăng của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Liên Xô thì lên án mạnh mẽ hành vi này.
Theo
tập quán quốc tế, người ta xem thái độ giữ im lặng của một quốc gia trước động
thái của một quốc gia khác là sự mặc nhiên đồng thuận về động thái đó. Thái độ im lặng của chính phủ VNDCCH trước việc TQ xâm lăng HS có ý
nghĩa pháp lý là thái độ mặc nhiên đồng thuận về việc TQ « giải phóng
HS ».
Phía VNCH, dĩ nhiên, chính phủ này đã phản kháng
mạnh mẽ, bằng vũ lực tự vệ và bằng mọi nỗ lực ngoại giao, đúng như thủ tục cần
thiết theo qui định của quốc tế trong vấn đề bảo vệ lãnh thổ.
Từ đó, cho đến khi thống nhất đất nước, các chính
phủ CMLT và VNDCCH không có động thái nào khác nhằm khẳng định chủ quyền của VN
tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Trên nguyên tắc, sau khi VNCH giải thể, không có nhà
nước kế thừa, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở thành vô chủ.
The Republic of Viet Nam, both of a state and
government, had ceased to exist in law or fact and the United States had not
recognized any government as the sovereigh authority in the territory formerly
known as South Viet Nam
Tạm
dịch: Việt Nam cộng hòa,
quốc gia và chính quyền, đã ngừng hiện hữu trên phương diện pháp lý và thực tế.
Hoa Kỳ không công nhận bất kỳ nhà nước nào trên vùng lãnh thổ trước kia mang
tên Nam Việt Nam.
3/ Quốc
gia Cộng hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam có kế thừa HS và TS từ VNCH ?
Ngày 2-7-1976 hai nước VNDCCH và CHMNVN hiệp thương
thống nhứt đất nước. Với tư cách một quốc gia khác, sau khi thống nhứt đất
nước, CHXHCNVN có kế thừa VNCH hay không ?
VNDCCH luôn quan niệm VNCH là một chính quyền
« tay sai của ngoại bang », là « ngụy » cần phải lật đổ.
Trên lý thuyết không thể hiện hữu vấn đề kế thừa.
« La R.D.V.N. avait toujours nié théoriquement
l'existence d'un Etat au Sud, en particulier celui de la R.V.N. La R.S.V.N.
peut-elle succéder à une entité inexistante pour elle?
Tạm
dịch : VNDCCH luôn cương quyết
phủ nhận sự hiện hữu của một quốc gia ở miền Nam, tức VNCH. CHXHCNVN có thể kế
thừa một thực thể mà họ đã quan niệm là không hiện hữu ?
Tài liệu thuộc Bộ Ngoại giao Pháp, ngày 9-9-1978,
cho thấy CHXHCNVN từ chối kế thừa di sản của thực dân Pháp (chuyển sang
VNCH) :
A la suite de la disparition de la République du Sud
VN, le nouveau gouvernement de VN n’a pas fait la déclaration indiquant qu’il
entendait succéder aux traités des 16 Septembre 1954 et 16 Aout 1955, conclus
entre la République française et l’ancien gouvernement Sud Vietnam. Il en
résulte, conformément au principes du droit international actuel en matière de
question du succestion d’Etat, que ces traités n’engagent plus le gouvernement
actuel de VN et qu’il sont devenus caduc.
Tạm
dịch : Tiếp theo sự biến mất
của Cộng hòa miền Nam, chính phủ VN mới đã không ra tuyên bố cho biết họ kế
thừa các hiệp ước 16-9-1954 và 16-8-1955, ký kết giữa Cộng hòa Pháp và chính
phủ miền Nam VN cũ. Vì vậy, chiếu theo các nguyên tắc của luật quốc tế hiện
thời về vấn đề kế thừa quốc gia, các hiệp ước này không còn ràng buộc chính phủ
VN hiện thời và chúng trở thành vô giá trị.
Một loạt các hành động khác, như CHXHCNVN ký kết vào
hiệp ước « Không phổ biến vũ khí nguyên tử » với tư cách một quốc gia
mới, từ chối kế thừa VNCH.
Tuyên bố CHXHCNVN gởi chính phủ Thụy Sỹ, dẫn từ
Conrad G. Buhler, nhìn nhận CHXHCNVN “liên tục” với quốc gia tiền nhiệm VNDCCH
:
The S.R.V will continue the participation of the DRV
and the RSV in the four “Geneva convention of 1949” concerning the protection
of war civil victims with the same observations as those set forth by the DRV
and the SRV.
Ta thấy trong văn bản trên, VN đã sử dụng chữ “sẽ
tiếp tục” thay vì “kế thừa” VNDCCH.
Tính liên tục quốc gia đã được thể hiện : di
sản của VNDCCH được chuyển sang CHXHCNVN. Việc này càng rõ rệt hơn khi ta nhận
thấy đảng lãnh đạo nhà nước VNDCCH trước kia và đảng lãnh đạo nhà nước CHXHCNVN
hôm nay là một : đảng CSVN.
Vấn đề kế thừa chính phủ CMLT cũng không đặt ra.
Những người lãnh đạo chính phủ này cũng là nhân sự của đảng CSVN.
Tóm lại, nhà nước CHXHCNVN là nhà nước
tiếp nối nhà nước VNDCCH.
4/ Muốn
giữ Biển Đông là phải kế thừa di sản VNCH.
Năm 1988, Trung Quốc chiếm một số đảo
Trường Sa bằng vũ lực. Phía VN đã không đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo An LHQ cũng
như kiện TQ ra trước Tòa án Công lý quốc tế. Thời điểm
này, CHXCNVN đã gia nhập LHQ, có đủ tư cách pháp nhân (mà phía VNCH trước kia
không có) để kiện (hay thách thức kiện) TQ.
Đầu thập niên 90, TQ đã cho phép công ty dầu khí của
Hoa Kỳ khai thác tại vùng Tứ Chính – Vũng Mây (Vạn An Bắc, gọi theo TQ). VN có
nhờ tổ hợp Luật sư Hoa Kỳ thiết lập hồ sơ, có lẽ có ý định « kiện »
công ty dầu khí Crestone, chứ không nhằm kiện TQ.
Vấn
đề đặt ra, tại sao nhà nước CHXHCNVN, vừa có tư cách pháp nhân cũng như đầy đủ
lý lẽ để kiện TQ, nhưng nhà nước này lại im lặng ?
Bởi vì, nhà nước này không thể kiện TQ.
Nhà nước CHXHCNVN có nghĩa vụ tôn
trọng những kết ước, những tuyên bố về một vấn đề quốc tế... của nhà nước tiền
nhiệm VNDCCH. Trong đó có việc nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Trong thập niên 90, nhân có các vụ
xung đột tại TS, nhiều học giả, chuyên gia về luật quốc tế đã viết những tác
phẩm về tranh chấp giữa hai nước Việt Nam và TQ về các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Phần lớn các học giả này nhìn nhận rằng VN đã phạm
« Estoppel ». Theo họ, VN đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS
trong một thời gian dài, đã hưởng lợi từ Trung Quốc, thì bây giờ không thể nói
ngược lại.
Điều này đã thể hiện qua thái độ của
nhà nước CHXHCNVN. Mặc dầu bị phía TQ lấn lướt (đến mức không thể chịu đựng)
nhưng họ luôn chịu nhịn, không đưa vấn đề ra tòa án quốc tế.
Thái độ này dầu vậy hợp lý. Bởi vì,
việc kiện tụng, nếu xảy ra, phía VN có rất ít hy vọng thắng. Nhưng nếu thua thì
mất hết.
Mất Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển
kinh tế độc quyền của VN sẽ bị thu hẹp, nếu không nói là mất cả Biển Đông. TQ
có đủ lý do để đặt các luật lệ cấm đánh cá, hay mở rộng vùng Nhận diện Phòng
không trên khu vực các đảo này, tức bao trọn biển Đông. VN sẽ bị cô lập.
Nhưng nếu không làm gì hết, TQ cũng sẽ
lần hồi thâu tóm các đảo TS, chiếm trọn Biển Đông.
Lối thoát cuối cùng cho VN là kế thừa
di sản VNCH, thông qua phương pháp hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ.
Hòa giải quốc gia để kế thừa danh nghĩa VNCH. Dân
chủ hóa chế độ để đoạn tuyệt với di sản VNDCCH. Từ đó VN mới có danh nghĩa để
mà đưa vấn đề tranh chấp ra trước một trọng tài quốc tế.
Một khi đã kế thừa di sản VNCH, nhà nước VN mới sẽ
xúc tiến việc kiện tụng. Nhưng không bắt đầu bằng kiện TQ (vì nước này không
chấp nhận mọi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế). VN nên kiện Phi
trước, vì nước này chiếm trái phép của VN các đảo Trường Sa. Kết quả vụ kiện
này, nếu VN thắng (phần chắc) thì sẽ thắng lý ở Hoàng Sa. Dựa vào đó, VN làm « vốn »
thương lượng với TQ nhằm phân định vùng biển và thềm lục địa chung quanh các
đảo Hoàng Sa.
Trong khi việc dân chủ hóa chế độ còn phù hợp với ý
định « thay đổi thể chế » của một vị lãnh đạo.
Vấn đề là mọi
người đặt quyền lợi đảng phái lên trên hay quyền lợi của đất nước lên
trên ?
-----------------------------------
[i]
Nguyen Duy Tan Joële. La représentation du Viet-Nam dans les institutions
spécialisées. In: Annuaire français de droit international, volume 22,
1976. pp. 405-419. doi : 10.3406/afdi.1976.1996 http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/afdi_0066-3085_1976_num_22_1_1996
[ii]
Nguyen Duy Tan Joële, đã dẫn.
[iii]
Monique Chemillier-Gendreau – La Souveraineté sur les Archipels Paracels et
Spratleys – NXB Harmattan 1996, page
[iv]
Conrad G. Buhler, in State Succession and Membership in International
Organisations – Legal Theories versus Political Pragmatism, tr94-103…sdd,
tr 107.
[v]
Nguyen Duy Tan Joële, đã dẫn.
[vi]
Conrad G. Buhler, State Succession and Membership in International
Organisations – Legal Theories versus Political Pragmatism, tr 107.
[vii]
Conrad G. Buhler, sdd, tr. 87.
Publié
par Nhan Tuan Truong à 06:40
No comments:
Post a Comment