Thứ Năm, ngày 30 tháng 1 năm 2014
Sau những kết quả không ưng ý với WB, IFM ở chuyến
hồi mua thu năm 2013. Việc chính phủ Hoa Kỳ sốt sắng khi sớm thỏa thuận
cho Việt Nam gia nhập TPP đã một điều an ủi Việt Nam ít nhiều.
Không vay được thêm tiền, không hoãn được nợ. Những hành động có tính cấp thiết để thu tiền từ trong nước là các đơn vị kinh doanh độc quyền tăng giá như dịch vụ viễn thông, xăng, điện. Cùng với việc đốc thúc thu ngân sách từ các tỉnh, thành...tăng thêm các khoản phí , truy thu nợ thuế ...được đồng loạt thi hành.
Việt Nam có một cái Tết khá ảm đảm so với nhiều năm trước đó.
Việc cổ phần hóa trước mắt những doanh nghiệp nhà nước không sinh lời là một giải pháp vừa cắt lỗ, vừa thu về được tiền ngay cho ngân sách, vừa đáp ứng được tiêu chuẩn vào TPP.
Trong khó khăn hiện tại, Việt Nam vẫn còn hy vọng phía trước là gia nhập được TPP. Một số ngành nghề khi vào TPP sẽ đem lại một sức sống mới cho nền kinh tế quốc nội. Cho nên mặc dù khó khăn hiện tại chất chồng, Việt Nam vẫn dồn sức để phục vụ mục đích gia nhập TPP
Nói nôm na là nền kinh tế Việt Nam như một người đang bơi trên biển đã gần mất sức, TPP là một cái phao cần đến để bám vào dưỡng sức nuôi hy vọng. Cuộc thương thảo với bà bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ, phòng thương mại Hoa Kỳ và chính phủ Obama về TPP diễn ra khá nhanh chóng và thuận lợi.
Thuận lợi đến quá bất ngờ, đến mức mặc dù các thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ gây sức ép đòi hỏi gay gắt chính phủ Mỹ về nhân quyền tại Việt Nam cũng không cản trở nổi tiến trình đàm phán của Việt Nam với Hoa Kỳ.
Việt Nam đạt được thỏa thuận với chính phủ Mỹ về TPP mà không phải nhượng bộ trong nhân quyền (như thả tù nhân bất đồng chính kiến nào đó) khiến Việt Nam lại càng tự tin hơn trước các thế lực vẫn dùng nhân quyền để chỉ trích Việt Nam. Đã thế việc lọt vào chiếc ghế Hội Đồng nhân quyền LHQ ngay sau đó khiến các nhà tuyên huấn ở Việt Nam sung sướng bật thốt lên - Việt Nam một năm được mùa về nhân quyền.
Người ta nói - được mùa cau, đau mùa lúa.
Mấy nhà tuyên huấn chỉ nói miệng ăn tiền, đâu cần biết đến những vấn đề khác như đời sống nhân dân lao động đang ngày càng sa sút. Người lao động thưởng Tết bằng gạch, nước rửa bát, nước chấm...có nơi không thưởng Tết, có nơi thậm chí lương còn không có chả nói chi là thưởng.
Nhân quyền mà Việt Nam đạt được có mài ra mà ăn được không.?
Mài được, mài qua những hiệp định kinh tế được nới lỏng, khi nhân quyền được cải thiện.
Trở lại với câu chuyện về các thượng nghĩ sĩ đã bẽ mặt với Việt Nam, không áp đặt được chính phủ Obama đưa nhân quyền vào thương thảo với Việt Nam trong vấn đề TPP. Và niềm đắc thắng của Việt Nam khi qua mặt được các nghị sĩ lắm điều, hay soi mói , không thiện cảm với chính quyền Việt Nam bấy lâu.
Hôm nay các thượng nghị sĩ bất ngờ đe dọa bác bỏ thương thảo giữa chính phủ Obama về TPP. Không lấy vấn đề nhân quyền, các thượng nghị sĩ lấy quyền lợi của người lao động Hoa Kỳ làm tâm điểm để bác bỏ những gì chính phủ Obama đã thương thảo với Việt Nam về TPP.
Những bác bỏ này sẽ dựa trên một điều luật mà các thượng nghĩ sĩ Mỹ có quyền làm được.
Ông Reid lãnh đạo thượng viện Hoa Kỳ và ông Larry Cohen đứng đầu truyền thông công nhân Hoa Kỳ cùng bày tỏ ý định kiên quyết bác bỏ hiệp định thương mại Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ bàn thảo với Việt Nam. Phần đông các thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ có quan điểm giống ông Reid.
Và nguy cơ sẽ có một cuộc bỏ phiếu ở quốc hội Hoa Kỳ về chấp nhận hay bác bỏ nội dung bàn thảo của chính phủ Hoa Kỳ với Việt Nam trong vấn đề TPP.
Nhẽ ra chính phủ Việt Nam nên dĩ hòa với các nghị sĩ Hoa Kỳ. Chứ không phải thái độ đắc thắng trước yêu cầu về nhân quyền của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ không được xem xét.
Nếu không vào được TPP, phải hoãn lại thêm thời gian nữa. Chả có hiệp định kinh tế để mài ra mà ăn. Chiếc phao phía Tây lại xa càng xa thêm, với sức lực như bây giờ, khó mà nói điều gì.
Chắc bơi sang cái phao phía Bắc cho gần hơn. Số phận của dân tộc Việt Nam đôi khi lại bị những kẻ tuyên huấn, bảo vệ tư tưởng vì thành tích của mình mà cản trở lối thoát ra của đất nước. Không phải chỉ ở lần này mà đã từng xảy ra rất nhiều lần trước đây.
Không vay được thêm tiền, không hoãn được nợ. Những hành động có tính cấp thiết để thu tiền từ trong nước là các đơn vị kinh doanh độc quyền tăng giá như dịch vụ viễn thông, xăng, điện. Cùng với việc đốc thúc thu ngân sách từ các tỉnh, thành...tăng thêm các khoản phí , truy thu nợ thuế ...được đồng loạt thi hành.
Việt Nam có một cái Tết khá ảm đảm so với nhiều năm trước đó.
Việc cổ phần hóa trước mắt những doanh nghiệp nhà nước không sinh lời là một giải pháp vừa cắt lỗ, vừa thu về được tiền ngay cho ngân sách, vừa đáp ứng được tiêu chuẩn vào TPP.
Trong khó khăn hiện tại, Việt Nam vẫn còn hy vọng phía trước là gia nhập được TPP. Một số ngành nghề khi vào TPP sẽ đem lại một sức sống mới cho nền kinh tế quốc nội. Cho nên mặc dù khó khăn hiện tại chất chồng, Việt Nam vẫn dồn sức để phục vụ mục đích gia nhập TPP
Nói nôm na là nền kinh tế Việt Nam như một người đang bơi trên biển đã gần mất sức, TPP là một cái phao cần đến để bám vào dưỡng sức nuôi hy vọng. Cuộc thương thảo với bà bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ, phòng thương mại Hoa Kỳ và chính phủ Obama về TPP diễn ra khá nhanh chóng và thuận lợi.
Thuận lợi đến quá bất ngờ, đến mức mặc dù các thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ gây sức ép đòi hỏi gay gắt chính phủ Mỹ về nhân quyền tại Việt Nam cũng không cản trở nổi tiến trình đàm phán của Việt Nam với Hoa Kỳ.
Việt Nam đạt được thỏa thuận với chính phủ Mỹ về TPP mà không phải nhượng bộ trong nhân quyền (như thả tù nhân bất đồng chính kiến nào đó) khiến Việt Nam lại càng tự tin hơn trước các thế lực vẫn dùng nhân quyền để chỉ trích Việt Nam. Đã thế việc lọt vào chiếc ghế Hội Đồng nhân quyền LHQ ngay sau đó khiến các nhà tuyên huấn ở Việt Nam sung sướng bật thốt lên - Việt Nam một năm được mùa về nhân quyền.
Người ta nói - được mùa cau, đau mùa lúa.
Mấy nhà tuyên huấn chỉ nói miệng ăn tiền, đâu cần biết đến những vấn đề khác như đời sống nhân dân lao động đang ngày càng sa sút. Người lao động thưởng Tết bằng gạch, nước rửa bát, nước chấm...có nơi không thưởng Tết, có nơi thậm chí lương còn không có chả nói chi là thưởng.
Nhân quyền mà Việt Nam đạt được có mài ra mà ăn được không.?
Mài được, mài qua những hiệp định kinh tế được nới lỏng, khi nhân quyền được cải thiện.
Trở lại với câu chuyện về các thượng nghĩ sĩ đã bẽ mặt với Việt Nam, không áp đặt được chính phủ Obama đưa nhân quyền vào thương thảo với Việt Nam trong vấn đề TPP. Và niềm đắc thắng của Việt Nam khi qua mặt được các nghị sĩ lắm điều, hay soi mói , không thiện cảm với chính quyền Việt Nam bấy lâu.
Hôm nay các thượng nghị sĩ bất ngờ đe dọa bác bỏ thương thảo giữa chính phủ Obama về TPP. Không lấy vấn đề nhân quyền, các thượng nghị sĩ lấy quyền lợi của người lao động Hoa Kỳ làm tâm điểm để bác bỏ những gì chính phủ Obama đã thương thảo với Việt Nam về TPP.
Những bác bỏ này sẽ dựa trên một điều luật mà các thượng nghĩ sĩ Mỹ có quyền làm được.
Ông Reid lãnh đạo thượng viện Hoa Kỳ và ông Larry Cohen đứng đầu truyền thông công nhân Hoa Kỳ cùng bày tỏ ý định kiên quyết bác bỏ hiệp định thương mại Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ bàn thảo với Việt Nam. Phần đông các thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ có quan điểm giống ông Reid.
Và nguy cơ sẽ có một cuộc bỏ phiếu ở quốc hội Hoa Kỳ về chấp nhận hay bác bỏ nội dung bàn thảo của chính phủ Hoa Kỳ với Việt Nam trong vấn đề TPP.
Nhẽ ra chính phủ Việt Nam nên dĩ hòa với các nghị sĩ Hoa Kỳ. Chứ không phải thái độ đắc thắng trước yêu cầu về nhân quyền của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ không được xem xét.
Nếu không vào được TPP, phải hoãn lại thêm thời gian nữa. Chả có hiệp định kinh tế để mài ra mà ăn. Chiếc phao phía Tây lại xa càng xa thêm, với sức lực như bây giờ, khó mà nói điều gì.
Chắc bơi sang cái phao phía Bắc cho gần hơn. Số phận của dân tộc Việt Nam đôi khi lại bị những kẻ tuyên huấn, bảo vệ tư tưởng vì thành tích của mình mà cản trở lối thoát ra của đất nước. Không phải chỉ ở lần này mà đã từng xảy ra rất nhiều lần trước đây.
Được đăng bởi nguoibuongio1972 vào lúc 15:00
No comments:
Post a Comment