Những ngày đầu năm mới, bà con thường đi lễ chùa để
cầu cho một năm bình an, phúc lộc tràn đầy. Tục tín ngưỡng này đã trở thành một
nét đẹp văn hóa khi mỗi độ tết đến xuân về.
Thế nhưng gần đây, Việt Nam với chính quyền độc tài
lãnh đạo, xã hội “công an trị” nhằm bảo vệ chế độ và trấn áp người dân đã được
sử dụng triệt để. Lúc này, những bức xúc của người dân lên cao vì bị quá nhiều
o ép và phiền nhiễu, vì thế mà lực lượng an ninh mật đội lốt thầy tu cũng tăng
lên như nhiều người phản ánh.
Bài viết này chỉ ra những dấu hiệu bất thường của
một ngôi chùa mang tên Bửu Sơn ở Phan Thiết - Bình Thuận và đặt ra nhiều mối
nghi vấn để bà con thận trọng hơn khi đến ngôi chùa này, và không phải gửi nhầm
những tâm nguyện lẫn quà biếu, tiền cúng dường cho “bầy quỹ dữ”. Những câu hỏi
đặt ra trong bài viết rất mong những ai có thông tin về ngôi chùa này nên cung
cấp thêm để người dân được tỏ tường.
Bất thường thứ nhất:
Chùa Bửu Sơn vốn chỉ là một ngôi chùa nhỏ, như nhà
cấp bốn, được xây năm 1961, ở phường Phú Hài, Phan Thiết, cạnh khu di tích lịch
sử văn hóa cấp quốc gia Tháp Po Sah Anaih.
Chùa Bửu Sơn (cũ) xây năm 1961
Năm 2011, Bình Thuận có dự án cho xây dựng thêm một
số hạng mục công trình ở ngôi chùa này.
Mặc dù chưa được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thông tin
và Du lịch nhưng Chùa Bửu Sơn vẫn tiến hành khởi công xây dựng một số công
trình đồ sộ như: chánh điện, cổng tam quan, lầu chuông, tượng Phật Bà,…
Việc xây dựng này đã bị sự phản đối gay gắt của các
nhà văn hóa và người dân vì đã làm phá vỡ không gian kiến trúc của di tích lịch
sử văn hóa quốc gia Tháp Po Sah Anaih. Tháng 11/2011, Bộ Văn hóa - Thể thao và
Du lịch đã có văn bản số 3969/BVHTTDL-DSVH đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình
Thuận chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, đình chỉ các hoạt động xây
dựng trái phép tại chùa Bửu Sơn thuộc di tích Tháp Po Sah Anaih.
Tuy nhiên, Chùa Bửu Sơn vẫn được tiếp tục xây
dựng mặc dù có quyết định đình chỉ.
Chùa
Bửu Sơn mở rộng đồ sộ vào năm 2011
Bất thường thứ hai:
Sau năm 2012, Chùa Bửu sơn đã hoàn thành các hạng
mục đồ sộ.
Năm 2013, Chùa Bửu Sơn lại tiếp tục mở rộng công
trình lớn trước sự ngỡ ngàng và giận dữ của nhiều nhà văn hóa và người dân. Tuy
nhiên không có một tiếng nói nào của các đơn vị chức năng để bảo vệ khu di tích
quốc gia Tháp Po Sah Anaih mặc dù năm 2011, Bộ Văn hóa đã ra lệnh đình chỉ xây
dựng ngôi chùa này.
Chùa
Bửu Sơn tiếp tục mở rộng đồ sộ vào năm 2013
Bất thường thứ 3:
Nghe người dân phản ánh về cảnh tượng “diễn tuồng”
tụng niệm trong chùa để phục vụ khách du lịch chứ không phải hoạt động tụng niệm
diễn ra bình thường ở chùa, chúng tôi đã tận mắt đến tìm hiểu về ngôi chùa này.
Hôm đó, chúng tôi vào chùa trước, sau đó có thêm 5
người khách nước ngoài. Một nhóm thầy chùa và phật tử đang đứng nói chuyện
trong chùa, bỗng nhiên có 2 người trong số đó, ra quỳ lạy trước sân chùa, sau
đó, nhóm “tu sĩ” gồm 4-5 người vội vã vào các vị trí sắp sẵn: người gõ chuông,
người tụng kinh, người quỳ lạy hành lễ; người cúng dường... giống như một “vỡ
tuồng” đã được luyện tập từ trước để phục vụ khách du lịch chứ không phải tụng
niệm thật.
Tuy vậy, chúng tôi cũng đã cúng dường theo nghi lễ.
Khi chúng tôi và các khách du lịch bước ra, thì có người phật tử trong nhóm đó
chạy theo xin tiền khách nước ngoài. Chúng tôi quan sát thấy các khách nước
ngoài lắc đầu, nói “sorry”, thì người này ra dấu hiệu tay lên cao và nói to
“Không có tiền! Không có tiền” vọng vào bên trong chùa cho nhóm đang đứng ở bậc
thềm. Lúc đó người phiên dịch phải cố gắng giải thích với khách nước ngoài khi
họ tỏ ra không hài lòng.
Tháp
Po Sah Anaih - Nhìn từ mặt sau Bửu Sơn
Trao đổi với người phiên dịch, chúng tôi được biết
các khách du lịch nước ngoài đến đây chủ yếu là để thăm di tích lịch sử cấp
quốc gia Tháp Po Sah Anaih, địa điểm quảng bá du lịch nổi tiếng của tỉnh. Nhưng
khi đến đây, thì thấy chùa Bửu Sơn che kín hết cả không gian Tháp. Những màu
sắc sặc sở của công trình kiến trúc hiện đại đã làm phá vỡ không gian trầm mặc
Tháp Chăm vốn đã làm nên một nét đặc trưng và đã từng thu hút rất nhiều khách
du lịch trong và ngoài nước.
Những phản ánh này liệu chính quyền Bình Thuận có
biết?
Những câu hỏi đặt ra:
1. Vì sao Chùa Bửu sơn xâm phạm khu di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia
Tháp Po Sah Anaih, vi phạm Luật bảo tồn di sản; bị Bộ Văn hóa “thổi còi” đình
chỉ vào năm 2011 mà vẫn được tiếp tục xây dựng mở rộng năm 2012.
2. Vì sao năm 2013, Chùa Bửu Sơn vẫn được tiếp tục mở rộng xây dựng nhiều
hạng mục mới mà không có một sự cản trở nào từ các cơ quan chức năng bảo tồn
văn hóa và chính quyền địa phương?
3.
Ai đã đứng sau dự án này mà bất chấp những phản đối
của người dân, các nhà văn hóa lẫn công văn đình chỉ của cấp trung ương.
4. Vì sao không chọn địa điểm khác xây chùa cho đảm bảo tính pháp lý mà
chiếm đất Tháp Po Sah Anaih? Bửu Sơn mở rộng mục đích để thu tiền khách du lịch
dễ dàng hay để trấn áp Tháp Po Sah Anaih?
5. Vì sao có hiện tượng “diễn kịch” tụng niệm trong chùa để phục vụ khách
du lịch và vòi vĩnh tiền bạc. Vậy họ có phải là thầy tu thật không? Họ là ai?
30/1/2014
No comments:
Post a Comment