Người Lính Cũ
Jan 19, 2014 vào lúc 5:34 CH
Nếu là ngụy mà chẳng hiếp đáp dân lành, chẳng khiếp
nhược trước giặc thù hung bạo thì tôi cũng một lòng một ý xin theo ngụy.Nếu là
ngụy mà chẳng thần phục nước lớn bá quyền, chẳng cắt đất dâng biển để triều
cống quan thầy thì tôi cũng một lòng một ý xin theo ngụy.
*
“Tôi đọc thấy trong ánh mắt của bà
niềm tin chồng mình
đã chết như một người anh hùng.”
(“Hai bà quả phụ Hoàng Sa”, Huy Đức)
Sao gọi họ là “ngụy”, những người lính đã đổ máu vì
Hoàng Sa, vùi xác thân dưới lòng biển cả?
Sao gọi họ là “ngụy”, những người lính quyết không cho kẻ thù đụng đến Hoàng Sa, phần máu thịt thiêng liêng của tổ quốc?
Sao gọi họ là “ngụy”, những người lính như “Ngụy” Văn Thà, “thà” chết quyết không rời tàu, không bỏ Hoàng Sa?
Sao gọi họ là “ngụy”, những người lính như Nguyễn Thành Trí, quyết chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, quyết không để mất Hoàng Sa?
Họ là “ngụy”, thế ta là gì?
Ta là gì mà khúm núm, mà cúi gập mình trước quan thầy phương Bắc?
Ta là gì mà ca tụng, mà tôn thờ kẻ chiếm đất cướp biển, kẻ giết hại đồng bào ta?
Ta là gì mà trấn áp thẳng tay kẻ nào dám xúc phạm đến thiên triều?
Ta là gì mà trừng trị đích đáng kẻ nào dám lớn tiếng nói rằng “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”?
Ta là gì mà dân khinh ghét, dân nguyền rủa, dân tặng cho 6 chữ vàng “Hèn với giặc, ác với dân”?
Nếu là ngụy mà chẳng hiếp đáp dân lành, chẳng khiếp nhược trước giặc thù hung bạo thì tôi cũng một lòng một ý xin theo ngụy.
Nếu là ngụy mà chẳng thần phục nước lớn bá quyền, chẳng cắt đất dâng biển để triều cống quan thầy thì tôi cũng một lòng một ý xin theo ngụy.
Nếu là ngụy mà quyết bảo vệ chủ quyền, bảo vệ từng tấc đất của cha ông ta thì tôi cũng một lòng một ý xin theo ngụy.
Nếu là ngụy mà chọn cái chết theo tàu trong trận chiến không cân sức chống giặc ngoại xâm thì tôi cũng một lòng một ý xin theo ngụy.
Trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào người ta gọi những người lính như thế là những anh hùng!
Hoàng Sa gắn liền với tên tuổi những người lính anh hùng mà ta gọi là “ngụy”!
Hoàng Sa, Trường Sa trở thành tên gọi tinh thần bất khuất của người Việt yêu nước!
Hoàng Sa, Trường Sa trở thành tên gọi nỗi hèn, mối nhục muôn đời của ta!
Họ là “ngụy”, thế ta là gì?
Ta gọi họ là “ngụy”, dân gọi ta là gì?
Sao gọi họ là “ngụy”, những người lính quyết không cho kẻ thù đụng đến Hoàng Sa, phần máu thịt thiêng liêng của tổ quốc?
Sao gọi họ là “ngụy”, những người lính như “Ngụy” Văn Thà, “thà” chết quyết không rời tàu, không bỏ Hoàng Sa?
Sao gọi họ là “ngụy”, những người lính như Nguyễn Thành Trí, quyết chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, quyết không để mất Hoàng Sa?
Họ là “ngụy”, thế ta là gì?
Ta là gì mà khúm núm, mà cúi gập mình trước quan thầy phương Bắc?
Ta là gì mà ca tụng, mà tôn thờ kẻ chiếm đất cướp biển, kẻ giết hại đồng bào ta?
Ta là gì mà trấn áp thẳng tay kẻ nào dám xúc phạm đến thiên triều?
Ta là gì mà trừng trị đích đáng kẻ nào dám lớn tiếng nói rằng “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”?
Ta là gì mà dân khinh ghét, dân nguyền rủa, dân tặng cho 6 chữ vàng “Hèn với giặc, ác với dân”?
Nếu là ngụy mà chẳng hiếp đáp dân lành, chẳng khiếp nhược trước giặc thù hung bạo thì tôi cũng một lòng một ý xin theo ngụy.
Nếu là ngụy mà chẳng thần phục nước lớn bá quyền, chẳng cắt đất dâng biển để triều cống quan thầy thì tôi cũng một lòng một ý xin theo ngụy.
Nếu là ngụy mà quyết bảo vệ chủ quyền, bảo vệ từng tấc đất của cha ông ta thì tôi cũng một lòng một ý xin theo ngụy.
Nếu là ngụy mà chọn cái chết theo tàu trong trận chiến không cân sức chống giặc ngoại xâm thì tôi cũng một lòng một ý xin theo ngụy.
Trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào người ta gọi những người lính như thế là những anh hùng!
Hoàng Sa gắn liền với tên tuổi những người lính anh hùng mà ta gọi là “ngụy”!
Hoàng Sa, Trường Sa trở thành tên gọi tinh thần bất khuất của người Việt yêu nước!
Hoàng Sa, Trường Sa trở thành tên gọi nỗi hèn, mối nhục muôn đời của ta!
Họ là “ngụy”, thế ta là gì?
Ta gọi họ là “ngụy”, dân gọi ta là gì?
Người
Lính Cũ
19/1/2014
(40 năm trận hải chiến Hoàng Sa)
19/1/2014
(40 năm trận hải chiến Hoàng Sa)
-------------------------------------------
FB Lâm Mạnh Di Jan 17, 2014
No comments:
Post a Comment