Wednesday,
January 29, 2014 6:05:11 PM
GENEVA
(NV).- Nhà cầm quyền CSVN đang đối diện với áp lực rất
mạnh về nhân quyền chưa từng có do chính người Việt Nam mở chiến dịch tố cáo
ngay tại Liên Hiệp Quốc.
Logo một số tổ chức tham gia vận động nhân quyền cho
Việt Nam sẽ tới trụ sở LHQ ở Geneva, Thụy Sĩ, nhân dịp nhà cầm quyền CSVN báo
cáo định kỳ 4 năm một lần vào ngày 5/2/2014 tới đây. (Hình: MLBVN)
Nhiều tổ chức khác nhau, cả trong và ngoài Việt Nam, hiện đang có mặt ở Âu châu và sẽ đến trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, phơi bày thực trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện đang tồi tệ, trái ngược hoàn toàn với những gì được chế độ vẽ vời và tuyên truyền.
Ngày 5/2/2014 tới đây, đại diện nhà cầm quyền Việt Nam, hội viên Liên Hiệp Quốc và thành viên Hội đồng Nhân Quyền LHQ, sẽ phải trình bày bản báo cáo định kỳ 4 năm một lần gọi là “Báo cáo kiểm điểm định kỳ phổ quát” (Universal Periodic Review gọi tắt là UPR) trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.
Ở những lần báo cáo trước của Hà Nội, hầu như chỉ có các tổ chức quốc tế vận động dư luận và Hội đồng Nhân quyền, trình bày sự thật về tình hình nhân quyền Việt Nam không hề cải thiện như CSVN báo cáo. Đặc biệt lần này, các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở hải ngoại cũng như những người đến từ Việt Nam sẽ đến Geneva để đích thân nói lên thực trạng nhân quyền Việt Nam.
Đây là nỗ lực đầu tiên được các tổ chức dân sự của cộng đồng người Việt hải ngoại và các tổ chức dân sự trong nước phối hợp hành động. Như vậy, chế độ Hà Nội không chỉ đối diện với sự tố cáo của các tổ chức quốc tế là những người bên ngoài, mà sẽ phải đối diện với chính sự tố cáo của người Việt Nam, trong đó có nhiều người là nhân chứng sống đến từ nước Việt Nam.
Cho lần báo cáo định kỳ của CSVN sắp diễn ra chỉ một tuần lễ nữa, Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc (OHCHR) và một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã mời một số tổ chức vận động nhân quyền trong và ngoài nước Việt Nam đến trụ sở LHQ để được nghe những tiếng nói của những người vốn là nạn nhân của chế độ độc tài đảng trị.
* Sang Geneva vận động
Một số tổ chức sẽ có mặt ở Geneva gồm có VOICE, Mạng
lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo
Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam,
và thân nhân một số tù nhân chính trị. Tổ chức Việt Tân cũng có một phái đoàn
tham dự.
Hiện các phái đoàn này đang đi tiếp xúc, vận động từ chính phủ và quốc hội Liên Hiệp Âu châu, các văn phòng các nước thành viên LHQ trong Hội Đồng Nhân Quyền, và Hội đồng Nhân Quyền LHQ. Những tuần lễ gần đây, một số tổ chức xã hội dân sự đã đến tiếp xúc với nhiều tòa đại sứ ngoại quốc tại Hà Nội, yêu cầu họ đưa thông tin đến đại diện nước họ tại LHQ về thực trạng nhân quyền Việt Nam.
Để chuẩn bị tham dự báo cáo định kỳ UPR của Việt Nam ngày 5/2/2014, từ năm ngoái, một số tổ chức dân sự của người Việt Nam đã soạn thảo các bản báo cáo tình hình nhân quyền Việt Nam, soạn thảo bằng Anh ngữ để các nhóm làm việc về UPR của LHQ sử dụng làm căn cứ, đánh giá tình hình nhân quyền tại Việt Nam, thay vì chỉ căn cứ vào sự tuyên truyền một chiều của CSVN.
Một số bản báo cáo tập trung về một mặt như tự do tôn giáo, tự do hội họp và phát biểu, tự do báo chí và thông tin, chế độ tù đày và sự tra tấn. Qua các bằng chứng cụ thể từ các vụ đàn áp người dân ngay trên đường phố đến những vụ bỏ tù dựa vào các điều luật mơ hồ và đi ngược Công uốc Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ sẽ có cơ hội nhìn vấn đề nhân quyền tại Việt Nam trung thực hơn.
Nhà cầm quyền Việt Nam 'khoe khoang' là “luôn luôn tôn trọng” nhân quyền. Nhân kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Quốc Tế 10/12/2013, bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh viết một bài phổ biến trên trang mạng TTXVN ca ngợi rằng “nhà nước Việt Nam luôn luôn bảo vệ, thúc đẩy quyền con người”. Thật là mỉa mai, hiện đang có hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị giam giữ rải rác trên khắp nước trong những điều kiện giam giữ tồi tệ và sự đối xử độc ác.
Một ngày trước buổi báo cáo định kỳ của CSVN, ngày 24/1/2014, sẽ có một cuộc hội thảo ngay tại trụ sở LHQ với đề tài “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.” Ngoài những diễn giả thuộc nhiều tổ chức quốc tế đến từ Mỹ và Châu Âu, còn có một số người đến từ Việt Nam.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 12/12/2013 bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 mà Việt Nam đã trúng cử ở khu vực Á châu vì không có nước nào khác tranh chỗ, không phải vì Việt Nam có nhân quyền đáng ca ngợi.
TTXVN khi loan báo tin này khoe rằng “Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…”
Tuần lễ trước đó, CSVN ký vào bản “Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn” của LHQ, mở đường để được vào làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền. Nhưng từ đó đến nay, chưa đầy 2 tháng, đã có ít nhất 6 người dân chết trong tay công an rồi vu cho họ “tự tử” hay chết bệnh dù thân thể của họ đầy dấu vết tra tấn nhục hình.
Các cuộc tụ tập của người dân hay đi thăm viếng nhau của những người bất đồng chính kiến thì bị bắt giữ, đánh đập. Những gì diễn ra tại Việt Nam trong một khoảng thời gian ngắn chứng minh cho thế giới thấy nhân quyền tại Việt Nam được nhà cầm quyền Việt Nam “bảo đảm tốt hơn” ra sao. (TN)
Hiện các phái đoàn này đang đi tiếp xúc, vận động từ chính phủ và quốc hội Liên Hiệp Âu châu, các văn phòng các nước thành viên LHQ trong Hội Đồng Nhân Quyền, và Hội đồng Nhân Quyền LHQ. Những tuần lễ gần đây, một số tổ chức xã hội dân sự đã đến tiếp xúc với nhiều tòa đại sứ ngoại quốc tại Hà Nội, yêu cầu họ đưa thông tin đến đại diện nước họ tại LHQ về thực trạng nhân quyền Việt Nam.
Để chuẩn bị tham dự báo cáo định kỳ UPR của Việt Nam ngày 5/2/2014, từ năm ngoái, một số tổ chức dân sự của người Việt Nam đã soạn thảo các bản báo cáo tình hình nhân quyền Việt Nam, soạn thảo bằng Anh ngữ để các nhóm làm việc về UPR của LHQ sử dụng làm căn cứ, đánh giá tình hình nhân quyền tại Việt Nam, thay vì chỉ căn cứ vào sự tuyên truyền một chiều của CSVN.
Một số bản báo cáo tập trung về một mặt như tự do tôn giáo, tự do hội họp và phát biểu, tự do báo chí và thông tin, chế độ tù đày và sự tra tấn. Qua các bằng chứng cụ thể từ các vụ đàn áp người dân ngay trên đường phố đến những vụ bỏ tù dựa vào các điều luật mơ hồ và đi ngược Công uốc Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ sẽ có cơ hội nhìn vấn đề nhân quyền tại Việt Nam trung thực hơn.
Nhà cầm quyền Việt Nam 'khoe khoang' là “luôn luôn tôn trọng” nhân quyền. Nhân kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Quốc Tế 10/12/2013, bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh viết một bài phổ biến trên trang mạng TTXVN ca ngợi rằng “nhà nước Việt Nam luôn luôn bảo vệ, thúc đẩy quyền con người”. Thật là mỉa mai, hiện đang có hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị giam giữ rải rác trên khắp nước trong những điều kiện giam giữ tồi tệ và sự đối xử độc ác.
Một ngày trước buổi báo cáo định kỳ của CSVN, ngày 24/1/2014, sẽ có một cuộc hội thảo ngay tại trụ sở LHQ với đề tài “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.” Ngoài những diễn giả thuộc nhiều tổ chức quốc tế đến từ Mỹ và Châu Âu, còn có một số người đến từ Việt Nam.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 12/12/2013 bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 mà Việt Nam đã trúng cử ở khu vực Á châu vì không có nước nào khác tranh chỗ, không phải vì Việt Nam có nhân quyền đáng ca ngợi.
TTXVN khi loan báo tin này khoe rằng “Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…”
Tuần lễ trước đó, CSVN ký vào bản “Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn” của LHQ, mở đường để được vào làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền. Nhưng từ đó đến nay, chưa đầy 2 tháng, đã có ít nhất 6 người dân chết trong tay công an rồi vu cho họ “tự tử” hay chết bệnh dù thân thể của họ đầy dấu vết tra tấn nhục hình.
Các cuộc tụ tập của người dân hay đi thăm viếng nhau của những người bất đồng chính kiến thì bị bắt giữ, đánh đập. Những gì diễn ra tại Việt Nam trong một khoảng thời gian ngắn chứng minh cho thế giới thấy nhân quyền tại Việt Nam được nhà cầm quyền Việt Nam “bảo đảm tốt hơn” ra sao. (TN)
No comments:
Post a Comment