30.01.2014
Một nhà bình luận thời cuộc
được nhiều người biết đến dự đoán tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm Giáp
Ngọ 2014 sẽ có nhiều biến chuyển tích cực.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ điểm lại tình hình chính trị-xã hội-dân chủ trong nước năm qua và dự đoán tình hình trong năm mới, nhà báo Bùi Tín, nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân hiện đang định cư tại Pháp, tin tưởng rằng sự phối hợp giữa lực lượng dân chủ trong và ngoài nước, mặt trận ngoại giao giới dân chủ quốc nội vừa mở ra với quốc tế, và sự thức tỉnh của quần chúng là những yếu tố nhất định sẽ làm cho bức tranh nhân quyền của Việt Nam sáng lên trong năm mới sau một năm 2013 đầy ắp những sự kiện.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ điểm lại tình hình chính trị-xã hội-dân chủ trong nước năm qua và dự đoán tình hình trong năm mới, nhà báo Bùi Tín, nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân hiện đang định cư tại Pháp, tin tưởng rằng sự phối hợp giữa lực lượng dân chủ trong và ngoài nước, mặt trận ngoại giao giới dân chủ quốc nội vừa mở ra với quốc tế, và sự thức tỉnh của quần chúng là những yếu tố nhất định sẽ làm cho bức tranh nhân quyền của Việt Nam sáng lên trong năm mới sau một năm 2013 đầy ắp những sự kiện.
Nhà báo Bùi Tín: Việc nhà nước thảo ra Hiến pháp mới, một sự kiện
có thể nói là quan trọng hàng đầu. Hiến pháp mới của đảng cộng sản Việt Nam đổi
nhưng không mới, thậm chí còn lùi so với trước. Bốn cột trụ gồm lấy chủ nghĩa
Mác-Lê làm cơ sở, xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn còn mù mờ, giữ chế độ một đảng
tức điều 4 Hiến pháp-điều phi pháp và phi lý nhất, và giữ doanh nghiệp quốc
doanh làm chủ đạo. Có thể nói 4 cột trụ này cả thế giới đều bác bỏ trên thực tế
mà Việt Nam còn giữ. Tóm lại, đây là một bản Hiến pháp cực kỳ bảo thủ, giáo
điều, quá đát.
VOA: Ngoài bản Hiến pháp được sửa đổi, còn những sự kiện nào đáng chú ý về tình hình Việt Nam trong năm qua dưới con mắt một nhà quan sát thời cuộc từ nước ngoài?
Nhà báo Bùi Tín: Sự kiện nổi bật nữa là cuối năm Việt Nam có chân trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, một thử thách chết người, rất nguy hiểm cho chế độ. Bởi lẽ bản chất của chế độ này là chống nhân quyền, chế độ một đảng, không dân chủ, chà đạp nhân quyền. Điều quan trọng là năm nay lực lượng dân chủ trong nứơc đã công khai phát tán Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, một việc tuyên truyền rất hữu ích và tổ chức các buổi dã ngoại về nhân quyền để phổ biến tài liệu này, rất sáng tạo. Có thể nói cái thức tỉnh của quần chúng đi đầu là trí thức và thanh niên là những nét mới. Lực lượng dân chủ trong nứơc đã có một bứơc phát triển. Tham gia vào cuộc tranh đấu nhân quyền càng ngày càng có nhiều thanh niên nam nữ gan dạ và nhiều những sáng kiến. Các bạn trẻ mở ra hẳn một cuộc tấn công ngoại giao vào các đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội để trình bày tình hình xã hội Việt Nam. Họ còn ra nước ngoài tìm gặp các cơ sở của Liên hiệp quốc để truyền bá nguyện vọng của mình, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Gần đây nhất, Tuyên bố về Biển Đông của người dân Việt Nam trong và ngoài nước gửi Liên hiệp quốc chỉ trong thời gian ngắn đã thu được 15 ngàn chữ ký. Chưa bao giờ sự phối hợp trong và ngòai nước lại tốt đẹp như chiến dịch đòi nhân quyền cho Việt Nam tại Liên hiệp quốc hiện nay. Người dân trong nước gần như đã mở ra một mặt trận ngoại giao mới phối hợp với ngoài nước, tìm cách ra ngoài một cách ‘du kích’ để tập họp tại Hoa Kỳ, sang tận thủ đô của Châu Âu là Bỉ, và hiện nay họ đã có mặt tại Geneve, Thụy Sĩ trước cuộc kiểm điểm nhân quyền UPR của Việt Nam.
VOA: Ông nhìn thấy những điểm gì tối hơn hoặc sáng hơn của năm 2013 so với những năm trước?
Nhà báo Bùi Tín: Tôi nghĩ tình hình ngày càng sáng ra. Cái nền là sự thức tỉnh của quần chúng nhân dân. Nguyên nhân thức tỉnh nhờ thời kỳ mở cửa mà công đầu là đội quân truyền thông.
VOA: Từ những tín hiệu này có thể kỳ vọng trong năm 2014 tình hình nhân quyền Việt Nam sẽ khá hơn chăng?
Nhà báo Bùi Tín: Tôi nghĩ đúng theo hướng như thế. Sự bắt tay trong và ngoài nước tốt như thế, với sự tranh thủ quan hệ với các tổ chức quốc tế, và sự thức tỉnh như vậy thì năm nay nhất định sẽ tốt hơn.
VOA: Ông dự đoán cách ứng phó của nhà cầm quyền Việt Nam sẽ như thế nào trứơc những áp lực về nhân quyền cả trong và ngòai nước như thế?
Nhà báo Bùi Tín: Chế độ cộng sản ở Việt Nam đang bối rối to ở sự khủng hoảng tài chính-ngân hàng, nền kinh tế rất u ám. Chúng ta sẽ quan sát kỹ xem vì xu hướng của họ là càng ngày càng bị động, càng ngày càng đối phó. Tôi nghĩ tình hình năm nay, có thể nói không chủ quan, nhà cầm quyền Việt Nam rơi vào tình thế ‘trên đe dưới búa’. Trong tình hình đó, năm Giáp Ngọ mở ra một triển vọng rất mới. Các kỵ sĩ dân chủ-nhân quyền Việt Nam đã tậu được một con ngựa chiến, ‘chiến’ ở đây là chiến đấu trong hòa bình không bạo lực, để giành lại những quyền sống của con người. Xin mời các chiến sĩ đó lên yên, thẳng cương bước tới trước.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
VOA: Ngoài bản Hiến pháp được sửa đổi, còn những sự kiện nào đáng chú ý về tình hình Việt Nam trong năm qua dưới con mắt một nhà quan sát thời cuộc từ nước ngoài?
Nhà báo Bùi Tín: Sự kiện nổi bật nữa là cuối năm Việt Nam có chân trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, một thử thách chết người, rất nguy hiểm cho chế độ. Bởi lẽ bản chất của chế độ này là chống nhân quyền, chế độ một đảng, không dân chủ, chà đạp nhân quyền. Điều quan trọng là năm nay lực lượng dân chủ trong nứơc đã công khai phát tán Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, một việc tuyên truyền rất hữu ích và tổ chức các buổi dã ngoại về nhân quyền để phổ biến tài liệu này, rất sáng tạo. Có thể nói cái thức tỉnh của quần chúng đi đầu là trí thức và thanh niên là những nét mới. Lực lượng dân chủ trong nứơc đã có một bứơc phát triển. Tham gia vào cuộc tranh đấu nhân quyền càng ngày càng có nhiều thanh niên nam nữ gan dạ và nhiều những sáng kiến. Các bạn trẻ mở ra hẳn một cuộc tấn công ngoại giao vào các đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội để trình bày tình hình xã hội Việt Nam. Họ còn ra nước ngoài tìm gặp các cơ sở của Liên hiệp quốc để truyền bá nguyện vọng của mình, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Gần đây nhất, Tuyên bố về Biển Đông của người dân Việt Nam trong và ngoài nước gửi Liên hiệp quốc chỉ trong thời gian ngắn đã thu được 15 ngàn chữ ký. Chưa bao giờ sự phối hợp trong và ngòai nước lại tốt đẹp như chiến dịch đòi nhân quyền cho Việt Nam tại Liên hiệp quốc hiện nay. Người dân trong nước gần như đã mở ra một mặt trận ngoại giao mới phối hợp với ngoài nước, tìm cách ra ngoài một cách ‘du kích’ để tập họp tại Hoa Kỳ, sang tận thủ đô của Châu Âu là Bỉ, và hiện nay họ đã có mặt tại Geneve, Thụy Sĩ trước cuộc kiểm điểm nhân quyền UPR của Việt Nam.
VOA: Ông nhìn thấy những điểm gì tối hơn hoặc sáng hơn của năm 2013 so với những năm trước?
Nhà báo Bùi Tín: Tôi nghĩ tình hình ngày càng sáng ra. Cái nền là sự thức tỉnh của quần chúng nhân dân. Nguyên nhân thức tỉnh nhờ thời kỳ mở cửa mà công đầu là đội quân truyền thông.
VOA: Từ những tín hiệu này có thể kỳ vọng trong năm 2014 tình hình nhân quyền Việt Nam sẽ khá hơn chăng?
Nhà báo Bùi Tín: Tôi nghĩ đúng theo hướng như thế. Sự bắt tay trong và ngoài nước tốt như thế, với sự tranh thủ quan hệ với các tổ chức quốc tế, và sự thức tỉnh như vậy thì năm nay nhất định sẽ tốt hơn.
VOA: Ông dự đoán cách ứng phó của nhà cầm quyền Việt Nam sẽ như thế nào trứơc những áp lực về nhân quyền cả trong và ngòai nước như thế?
Nhà báo Bùi Tín: Chế độ cộng sản ở Việt Nam đang bối rối to ở sự khủng hoảng tài chính-ngân hàng, nền kinh tế rất u ám. Chúng ta sẽ quan sát kỹ xem vì xu hướng của họ là càng ngày càng bị động, càng ngày càng đối phó. Tôi nghĩ tình hình năm nay, có thể nói không chủ quan, nhà cầm quyền Việt Nam rơi vào tình thế ‘trên đe dưới búa’. Trong tình hình đó, năm Giáp Ngọ mở ra một triển vọng rất mới. Các kỵ sĩ dân chủ-nhân quyền Việt Nam đã tậu được một con ngựa chiến, ‘chiến’ ở đây là chiến đấu trong hòa bình không bạo lực, để giành lại những quyền sống của con người. Xin mời các chiến sĩ đó lên yên, thẳng cương bước tới trước.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
No comments:
Post a Comment