Được đăng ngày Thứ sáu, 10
Tháng 1 2014 02:05
“Về vấn đề Biển Đông, trong năm
2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm
2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu
tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển
của Việt Nam.”
Đó là lời nói của Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh của Chính quyền Cộng Sản được phổ
biến trên báo chí Việt Nam ngày 03/01/2014 nhằm nói về “kết
qủa hoạt động đối ngoại năm 2013 cùng với những kỳ vọng cho ngành ngoại
giao trong năm mới” .
Nhưng cũng vào ngày 03/01/2014
trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, một tàu đánh cá của ngư dân Lý Sơn, Quảng
Ngãi đã bị lính Trung Cộng tấn công dã man và cướp của không nương tay.
Các báo Dân Việt và Pháp Luật
TPHCM cùng đưa tin : “Trong lúc đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa, một tàu cá ở
huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đã bị tàu của Kiểm ngư Trung Quốc khống chế, chặt
cột cờ, đập phá và lấy đi nhiều tài sản.
Theo thuyền trưởng Phạm Quang
Thạch, vào 11h trưa 3/1, khi tàu cá của ông đang bủa lưới cách đảo Phú Lâm
(quần đảo Hoàng Sa) chừng 18 hải lý về hướng Tây Bắc thì bất ngờ có một tàu của
lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc, trên tàu khoảng 18-20 người, ập đến.
“Họ dùng roi điện, dùi cui
khống chế tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc, dụng cụ,
nhiên liệu trên tàu (gồm một Icom, 1 máy dò cá, 1 định vị, 4 bành dây hơi, 2
thúng chai, 200 lít dầu diesel)”, ông Thạch kể lại.
Theo lời những ngư dân đi cùng
ông Thạch, sau khi hùng hục đập phá, thu giữ máy móc, Kiểm ngư Trung Quốc bắt 5
ngư dân xuống khoang tàu, chọn lựa số cá chất lượng nhất, lấy hơn 5 tấn, chuyển
sang tàu của Kiểm ngư Trung Quốc.”
Thông tin này đã nói lên điều gì về giá trị lời tuyên bố của ông Phạm
Bình Minh?
Thứ nhất, nó chứng tỏ ông Minh không nắm vững tình hình
Biển Đông ngay trong ngày đưa ra lời tuyên bố chủ quan đầy kịch tính.
Thứ hai, khi nói trong năm 2013 Việt Nam đã “đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam” là hoàn toàn không đúng với tình hình thực tế trên Biển Đông.
Bởi lẽ Việt Nam đã hoàn toàn mất chủ động không chỉ trong lĩnh vực an ninh mà còn không bảo vệ được ngư dân Việt Nam hành nghể quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bị ép hợp tác
Thứ hai, khi nói trong năm 2013 Việt Nam đã “đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam” là hoàn toàn không đúng với tình hình thực tế trên Biển Đông.
Bởi lẽ Việt Nam đã hoàn toàn mất chủ động không chỉ trong lĩnh vực an ninh mà còn không bảo vệ được ngư dân Việt Nam hành nghể quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bị ép hợp tác
Trên bàn hội nghị, Việt Nam đã
không vượt qua được sức ép của Trung Cộng để phải chấp nhận “hợp tác cùng
phát triển trên biển” theo ý muốn của Bắc Kinh làm đúng chủ trương “chủ
quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác” của lãnh tụ
Đặng Tiểu Bình đề ra từ năm 1979.
Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nhà
nước Trung Cộng Tập Cận Bình cũng đã lập lại chủ trương này tại phiên họp ngày
30/11/2013 với Bộ Chính trị.
Ông ta nói: “Trung Quốc phải
kiên trì phương châm "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác lại tranh chấp, cùng
nhau khai thác" để thúc đẩy các hoạt động hợp tác hữu nghị cùng có lợi.”
( Báo Giáo dục Việt Nam, 01/08/2013)
Họ Tập đưa ra lập trường này sau khi ông và Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) hoàn tất chuyến công du ngọai giao cổ võ thân thiện với một số nước quan trọng trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm Nam Dương, Mã Lai Á, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam
Họ Tập đưa ra lập trường này sau khi ông và Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) hoàn tất chuyến công du ngọai giao cổ võ thân thiện với một số nước quan trọng trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm Nam Dương, Mã Lai Á, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam
Chủ trương “hợp tác cùng
phát triển” giữa Trung Cộng và Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế
biên giới; giao thông đường bộ giữa hai nước; các dự án kinh tế có lợi cho
Trung Cộng trong nội địa hai miền Nam và Bắc Việt Nam và hợp tác trên
biển đã được hoàn tất trong chuyến thăm “vắn tắt” Việt Nam 2 ngày từ 13
đến 15/10/2013 của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang).
Về hợp tác trên biển, Tuyên bố chung Hà Nội ngày 15/10/2013 viết:“Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ(**) không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.”
(** Chú thích của Tác gỉa bài viết về cụm từ “Quá độ”: Chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đọan trung gian (theo Đại từ diển Tiếng Việt-Bộ Giáo dục-Đào tạo, xuất bản năm 1999)
Đáng chú ý là đã có sự “khác biệt quan trọng” giữa Tuyên bố ở Hà Nội hôm 15/10/2013 với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” mà hai nước đã ký ở Bắc Kinh ngày 11/10/2011.
Trong Thỏa hiệp 6 điểm được ký giữa Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngọai giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn, và Trương Chí Quân, Thứ trưởng Bộ Ngọai giao Trung Cộng), trước sự chứng giám của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào thì có chữ “Tạm Thời” ghi trong điểm 4 nguyên văn như sau:
Về hợp tác trên biển, Tuyên bố chung Hà Nội ngày 15/10/2013 viết:“Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ(**) không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.”
(** Chú thích của Tác gỉa bài viết về cụm từ “Quá độ”: Chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đọan trung gian (theo Đại từ diển Tiếng Việt-Bộ Giáo dục-Đào tạo, xuất bản năm 1999)
Đáng chú ý là đã có sự “khác biệt quan trọng” giữa Tuyên bố ở Hà Nội hôm 15/10/2013 với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” mà hai nước đã ký ở Bắc Kinh ngày 11/10/2011.
Trong Thỏa hiệp 6 điểm được ký giữa Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngọai giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn, và Trương Chí Quân, Thứ trưởng Bộ Ngọai giao Trung Cộng), trước sự chứng giám của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào thì có chữ “Tạm Thời” ghi trong điểm 4 nguyên văn như sau:
(4) “Trong tiến trình tìm
kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng
lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những
giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập
trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc
về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của
Thỏa thuận này.”
Điểm (2) viết: “Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”
Điểm (2) viết: “Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”
Như vậy, rõ ràng cụm từ “Tạm
Thời” đã bị “xóa đi” trong Thỏa thuận ở Hà Nội, sau các cuộc thảo luận giữa Thủ
tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (13/10) và với các
ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong cùng ngày 14/10 (2013).
Khi nói về “hợp tác cùng phát triển” ở vịnh Bắc Bộ dựa theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ hai nước ký ngày 25/11/2000 thì cũng có sự “khác biệt rất quan trọng” giữa Tuyên bố chung Hà Nội ngày 15/10/2013 và lời tuyên bố sau đó của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường.
Tuyên bố chung viết: “Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ…”
Về phiá Trung Cộng, ông Lý Khắc Cường được Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) của Bắc Kinh tường thuật ngày 16/10/2013 rằng : “Li noted that in his talks with Vietnamese Premier Nguyen Tan Dung, they agreed to build three work groups respectively on maritime exploration, onshore infrastructure and financial cooperation, which are expected to start their work within this year.
(Tạm dịch: “Ông Lý nói rằng trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai ông đã đồng ý thành lập ba nhóm công tác khai thác trên biển, hợp tác trên đất liền và hợp tác tài chính. Cả ba nhóm cùng khởi sự làm việc trong năm nay.”)
“The cooperation of maritime exploration will be primarily focused on the Beibu Gulf, and later extended to further areas, Li said, adding that the bilateral drive is to tell the region and the world that the South China Sea has to be a peaceful and tranquil area.
Both China and Vietnam have the wisdom to properly handle their differences and prevent the South China Sea issue from disrupting the overall cooperation, Li said.”
(Tạm dịch: “Hợp tác trên biển sẽ tiên khởi tập trung vào khu vịnh Bắc Bộ, và SAU ĐÓ MỞ RỘNG QUA CÁC KHU VỰC KHÁC, theo lời ông Lý thì sự hợp tác song phương này nhằm chứng minh với các nước trong khu vực và thế giới thấy rằng vùng biển Nam Trung Quốc sẽ là khu vực hòa bình và an toàn. Trung Quốc và Việt Nam cùng có thiện chí giải quyết những khác biệt và ngăn chặn vấn đề biển Nam Trung Quốc làm phương hại đến sự hợp tác toàn diện của hai nước.”).
“Khu vực khác” mà Trung Cộng nhắm tới là vùng biển Trường Sa của Việt Nam.
Khi nói về “hợp tác cùng phát triển” ở vịnh Bắc Bộ dựa theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ hai nước ký ngày 25/11/2000 thì cũng có sự “khác biệt rất quan trọng” giữa Tuyên bố chung Hà Nội ngày 15/10/2013 và lời tuyên bố sau đó của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường.
Tuyên bố chung viết: “Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ…”
Về phiá Trung Cộng, ông Lý Khắc Cường được Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) của Bắc Kinh tường thuật ngày 16/10/2013 rằng : “Li noted that in his talks with Vietnamese Premier Nguyen Tan Dung, they agreed to build three work groups respectively on maritime exploration, onshore infrastructure and financial cooperation, which are expected to start their work within this year.
(Tạm dịch: “Ông Lý nói rằng trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai ông đã đồng ý thành lập ba nhóm công tác khai thác trên biển, hợp tác trên đất liền và hợp tác tài chính. Cả ba nhóm cùng khởi sự làm việc trong năm nay.”)
“The cooperation of maritime exploration will be primarily focused on the Beibu Gulf, and later extended to further areas, Li said, adding that the bilateral drive is to tell the region and the world that the South China Sea has to be a peaceful and tranquil area.
Both China and Vietnam have the wisdom to properly handle their differences and prevent the South China Sea issue from disrupting the overall cooperation, Li said.”
(Tạm dịch: “Hợp tác trên biển sẽ tiên khởi tập trung vào khu vịnh Bắc Bộ, và SAU ĐÓ MỞ RỘNG QUA CÁC KHU VỰC KHÁC, theo lời ông Lý thì sự hợp tác song phương này nhằm chứng minh với các nước trong khu vực và thế giới thấy rằng vùng biển Nam Trung Quốc sẽ là khu vực hòa bình và an toàn. Trung Quốc và Việt Nam cùng có thiện chí giải quyết những khác biệt và ngăn chặn vấn đề biển Nam Trung Quốc làm phương hại đến sự hợp tác toàn diện của hai nước.”).
“Khu vực khác” mà Trung Cộng nhắm tới là vùng biển Trường Sa của Việt Nam.
Như vậy, công tác được gọi là “đấu
tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế” mà Việt Nam đã làm trong năm 2013,
theo lời ông Phạm Bình Minh có kết qủa thắng lợi nào dành cho Việt Nam không ?
Bằng chứng ngư dân bị tấn công
Bây giờ bàn đến lời khoe được gọi là “đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam” trong năm 2013 của ông Phạm Bình Minh.
Bằng chứng ngư dân bị tấn công
Bây giờ bàn đến lời khoe được gọi là “đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam” trong năm 2013 của ông Phạm Bình Minh.
Hãy đọc một số tin rút ngắn trên báo chí Việt Nam :
26/03/2013
26/03/2013
Tàu cá, hút cát Trung Quốc hoạt động trái
phép tại Hoàng Sa
(Dân Việt)- Cùng với tịch thu, bắt
người trái phép; dùng tàu kiểm ngư xua đuổi, bắn tàu ngư dân Quảng Ngãi, phía
Trung Quốc còn đưa hàng loạt tàu cá, hút cát vào đánh bắt trái phép tại khu vực
Hoàng Sa.
Theo lời của một số ngư dân đi
trên tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS, của ông Bùi Văn Phải, ở huyện đảo Lý Sơn
đã bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn cháy gần trụi ca bin, khi đang hoạt động khai
thác tại vùng biển Hoàng Sa vào ngày 20.3 vừa qua cho biết, thì trong quá trình
hoạt động đánh bắt tại Hoàng Sa, đã thấy và chứng kiến rất nhiều tàu cá và tàu
khai thác cát của Trung Quốc cũng đang ngang nhiên hoạt động khai thác trái
phép tại đây.
Và các ngư dân cũng đã cung cấp
cho Báo Dân Việt về sự hoạt động trái phép của một tàu hút cát của Trung Quốc ở
tại vùng biển Hoàng Sa.”
27/03/2013
Trung Quốc hành động vô nhân đạo
Trung Quốc hành động vô nhân đạo
(Tuổi Trẻ)– “Đó là ý kiến của các
chuyên gia luật pháp nhận định về vụ tàu Trung Quốc rượt đuổi và bắn tàu ngư
dân Quảng Ngãi ngay trên vùng biển Hoàng Sa của VN.
Chiều 26-3, ông Nguyễn Ngọc
Đức, chánh văn phòng Trung ương Hội Nghề cá VN, cho biết tổ chức này đã chính
thức có công văn kiến nghị đảm bảo an toàn hoạt động sản xuất của ngư dân VN.
Hội Nghề cá VN đề nghị các cơ quan chức năng “ngăn chặn ngay những hành động
ngang trái của Trung Quốc, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân, bảo
vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo Tổ quốc”.
Đề nghị đảm bảo an toàn cho ngư
dân
Theo ông Đức, Trung ương Hội đã
nhận được báo cáo của Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, cho biết Trung Quốc gia tăng
việc cản trở, xua đuổi tàu cá của ngư dân khi khai thác hải sản trên vùng biển
Hoàng Sa, Trường Sa của VN. Tuy không bắt giữ tàu như những năm trước nhưng
Trung Quốc thường xuyên dùng tàu rượt đuổi, sử dụng vòi rồng phun nước, ném đá,
thậm chí bắn thẳng vào tàu của ngư dân VN. Có khi phía Trung Quốc còn cho người
lên tàu cướp, phá tài sản, thu máy thông tin liên lạc, ngư cụ, nhiên liệu.
Báo cáo của Hội Nghề cá Quảng
Ngãi còn nêu rõ: ngày 23-3, tàu QNg 94590TS bị tàu hải giám Trung Quốc vây bắt,
thu giữ 21 bóng đèn (dùng để dụ cá), đuổi tàu ra khỏi khu vực Trường Sa. Ngày
17-3, tàu QNg 96399TS bị tàu hải giám và máy bay trực thăng Trung Quốc rượt
đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Ngày 13-3, tàu QNg 96417TS và tàu QNg 96382TS bị
tàu hải giám Trung Quốc số hiệu 262 và 263 rượt đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa.
Ngày 11-3, tàu QNg 96679TS khi đang khai thác hải sản ở vùng biển Hoàng Sa thì
bị tàu Trung Quốc số hiệu 841 cản trở không cho khai thác, rượt đuổi ra khỏi
khu vực Hoàng Sa.
Đặc biệt, ngày 28-1 (lúc 11g)
tàu QNg 55535TS khi đang khai thác thủy sản gần đảo Đá Lồi đã bị tàu Trung Quốc
số hiệu 787 bắn thẳng vào cabin làm vỡ hai tấm kính, cháy một số quần áo của
thuyền viên, cướp đi 200m dây câu và đuổi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Ngoài ra,
từ đầu năm đến nay, khu vực Hoàng Sa bị Trung Quốc phá sóng nên các máy thông
tin liên lạc tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh (GPS) không thể liên lạc được
với các trạm bờ, nên không báo cáo phản ảnh kịp thời những sự cố xảy ra.”
27/03/2013
Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc tấn
công
(Tuổi Trẻ) – “Ngày 26-3, tàu QNg 96382 của ngư dân Bùi
Văn Phải (28 tuổi, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn nham nhở những
vết cháy vì bị tàu Trung Quốc bắn khi đang hành nghề trên biển thuộc quần đảo
Hoàng Sa của VN.
Khuôn mặt buồn bã và chưa hết
hoảng sợ, ông Phải tâm sự: “Chuyến đi biển hãi hùng vừa qua vừa bị lỗ vốn,
thiệt hại hơn 300 triệu đồng, tàu bị bắn cháy”.
Ông Phải lầm lũi bước lên tàu,
nhặt nhạnh từng mảnh gỗ không còn nguyên vẹn, khóe mắt ngấn nước. “Hơn mười năm
đi biển, cũng đụng độ tàu Trung Quốc nhiều lần nhưng lần này họ hung hăng, dữ
tợn quá” - thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh nói.
Ông Thạnh kể: “Tay không
tấc sắt, khi biết là tàu chiến, chúng tôi cho tàu bỏ chạy, ngư dân vào khoang
tàu ẩn nấp. Nhưng họ đâu có tha, cứ rượt đuổi, hai tàu ngư chính to lớn kèm tàu
của tôi xịt vòi rồng, chịu sao cho thấu.
Ngư dân Huỳnh Văn Long - người
cùng đi trên tàu của ông Thạnh - kể thêm: “Khoảng 9g sáng 13-3, sau mấy ngày
tránh gió lớn, tàu thả neo, anh em thay nhau lặn bắt hải sản. Nhưng từ phía tây
bắc, một chiếc tàu cứ lừng lững tiến lại. Từ phía đông bắc, thêm một chiếc tàu
xuất hiện. Tàu chúng tôi phải rút neo nhanh, tăng ga chạy. Lập tức hai tàu
Trung Quốc áp sát tạo thế gọng kìm, vừa rượt đuổi vừa xịt vòi rồng, thi nhau
quần thảo. Đuổi tàu cá chừng vài chục hải lý thì hai tàu Trung Quốc dừng lại,
quay về.
Theo lời của các ngư dân, hôm
sau tàu quay lại khu vực bị rượt đuổi để tiếp tục đánh bắt. Ở đó được một tuần
lại đụng tàu Trung Quốc. Lần này chỉ có một tàu ngư chính.
Khi thấy chiếc tàu lớn tiến
tới, tui cho tàu chạy. Đuổi được vài hải lý, tàu Trung Quốc nổ súng gây
cháy khiến toàn bộ khoang cabin tàu của chúng tôi bể nát, phát lửa ngay chỗ
chứa ngư cụ và bốn bình gas” - ngư dân Phải buồn bã thuật lại.
Thấy tàu cá bốc cháy, tàu ngư
chính bỏ đi, các ngư dân vội vàng thay phiên nhau múc nước biển dập lửa. Khi
dập xong thì nhìn bốn bình gas bị lửa cháy sém, vỏ đen thui, ai cũng rùng mình.
Chẳng còn bụng dạ nào ở lại đánh bắt nữa, ngư cụ để trên khoang cũng bị hư hại
hết nên các ngư dân dong thuyền một hơi về Lý Sơn.”
28/03/2013
Tàu cá Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam ngày càng nhiều
Tàu cá Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam ngày càng nhiều
(Tuổi Trẻ) - Tại buổi đánh giá công tác phối hợp giữa Bộ
chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng và Sở Nông nghiệp & phát triển nông
thôn TP về công tác bảo vệ chủ quyền và nguồn lợi thủy hải sản năm 2012 diễn ra
ngày 27-3, đại tá Nguyễn Quốc Bình, phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng TP Đà
Nẵng, cho biết số lượng tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
vùng biển Việt Nam tăng cả về số lượng và mật độ.
Từ báo cáo của các ngư dân và
lực lượng chức năng, năm 2012 Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện 717 lượt
tàu cá xâm phạm trái phép trên khu vực đông bắc Đà Nẵng từ 25-45 hải lý, tăng
hơn 550 lượt vi phạm so với năm 2011. Những tàu cá này đi thành từng tốp có số
lượng đông, những tàu có công suất lớn hoặc trang bị vỏ sắt đi phía trước, bảo
vệ, hỗ trợ cụm 4-10 tàu ngang nhiên lấn chiếm ngư trường, xua đuổi tàu cá của
ngư dân Việt Nam. Điều này gây nhiều khó khăn cho hoạt động đánh bắt hải sản
của ngư dân cũng như công tác kiểm tra, bảo vệ chủ quyền của lực lượng chức
năng.”
15/05/2013
Trung Quốc xua tàu cá vào thềm lục địa Việt Nam
(Tuổi Trẻ) – “Ngày 14-5, đoàn 32 tàu cá Trung Quốc đã bắt đầu ngày đánh cá tiếp theo ở khu vực biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc xua tàu cá vào thềm lục địa Việt Nam
(Tuổi Trẻ) – “Ngày 14-5, đoàn 32 tàu cá Trung Quốc đã bắt đầu ngày đánh cá tiếp theo ở khu vực biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Khoảng 17g20 ngày 13-5, đoàn
tàu cá này, do tàu cung cấp hậu cần Quỳnh Tam Á F8138 có tải trọng 4.000 tấn
dẫn đầu, đã xâm nhập trái phép và thả neo ở tọa độ 6,01 độ vĩ Bắc, 108,48 độ
kinh Đông, tức vùng biển phía tây của quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để bắt
đầu việc đánh bắt trái phép tại khu vực này.
Mạng Tin tức Hải Nam dẫn lời
hai phóng viên Cao Bằng và Đặng Tùng đang có mặt trong đoàn tàu cho biết ngày
14-5 tàu cung cấp hậu cần Quỳnh Tam Á F8138 đã tiếp tục hạ thủy thêm một số tàu
nhỏ để đánh bắt cá mú, cá đỏ, cá chình và các loại cá da trơn cũng như nhiều
loại hải sản quý ở hải vực trên sau khi đã hạ thủy bốn tàu trong đêm 13-5.
Ông Trần Nhật Hải, thuyền
trưởng tàu Quỳnh Tam Á F8138, cho biết tàu hậu cần này mang theo 12 tàu cá nhỏ,
mỗi chiếc dài 13m, rộng 4m, có trọng lượng từ 5-7 tấn và có khả năng chở theo
bốn ngư dân với số lương thực đủ dùng trong hai ngày.
Ngoài ra, sau khi nhận đủ lương
thực và nhu yếu phẩm từ tàu hậu cần, 31 tàu còn lại cũng thả neo cách tàu Quỳnh
Tam Á F8138 khoảng 20 hải lý để lập thành vòng rào đánh bắt cá và hải sản.
Theo tin của Tân Hoa xã, đoàn
32 tàu cá Trung Quốc, trong đó có một tàu 4.000 tấn và một tàu 1.500 tấn, đã
rời cảng Bạch Mã Tỉnh, tỉnh Hải Nam ngày 6-5 và hướng thẳng ra biển Đông. Theo
dự kiến, đoàn tàu này sẽ lưu lại khoảng 40 ngày ở khu vực quần đảo Trường Sa
của Việt Nam.
Đây là lần thứ hai Trung Quốc
xua tàu đến Trường Sa kể từ vụ 30 tàu cá tỉnh Hải Nam đã đến khu vực này đánh
bắt trái phép vào tháng 7-2012. Trong lần xua tàu đến Trường Sa này, Trung Quốc
đã chuẩn bị kỹ về mặt thông tin. Các phóng viên của mạng Tin tức Hải Nam đã
cùng đi theo tàu để đưa tin, hình ảnh về đất liền vào cuối ngày để phát sóng
trên các mạng cũng như Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.”
24/05/2013
24/05/2013
Tàu cá Quảng Ngãi bị 16 tàu Trung Quốc truy
đuổi trên biển Đông
(Dân Trí) – “Sau hơn 20 ngày lênh đênh trên biển đánh
bắt thủy sản ở Hoàng Sa, trên đường trở về, một tàu cá Quảng Ngãi bất ngờ bị 16
tàu Trung Quốc truy đuổi và đâm vào mạn thuyền.
UBND xã Bình Thạnh cho biết,
tàu cá bị đâm mang số hiệu QNg 90917-TS của ngư dân Trần Văn Quang (ngụ xã Bình
Thạnh, huyện Bình Sơn), do ngư dân Trần Văn Trung làm thuyền trưởng. Khi tàu bị
tấn công, trên tàu còn có 15 lao động khác.
Ngư dân Trần Văn Quang kể lại:
“Trên đường chúng tôi trở về đất liền sau hơn 20 ngày ra khơi, lúc này xuất
hiện đoàn tàu Trung Quốc với 16 chiếc. Trong lúc né tránh, bất ngờ có chiếc tàu
màu cam bọc thép, mang số hiệu 246 đâm liên tiếp 3 lần vào tàu chúng tôi, khiến
tàu cá bị chao đảo sát mặt nước biển. Khi bị uy hiếp, chúng tôi tưởng như tàu
chìm và bỏ mạng nhưng may mắn thoát chết trong gang tấc”.
Bị tàu Trung Quốc bủa vây, các
thuyền viên trên tàu QNg 90917-TS nhanh chóng mặc áo phao khi nước biển tràn
vào thân tàu, ngư dân Quảng Ngãi đứng giữa ranh giới sống và chết. Họ vừa tăng
tốc tháo chạy, vừa dùng I-com thông báo sự việc về đất liền, xin ứng cứu.
Trở về đến cảng Sa Cần (huyện
Bình Sơn, Quảng Ngãi) vào tối ngày 21/5, các ngư dân mới thở phào vì thoát ải
tử thần. Mặc dù thuyền viên không bị ảnh hưởng tính mạng nhưng thân tàu đã vỡ
tan nát nhiều chỗ.”
31/05/2013
31/05/2013
Nhiều tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc cản
trở
(BBC) “Thuyền trưởng một trong hai tàu cá Việt Nam bị tấn công ở khu vực
quần đảo Hoàng Sa nói với BBC những người người tấn công tàu ông 'nói tiếng
Trung Quốc' và 'mặc đồ sỹ quan hải quân'.
Truyền thông Việt Nam nói hai
tàu cá Việt Nam đã bị truy đuổi, đánh phá và tịch thu toàn bộ tài sản trong khi
Trung Quốc chưa có tin chính thức nào về cáo buộc này.
Nói chuyện với BBC qua điện
thoại ngày 9/7, thuyền trưởng tàu QNg 96787 TS, ông Võ Minh Vương, nói tàu của
ông bắt đầu ra khơi từ ngày 4/7 và đến ngày 9/7 thì dừng lại gần đảo Phú Lâm,
thuộc Hoàng Sa.
Ông Vương cho biết khi tàu của
ông đang neo đậu thì một chiếc tàu trắng xuất hiện và thả ca nô xuống bám theo
tàu của ông.
Sau 15-20 phút truy đuổi, những
người này đã "leo lên tàu và dùng dùi cui điện để đánh thuyền trưởng và
thủy thủ trên tàu, đồng thời đập phá tàu và tịch thu toàn bộ số cá mới đánh bắt
được".
Khi được hỏi những người này
nói tiếng gì, ông Vương cho biết là họ "nói tiếng Trung Quốc".
Ông Vương cũng cho biết thêm
những người này mặc đồ "sỹ quan hải quân", và một số khác thì mặc
"đồ lính rằn ri".
'Chặt cờ'
Ông cũng nói những người này đã
bắt tàu của ông và tàu của ông Mai Văn Cường ở gần đó phải quay đầu về phía
Việt Nam.
"Họ chỉ hướng Việt Nam
nhưng không nói là Việt Nam," ông Vương nói.
"Tôi không chịu thì họ mới
chặt hai cây cờ [treo trên tàu], vứt xuống nước."
"Tôi chạy tới lấy cờ lên
thì họ đánh tôi ngất xỉu."
Những người này sau đó rời khỏi
tàu, ông Vương dẫn lời những thủy thủ trên tàu nói.
Thiệt hại ban đầu, theo người
thuyền trưởng, là khoảng 400 triệu đồng, số tiền mà ông phải làm trong nhiều
phiên mới có được.
Báo trong nước trong ngày 9/7
cũng đưa tin tàu của ông Cường cũng bị tàu mang số hiệu 306 tấn công, thủy thủ
bị đánh đập và chịu thiệt hại khoảng 200 triệu đồng.”
Đó là một ít tin trong số hàng trăm trường hợp ngư dân Việt Nam bị lính Trung Cộng tấn công, cướp của, phá họai tài sản trong năm 2013 trên Biển Đông mà Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Mình đã nói ngang xương rằng :“Chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông.”
Đó là một ít tin trong số hàng trăm trường hợp ngư dân Việt Nam bị lính Trung Cộng tấn công, cướp của, phá họai tài sản trong năm 2013 trên Biển Đông mà Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Mình đã nói ngang xương rằng :“Chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông.”
Tuy nhiên, việc ông Phạm Bình
Minh “nói những điều không thật” về tình hình ở Biển Đông không phải là hiếm
xưa nay trong số Lãnh đạo của Nhà nước CSVN.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cũng
đã “thổi phồng” như thế này : “Biển Đông đã lặng sóng hơn, căng thẳng đã được giải quyết. Việt
Nam cùng với các nước có tranh chấp trên biển Đông đã xây dựng tình hữu nghị,
hợp tác để đấu tranh bảo vệ chủ quyền theo đúng công ước luật biển của Liên
hiệp quốc năm 1982, tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và đang
đàm phán xây dựng bộ quy tắc COC.”
"Chúng ta đã quốc tế hóa được vấn đề biển Đông và đây đã trở thành một chương trình nghị sự được thừa nhận trong khu vực ASEAN" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 24/10/2013)
Ông Son là người đứng đầu ngành tuyên truyền cho đảng mà nói năng vô căn cứ, không điếm xỉa gì đến những mất mát, khổ nhục của ngư dân Việt Nam đã và đang bị lính Trung Cộng đàn áp, đánh đập, cướp tài sản khi họ đánh bắt trên các vùng biển truyền thống và chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa thì ông đang tuyên truyền cho Việt Nam hay Trung Cộng?
"Chúng ta đã quốc tế hóa được vấn đề biển Đông và đây đã trở thành một chương trình nghị sự được thừa nhận trong khu vực ASEAN" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 24/10/2013)
Ông Son là người đứng đầu ngành tuyên truyền cho đảng mà nói năng vô căn cứ, không điếm xỉa gì đến những mất mát, khổ nhục của ngư dân Việt Nam đã và đang bị lính Trung Cộng đàn áp, đánh đập, cướp tài sản khi họ đánh bắt trên các vùng biển truyền thống và chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa thì ông đang tuyên truyền cho Việt Nam hay Trung Cộng?
Cũng như thế đối với ông Phạm
Bình Minh thì Việt Nam hay Trung Cộng có lợi trong lời nói dối của ông về tình
hình Biển Đông?
Phạm Trần
(01/014)
(01/014)
No comments:
Post a Comment