Đình
Toàn -
thanhnien.com.vn
17/01/2014 16:45
(TNO)
Không lâu sau cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, người quản nội trưởng trên khu
trục hạm HQ-4 ấy trở về với quê hương, ruộng vườn. Mặc dù 40 năm đã qua đi, ký
ức về trận hải chiến bi hùng để bảo vệ biển đảo của tổ quốc vẫn chưa bao giờ
nguôi trong ông.
“Dù trở về trong tình thế thất trận nhưng lòng vẫn có chút an ủi rằng
mình đã làm hết sức, can đảm chống lại Trung Quốc lúc ấy có phần mạnh hơn và
rất hung hãn”, ông Dục tâm sự
Ông là Trần
Dục, hiện ở xóm 11, làng Mậu Tài, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên-Huế.
Ký ức bi
hùng
Ông Trần Dục năm nay đã 73 tuổi, nhập ngũ vào Hải
quân Việt Nam Cộng Hòa khi mới 23 tuổi, lúc vừa học xong lớp 11 ở Trường Quốc
học Huế. Trải qua nhiều đơn vị hải quân khác nhau, năm 1971, ngay sau khi tham
gia huấn luyện tại Hawaii (Mỹ) trở về, ông Dục được biên chế làm nhiệm vụ trên
khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), một trong hai khu trục hạm tối tân nhất lúc
bấy giờ của hải quân VNCH (cùng với HQ-1 Trần Hưng Đạo).
“Ngày 15.1.1974, khi chúng tôi đang làm nhiệm vụ tuần tiễu gần đảo Lý Sơn
thì nhận được thông tin Trung Quốc đang đe dọa quần đảo Hoàng Sa của mình. Sau
đó, chúng tôi được lệnh từ Sài Gòn lập tức trực chỉ Hoàng Sa để bảo vệ đảo”, ông Dục nhớ lại.
Khu trục hạm HQ-4 lúc ấy có quân số khoảng 170 thủy
thủ do trung tá Vũ Hữu San làm hạm trưởng, ông Dục là thượng sĩ nhất, giữ chức
vụ quản nội trưởng. Khởi hành từ Đà Nẵng, sau khoảng 10 tiếng đồng hồ, khu trục
hạm HQ-4 đã đến được vùng biển Hoàng Sa.
Trước trận hải chiến, phía Việt Nam có 4 chiếc gồm
HQ-4, HQ-5 (tuần dương hạm Trần Bình Trọng), HQ-10 (hộ tống hạm Nhật Tảo) và
HQ-16 (Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt). Lúc đó chỉ huy chiến dịch là đại tá hải
quân Hà Văn Ngạc ở trên chiếc HQ-5. Phía Trung Quốc có 4 chiến hạm, ngoài ra
còn có hai ngư thuyền có vũ khí được ngụy trang.
“Khi phát hiện tàu phía Trung Quốc chiếm giữ trái phép đảo của mình,
chúng tôi đã phát quang hiệu, bật đèn để ra hiệu họ dời đi nhưng họ cũng ra
hiệu lại và không chịu đi. Sau nhiều lần chúng tôi buộc dùng tàu lấn (đẩy) tàu
họ đi ra xa đảo và họ cũng dùng tàu lấn lại nên xảy ra những cuộc va chạm thân
tàu khá gây gắt. Dùng dằng như vậy trong hai ngày liên tiếp, tình hình rất
căng. Lính chúng tôi phải túc trực trên các ổ súng. Chẳng hạn mỗi ổ súng là 10
người thì ăn uống chi cũng tại chỗ, không rời nhiệm vụ, tư thế luôn sẵn sàng chiến
đấu. Đạn đã lên nòng cả!”, ông Dục kể tiếp.
Cũng theo ông Dục, khoảng 17 giờ ngày 18.1.1974, các
hạm trưởng tham gia một cuộc họp hành quân tại soái hạm HQ-5 dưới sự chủ trì
của đại tá Hà Văn Ngạc. Sáng 19.1.1974, lực lượng biệt hải với 27 người đổ bộ
lên đảo để thay cờ Trung Quốc bằng cờ của Việt Nam Cộng Hòa và bảo vệ đảo nhưng
không thực hiện được. Tiếp đó, (cũng trong sáng 19.1.1974), khoảng 17 người
nhái trên tàu HQ-4 mang theo vũ khí tăng cường đổ bộ lên đảo.
“Thế nhưng khi lực lượng người nhái chưa trồi lên khỏi mặt nước thì bị
phía Trung Quốc xỉa súng liền. Rứa là chết một thiếu úy, bị thương một trung
sĩ”, ông Dục nhớ lại.
Ngay sau khi phía Trung Quốc dùng vũ lực và gây ra
tử thương, lệnh rút quân trên đảo về HQ-4 được ban hành. Khi lực lượng biệt hải
và người nhái lên hết trên khu trục hạm HQ-4 thì lệnh chiến đấu được ban hành
và phía hải quân Việt Nam Cộng Hòa chính thức khai hỏa. Lập tức phía Trung Quốc
phản kích và cuộc hải chiến chính thức diễn ra ác liệt trong cự ly giữa hai
phía chỉ trong khoảng 100 mét.
Kể đến đoạn này, ông Dục không thể nhớ gì nhiều hơn
là tiếng súng nổ, người tử trận, bị thương giữa hai bên. “Tôi lúc ấy phụ trách điều hành toán phòng tai, như cấp cứu người bị
thương, chữa cháy, bơm nước ra ngoài và chắn lỗ thủng, điều phối người tiếp
đạn… Tôi còn nhớ rất rõ là thiếu úy Vân phụ trách cây súng 20 ly ở sân sau của
tàu bị thương rất nặng. Tôi khiêng chú ấy xuống phòng để cấp cứu và điều thiếu
úy Xá đến thay vị trí của Vân, nhưng ngay sau đó anh Xá cũng mất do trúng đạn, tay
vẫn bám chặt trên khẩu 20 ly!”, ông Dục kể, giọng đượm buồn.
Trở về quê sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ông Dục thường theo dõi
đến tình hình biển đảo trên báo chí, truyền hình
Trở về
trong nỗi dằn vặt
Cũng theo ông Dục, cuộc hải chiến xảy ra trong
khoảng 30 phút và các tàu được lệnh rút quân. Cả hai bên đều thương vong, tổn
thất nặng nề. Bên nào cũng có người mất, bị thương, tàu cháy và chìm.
Riêng phía hải quân Việt Nam Cộng Hòa thì HQ-16 bị
trúng đạn và nghiêng khoảng 30 độ. Đặc biệt tổn thất nặng nề nhất là hộ tống
hạm Nhật Tảo (HQ-10) bị trúng đạn và chìm. Thời điểm ấy trên HQ-10 có khoảng
115 thủy thủ, do thiếu tá Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng và ông cũng hy sinh cùng
với nhiều chiến sĩ khác sau trận hải chiến bảo vệ biển đảo của Tổ quốc (ông
được truy thăng trung tá).
Kể lại câu chuyện quyết chiến bảo vệ biển đảo cách
nay 40 năm, thỉnh thoảng ông Dục dừng lại thật lâu. Có khi ông đứng dậy đi pha
ấm trà mới, dù chén trà trên bàn còn khá đậm. Anh Trần Hải Cường, người con út
đã có gia đình của ông Dục năm nay ngoài 40 tuổi, nói rằng sau khi đất nước
thống nhất, ba anh trở về với ruộng vườn, miệt mài chăm chỉ trên 8 sào ruộng để
nuôi vợ và năm người con.
“Cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa ba thường kể lại trong nhà, với vợ con,
với cháu chắt. Kể riết rồi hình như mình cũng thuộc lòng từ số tàu, từng tình
tiết. Mỗi khi kể, mình luôn cảm nhận được sự dằn vặt vẫn còn đó trong ông”, anh Cường nói.
Nghe thế, ông Dục nhấp ngụm trà rồi giải thích với
tôi, rằng làm sao không thể không dằn vặt khi trách nhiệm một người lính, một
người con dân Việt Nam để kẻ thù dùng vũ lực chiếm đảo chiếm biển ngay trước
mắt mình. Làm sao có thể yên lòng khi những người lính, đồng đội của ông tử
trận, gương mặt cứ hiện hữu trong ông dù đã 40 năm trôi đi.
Đó là thiếu úy Vân, hạ sĩ Danh - người bị
thương nặng đã trút hơi thở ngay trên tàu dù các y tá cố gắng cứu chữa. Ông
cũng đã vuốt mắt cho người hạ sĩ ấy như tỏ lòng thấu hiểu về sứ mệnh của mỗi
con dân Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ bờ cõi của đất nước.
Hay riêng ông, trong trận hải chiến ấy, ông may mắn
chỉ bị một vết thương nhẹ trên lòng bàn tay, nhưng nó cũng đủ là một chiếc sẹo
để mỗi ngày cầm cuốc ra đồng hay rửa mặt đều thấy nó, để rồi ông luôn nhắc nhở,
dạy bảo cháu con về câu chuyện bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
Ông Dục cũng nhớ như in rằng lúc nhận lệnh rút lui
và sau khi về đất liền thì một hai hôm sau tàu HQ-4 của ông được lệnh ra biển
để tìm kiếm thi thể của đồng đội. Cuộc tìm kiếm diễn ra khá đơn độc và đã không
tìm được thi thể nào ngoài vô vàn áo mũ của các chiến sĩ nổi trôi. Điều đó lại
dấy lên sự dằn vặt trong ông lần nữa.
Nay, dù trong thời bình, thi thoảng đêm đêm nước mắt
ông lại trào…
Bài ảnh: Đình Toàn
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 2: Hành quân giữ đảo
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 3: Tương quan lực lượng
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 4: Nổ súng chống giặc
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 5: Bỏ mình vì nước
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 1: Bàn cờ nước lớn
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 2: Hoàng Sa ở Hội đồng Bảo an LHQ
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 3: Toan tính của Trung Quốc
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 1)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 2)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 3)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 4)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 5)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 6)
>> Một sự thật khác về Hải chiến Hoàng Sa (?)
>> Hải chiến Hoàng Sa: Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974
>> Hải chiến Hoàng Sa: Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
>> Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa
>> Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Lần đầu hé lộ về vũ khí
>> Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Tưởng Giới Thạch không hợp tác
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 2: Hành quân giữ đảo
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 3: Tương quan lực lượng
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 4: Nổ súng chống giặc
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 5: Bỏ mình vì nước
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 1: Bàn cờ nước lớn
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 2: Hoàng Sa ở Hội đồng Bảo an LHQ
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 3: Toan tính của Trung Quốc
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 1)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 2)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 3)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 4)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 5)
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 6)
>> Một sự thật khác về Hải chiến Hoàng Sa (?)
>> Hải chiến Hoàng Sa: Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.1.1974
>> Hải chiến Hoàng Sa: Tuyên cáo ngày 14.2.1974 của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
>> Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa
>> Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Lần đầu hé lộ về vũ khí
>> Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Tưởng Giới Thạch không hợp tác
----------------------------------
Xem thêm
:
HÀNH TRÌNH TRI ÂN CHIẾN SĨ HOÀNG SA
TÀU ĐI QUA PHỐ (Bảo Đình - Danlambao) 15-1-2014
No comments:
Post a Comment