Lisa Schlein - VOA
15.01.2014
GENEVE — Một số đông gồm hơn
2.500 các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chính phủ, học thuật, và xã hội dân sự sẽ
tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm nay tại Davos, Thụy Sĩ. Hội nghị diễn ra
từ ngày 22 tới ngày 25 tháng Giêng này sẽ thảo luận về những khó khăn mà thế
giới đang thay đổi hiện nay phải đối diện.
Cũng như những năm trước, vẻ hào nhoáng và sức quyền rũ sẽ đầy rẫy tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới. An ninh sẽ được duy trì nghiêm nhặt tại thị trấn nhỏ Davos trên vùng núi Alps của Thụy Sĩ để bảo vệ các nhân vật hàng đầu thế giới có ảnh hưởng xoay chuyển tình thế.
Trong số hơn 40 vị nguyên thủ quốc gia dự trù tham gia có các Thủ tướng Australia, Nhật Bản, Vương quốc Anh, và các Tổng thống Mexico, Nam Triều Tiên và Brazil.
Lần đầu tiên kể từ năm 2004, một Tổng thống đương nhiệm của Iran sẽ tới Davos. Những người tổ chức diễn đàn này nói rằng ông Hassan Rouhani sẽ nói về vị trí của Iran trên thế giới và trình bày quan điểm của ông về quan hệ của Iran với phần còn lại của thế giới.
Danh sách các nhân vật có ảnh hưởng hy vọng tham gia diễn đàn này rất đa dạng. Nhiều người tham gia các cuộc thảo luận nhóm tập trung vào đề tài phức tạp trong năm nay --“Việc Ðịnh hình lại Thế giới: Những hậu quả cho Xã hội, Chính trị và Doanh nghiệp.”
Nhà sáng lập diễn đàn và Chủ tịch điều hành Klaus Schwab, nói rằng, một số các đầu óc sáng suốt nhất của thời đại này sẽ được yêu cầu tìm cách gỡ rối cho các khó khăn của thế giới. Ông nói rằng, họ sẽ được yêu cầu xem xét tới một số vấn đề nóng bỏng trên thế giới như là tình hình tại vùng Trung Đông. Họ cũng sẽ được yêu cầu giải quyết các vấn đề phát triển quan trọng cơ bản, trong đó có môi trường kỹ thuật số mới, tạo ra việc làm, và tình trạng tăng nhiệt trên thế giới. Ông nói:
“Điều chúng tôi muốn làm tại Davos trong năm nay trên phương diện này là nhấn nút thiết lập lại. Tôi xin giải thích: Thế giới này vẫn còn bị kẹt quá nhiều trong tình trạng xử lý khủng hoảng và chúng ta quên rằng giờ đây chúng ta phải nắm trong tay chúng ta và phải tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề thật sự căn bản. Chúng ta phải xem xét tới tương lai chúng ta một cách xây dựng hơn, trong một phương cách chiến lược hơn nhiều.”
Những đề tài được nhấn mạnh trong chương trình này là các phiên họp để thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu và các mục đích phát triển sau năm 2015, tương lai của vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, cũng như vấn đề cấp bách của tình trạng thất nghiệp ở những người trẻ. Những vấn đề khác bao gồm các cuộc thảo luận về triển vọng kinh tế của các nền kinh tế quan trọng mới trỗi dậy như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico và Nga. Tương lai của Bắc Phi và Vùng Trung Đông cũng sẽ được đưa ra thảo luận.
Châu Phi cũng sẽ là đề tài nổi bật, nhưng khác với những năm trước. Gần 40 nhà lãnh đạo Châu Phi, trong số họ có chín nguyên thủ quốc gia sẽ tham dự, gồm các Tổng thống của Tanzania, Rwanda, Nigeria, Ghana và Liberia.
Khác với tập tục thường lệ, Giám đốc Diễn đàn đứng đầu Châu Phi, bà Elsie Kanza, nói rằng năm nay sẽ không có các phiên họp chính thức dành cho Châu Phi. Bà nói với đài VOA rằng các vấn đề Châu Phi sẽ được đề cập tới ở bên lề hội nghị hay sẽ nhập chung với các đề tài toàn cầu khác. Bà nói:
“Một vấn đề quan trọng trong cộng đồng Châu Phi, mà chúng tôi không chú ý tới trong năm nay là người ta đã chán với việc bị dồn vào một góc Châu Phi. Họ nói rằng Châu Phi là một phần của thế giới và Davos thực sự là một diễn đàn mang tính toàn cầu và vì thế ta có những tiếng nói của Châu Phi về các vấn đề toàn cầu.”
Bà Kanza nói rằng, các nhà lãnh đạo Châu Phi không muốn những vấn đề của họ được đề cập tới như là các trường hợp đơn lẻ. Bà nói rằng họ muốn được coi như bình đẳng với tất cả các nước khác tham gia hội nghị. Họ nói rằng, họ muốn Davos tập trung nhiểu hơn vào vị trí của Châu Phi trên thế giới chứ không phải tập trung vào châu lục này hay vào vùng xuất xứ.
Cũng như những năm trước, vẻ hào nhoáng và sức quyền rũ sẽ đầy rẫy tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới. An ninh sẽ được duy trì nghiêm nhặt tại thị trấn nhỏ Davos trên vùng núi Alps của Thụy Sĩ để bảo vệ các nhân vật hàng đầu thế giới có ảnh hưởng xoay chuyển tình thế.
Trong số hơn 40 vị nguyên thủ quốc gia dự trù tham gia có các Thủ tướng Australia, Nhật Bản, Vương quốc Anh, và các Tổng thống Mexico, Nam Triều Tiên và Brazil.
Lần đầu tiên kể từ năm 2004, một Tổng thống đương nhiệm của Iran sẽ tới Davos. Những người tổ chức diễn đàn này nói rằng ông Hassan Rouhani sẽ nói về vị trí của Iran trên thế giới và trình bày quan điểm của ông về quan hệ của Iran với phần còn lại của thế giới.
Danh sách các nhân vật có ảnh hưởng hy vọng tham gia diễn đàn này rất đa dạng. Nhiều người tham gia các cuộc thảo luận nhóm tập trung vào đề tài phức tạp trong năm nay --“Việc Ðịnh hình lại Thế giới: Những hậu quả cho Xã hội, Chính trị và Doanh nghiệp.”
Nhà sáng lập diễn đàn và Chủ tịch điều hành Klaus Schwab, nói rằng, một số các đầu óc sáng suốt nhất của thời đại này sẽ được yêu cầu tìm cách gỡ rối cho các khó khăn của thế giới. Ông nói rằng, họ sẽ được yêu cầu xem xét tới một số vấn đề nóng bỏng trên thế giới như là tình hình tại vùng Trung Đông. Họ cũng sẽ được yêu cầu giải quyết các vấn đề phát triển quan trọng cơ bản, trong đó có môi trường kỹ thuật số mới, tạo ra việc làm, và tình trạng tăng nhiệt trên thế giới. Ông nói:
“Điều chúng tôi muốn làm tại Davos trong năm nay trên phương diện này là nhấn nút thiết lập lại. Tôi xin giải thích: Thế giới này vẫn còn bị kẹt quá nhiều trong tình trạng xử lý khủng hoảng và chúng ta quên rằng giờ đây chúng ta phải nắm trong tay chúng ta và phải tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề thật sự căn bản. Chúng ta phải xem xét tới tương lai chúng ta một cách xây dựng hơn, trong một phương cách chiến lược hơn nhiều.”
Những đề tài được nhấn mạnh trong chương trình này là các phiên họp để thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu và các mục đích phát triển sau năm 2015, tương lai của vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, cũng như vấn đề cấp bách của tình trạng thất nghiệp ở những người trẻ. Những vấn đề khác bao gồm các cuộc thảo luận về triển vọng kinh tế của các nền kinh tế quan trọng mới trỗi dậy như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico và Nga. Tương lai của Bắc Phi và Vùng Trung Đông cũng sẽ được đưa ra thảo luận.
Châu Phi cũng sẽ là đề tài nổi bật, nhưng khác với những năm trước. Gần 40 nhà lãnh đạo Châu Phi, trong số họ có chín nguyên thủ quốc gia sẽ tham dự, gồm các Tổng thống của Tanzania, Rwanda, Nigeria, Ghana và Liberia.
Khác với tập tục thường lệ, Giám đốc Diễn đàn đứng đầu Châu Phi, bà Elsie Kanza, nói rằng năm nay sẽ không có các phiên họp chính thức dành cho Châu Phi. Bà nói với đài VOA rằng các vấn đề Châu Phi sẽ được đề cập tới ở bên lề hội nghị hay sẽ nhập chung với các đề tài toàn cầu khác. Bà nói:
“Một vấn đề quan trọng trong cộng đồng Châu Phi, mà chúng tôi không chú ý tới trong năm nay là người ta đã chán với việc bị dồn vào một góc Châu Phi. Họ nói rằng Châu Phi là một phần của thế giới và Davos thực sự là một diễn đàn mang tính toàn cầu và vì thế ta có những tiếng nói của Châu Phi về các vấn đề toàn cầu.”
Bà Kanza nói rằng, các nhà lãnh đạo Châu Phi không muốn những vấn đề của họ được đề cập tới như là các trường hợp đơn lẻ. Bà nói rằng họ muốn được coi như bình đẳng với tất cả các nước khác tham gia hội nghị. Họ nói rằng, họ muốn Davos tập trung nhiểu hơn vào vị trí của Châu Phi trên thế giới chứ không phải tập trung vào châu lục này hay vào vùng xuất xứ.
No comments:
Post a Comment