Được đăng ngày Thứ tư, 17 Tháng
7 2013 20:10
“…Không ai biết tình trạng đạo
văn trong các đại học ở VN phổ biến như thế nào, nhưng chắc chắn là nhiều. Nếu VN muốn trở thành một “actor” trên
trường khoa học quốc tế thì cần phải có biện pháp và chiến lược ngăn ngừa đạo
văn ngay từ bậc tiểu học.…”
*
Đây là vấn đề thuộc vào loại
"biết rồi, khổ lắm ..." (Vũ Trọng Phụng") . Ấy thế mà tôi vẫn
thấy cần thiết lên tiếng. Hôm qua, nhân dịp đọc luận án tiến sĩ (của một bác sĩ
gửi tôi đọc và cho ý kiến), tôi thấy vài đoạn văn quen quen, và đọc đến phần
cuối thì tôi phát hiện đó là những đoạn văn của tôi. Đó là những đoạn văn trong
các bài báo đã đăng trên Thời sự Y học vài năm trước đây. Ngạc nhiên hơn, có
những đoạn văn của tôi đăng trên báo phổ thông (như Tuổi trẻ) cũng được
đưa vào luận án!
Cảm giác đầu tiên là tôi vui,
vì thấy những công trình ở VN của mình được chú ý và tham khảo (nói theo tiếng
Anh là có citation). Nhưng ngay sau đó là cảm giác buồn, vì em ấy không hề đề
nguồn, không theo đúng với qui ước khoa học. Nói cách khác, em ấy đã "phạm
tội" đạo văn. Cảm giác buồn dâng cao hơn khi sáng nay đọc một bài báo về
một luận án tiến sĩ khác cũng đạo văn, và người đạo văn nay đã là một phó giáo
sư đang giữ trọng trách trong một đại học. Những câu chuyện đạo văn và thăng
quan tiến chức như thế xảy ra rất thường xuyên, với mật độ càng ngày càng cao
hơn trên báo chí, làm cho người ta cảm thấy đạo văn đã trở thành một vấn nạn ở
VN.
Đạo văn, theo cách hiểu của giới học thuật, được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp. “Không thích hợp” ở đây có nghĩa chính là không ghi rõ nguồn gốc. Đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình. Ở đây, “Ý tưởng và từ ngữ của người khác” có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc.
Chẳng riêng gì ở VN, đạo văn còn rất phổ biến ở China. Mức độ phổ biến đến nổi giới học thuật Mĩ và China xem đó là một vấn nạn, làm cho China khó có thể sánh vai cùng các cường quốc khoa học và giáo dục trên thế giới. Ngay cả các nước tiên tiến, nạn đạo văn cũng khá phổ biến. Theo tập san Nature, trong một số ngành khoa học, nạn đạo văn (kể cả tự đạo văn) có thể lên đến 20% trong các bài báo đã công bố. Trước đây có người xem xét 660 bài báo đã công bố trên 3 tập san hàng đầu trong ngành phẫu thuật và phát hiện khoảng 12% bài báo có cấu trúc giống nhau, 3% sử dụng từ ngữ hoàn toàn giống nhau, và khoảng 8% sử dụng từ ngữ rất giống nhau. Hai tác giả còn phát hiện khoảng 14% các công trình nghiên cứu này thuộc vào loại “tự đạo văn” hay “tự đạo số liệu”.
Vấn đề đạo văn ở VN, theo tôi, còn có một chiều kích khác: thầy cô và hiểu biết. Có thể nói rằng một số thầy cô trung học và đại học ở VN không biết đạo văn là gì, và cũng chẳng am hiểu qui ước trích dẫn. Điển hình cho hiểu lầm về trích dẫn là phát biểu sau đây trên báo Người lao động: “Nguyên tắc nghiên cứu khoa học, khi đã sử dụng dù chỉ một từ vẫn phải có trích dẫn chữ dùng của ai.” Thật ra, không có nguyên tắc nào đòi hỏi người ta phải trích dẫn nếu sử dụng chỉ 1 từ cả, ngoại trừ đó là một thuật ngữ đặc biệt chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, có qui ước: khi dùng hay sao chép hơn 3 hay 4 từ liên tục từ một nguồn thì cần phải để trong ngoặc kép hoặc đề nguồn.
Một hiểu lầm khác về “giai tầng” học thuật và đạo văn. Có ý kiến cho rằng “Trong nghiên cứu khoa học, ai cũng biết một luật bất thành văn là luận án tiến sĩ không thể nào trích dẫn, tham khảo tài liệu ở những công trình có học vị thấp hơn. Một luận án tiến sĩ mà dựa trên nghiên cứu, quan điểm của sinh viên thì khó chấp nhận.” Thật ra, không có qui định thành văn hay bất thành văn nào như thế. Rất nhiều tập san khoa học quốc tế không cho phép tác giả đề học vị và chức danh. Do đó, một công trình nghiên cứu trên tập san khoa học như thế, làm sao chúng ta biết tác giả đó có bằng cử nhân hay tiến sĩ? Thật ra, khoa học rất bình đẳng trong tri thức, và trích dẫn trong khoa học không phân biệt đẳng cấp và học vị của tác giả của nguồn thông tin.
Thầy cô mà còn chưa am hiểu vấn đề đạo văn thì chúng ta khó trách trò. Quay lại trường hợp tôi nêu trên, điều làm tôi ngạc nhiên là em bác sĩ ấy đạo văn từ những công trình của tôi, mà chính lại gửi cho tôi đọc! Điều này có thể nói lên rằng em ấy không hiểu đạo văn là gì, hay nghĩ tôi không để ý. Nhìn một cách rộng lượng hơn, có thể em ấy chẳng hiểu đạo văn là gì, nên phạm lỗi. Cũng có người thành thật hơn, nói rằng vì câu văn gốc của tác giả (tiếng Anh) hay quá nên không biết viết lại sao cho đủ ý. Dĩ nhiên, sự khó khăn đó không thể biện minh cho đạo văn, vì đạo văn được xem là một scientific fraud.
Đối với những người than phiền không có cách nào diễn giải ý tưởng của người trước tốt hơn, tôi thường chỉ ra vài mẹo. Những mẹo này chưa chắc làm cho câu văn tốt hơn, nhưng sẽ không vướng phải tội đạo văn. Thông thường tôi khuyên đương sự vài mẹo diễn tả ý tưởng như sau:
(a) Thay đổi vị trí từ ngữ trong câu văn. Chẳng hạn như nếu người ta dùng chữ before, thì mình thay thế bằng những chữ có nghĩa gần với chữ gốc, như previously, beforehand, prior, in the past, v.v.
(b) Thay đổi thể văn chủ động (active) sang thụ động (passive), hay ngược lại. Nếu người ta viết “Optimizing peak bone mass during the early years is thought to be a key factor in preventing osteoporosis later in life” thì mình có thể viết lại theo thể chủ động “To prevent postmenopausal osteoporosis, several experts consider that it is important to build bone mass during adolescence”, và dĩ nhiên không quên đề nguồn.
(c) Nếu câu văn gốc hơi dài, thì mình chia câu văn thành nhiều cáu văn ngắn, và viết lại theo ý tác giả.
Mặc dù ở đâu cũng có đạo văn, cái khác nhau là cách giải quyết và xử lí vấn đề. Nếu là bài báo khoa học đã công bố thì tập san có thể rút bài báo xuống. Nếu là luận án thì nghiên cứu sinh phải viết lại. Nhưng cũng có vài trường hợp có kết quả xấu. Năm 2004, một trường hợp đạo văn gây sự chú ý trong giới khoa bảng vì thủ phạm là một giáo sư thuộc một trường đại học danh giá nhất thế giới: Đại học Harvard. Sultan là một giáo sư miễn dịch học tại trường y thuộc Đại học Harvard đạo văn từ 4 bài báo của các nhà khoa học khác, và bị phát hiện khi bài báo của ông được bình duyệt. Sau khi điều tra, ông bị cấm làm chuyên gia bình duyệt (reviewer) các báo cáo khoa học trong vòng 3 năm. Tất nhiên, sự việc cũng gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông. Một trường hợp gần đây nhất cũng làm xôn xao dư luận báo chí vì sự việc lại xảy ra tại Đại học Harvard. Kaavya Viswanathan là một sinh viên gốc Ấn Độ, 19 tuổi, có tài viết văn, và được xem là một ngôi sao đang lên với đầy triển vọng qua cuốn tiểu thuyết “How Opal Mehta Got Kissed, Got Wild, and Got a Life”. Nhưng ngay sau khi xuất bản, người ta phát hiện cuốn tiểu thuyết có nhiều đoạn “trùng hợp” hay lấy từ hai cuốn tiểu thuyết “Sloppy Firsts” (in năm 2001) cuốn “Second Helpings” (in năm 2003) của Nhà văn Megan F. McCafferty. Hệ quả là cô nhà văn trẻ tuổi này mất một hợp đồng 500.000 USD với một nhà xuất bản khác, và không cần phải nói thêm, sự nghiệp viết văn của cô coi như chấm dứt.
Còn ở nước ta trong mấy năm gần đây, nạn đạo văn cũng được giới báo chí nhắc đến rất nhiều lần, nhưng phần lớn các trường hợp này thường xảy ra trong lĩnh vực văn học. Trong nghiên cứu khoa học, nạn đạo văn có liên quan đến những giảng viên và giáo sư cũng được nhiều nghiên cứu sinh đồn đại qua lại, nhưng chưa có bằng chứng hiển nhiên. Có trường hợp đạo văn khá hi hữu vì sự đạo văn cực kì trắng trợn và … thô. Năm 2000, hai tác giả nguyên là nghiên cứu sinh Việt Nam tại Nhật và một tác giả người Nhật công bố bài báo có tựa đề là “Ship’s optimal autopilot with a multivariate auto-regressive eXogenous model” trong hội nghị về ứng dụng tối ưu hóa tại Nga. Đến năm 2004 bài báo đó được xuất hiện trong một hội nghị cũng về ứng dụng tối ưu hóa tại Nhật nhưng với một tựa đề na ná “An optimal ship autopilot using a multivariate auto-regressive exogenous model” với 10 tác giả từ Việt Nam! Điều khó tin là 99% câu chữ, 100% các số liệu, thậm chí hình ảnh con tàu Shioji Maru trong bài báo năm 2004 lấy nguyên vẹn từ bài báo năm 2000. Khi tác giả bài báo gốc liên lạc với các tác giả bài báo năm 2004 để tìm hiểu thêm nguyên do và lời giải thích, thì sự việc rơi vào im lặng. Báo chí hôm nay lại nêu một nghi án đạo văn liên quan đến một phó giáo sư, nhưng hình như vấn đề cũng chẳng có ai giải quyết và có thể lại rơi vào im lặng.
Riêng trường hợp của em bác sĩ, tôi chỉ viết thư riêng cho em ấy nhắc nhở em nên ghi nguồn dữ liệu và cố gắng viết lại ý tưởng bằng câu chữ của em. Tôi thấy không cần phải gây ồn ào làm gì, vì em ấy còn nhiều cơ hội để học hỏi. Không ai biết tình trạng đạo văn trong các đại học ở VN phổ biến như thế nào, nhưng chắc chắn là nhiều (trên 10% luận văn và luận án?). Nếu VN muốn trở thành một “actor” trên trường khoa học quốc tế thì cần phải có biện pháp và chiến lược ngăn ngừa đạo văn ngay từ bậc tiểu học.
Đạo văn, theo cách hiểu của giới học thuật, được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp. “Không thích hợp” ở đây có nghĩa chính là không ghi rõ nguồn gốc. Đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình. Ở đây, “Ý tưởng và từ ngữ của người khác” có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc.
Chẳng riêng gì ở VN, đạo văn còn rất phổ biến ở China. Mức độ phổ biến đến nổi giới học thuật Mĩ và China xem đó là một vấn nạn, làm cho China khó có thể sánh vai cùng các cường quốc khoa học và giáo dục trên thế giới. Ngay cả các nước tiên tiến, nạn đạo văn cũng khá phổ biến. Theo tập san Nature, trong một số ngành khoa học, nạn đạo văn (kể cả tự đạo văn) có thể lên đến 20% trong các bài báo đã công bố. Trước đây có người xem xét 660 bài báo đã công bố trên 3 tập san hàng đầu trong ngành phẫu thuật và phát hiện khoảng 12% bài báo có cấu trúc giống nhau, 3% sử dụng từ ngữ hoàn toàn giống nhau, và khoảng 8% sử dụng từ ngữ rất giống nhau. Hai tác giả còn phát hiện khoảng 14% các công trình nghiên cứu này thuộc vào loại “tự đạo văn” hay “tự đạo số liệu”.
Vấn đề đạo văn ở VN, theo tôi, còn có một chiều kích khác: thầy cô và hiểu biết. Có thể nói rằng một số thầy cô trung học và đại học ở VN không biết đạo văn là gì, và cũng chẳng am hiểu qui ước trích dẫn. Điển hình cho hiểu lầm về trích dẫn là phát biểu sau đây trên báo Người lao động: “Nguyên tắc nghiên cứu khoa học, khi đã sử dụng dù chỉ một từ vẫn phải có trích dẫn chữ dùng của ai.” Thật ra, không có nguyên tắc nào đòi hỏi người ta phải trích dẫn nếu sử dụng chỉ 1 từ cả, ngoại trừ đó là một thuật ngữ đặc biệt chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, có qui ước: khi dùng hay sao chép hơn 3 hay 4 từ liên tục từ một nguồn thì cần phải để trong ngoặc kép hoặc đề nguồn.
Một hiểu lầm khác về “giai tầng” học thuật và đạo văn. Có ý kiến cho rằng “Trong nghiên cứu khoa học, ai cũng biết một luật bất thành văn là luận án tiến sĩ không thể nào trích dẫn, tham khảo tài liệu ở những công trình có học vị thấp hơn. Một luận án tiến sĩ mà dựa trên nghiên cứu, quan điểm của sinh viên thì khó chấp nhận.” Thật ra, không có qui định thành văn hay bất thành văn nào như thế. Rất nhiều tập san khoa học quốc tế không cho phép tác giả đề học vị và chức danh. Do đó, một công trình nghiên cứu trên tập san khoa học như thế, làm sao chúng ta biết tác giả đó có bằng cử nhân hay tiến sĩ? Thật ra, khoa học rất bình đẳng trong tri thức, và trích dẫn trong khoa học không phân biệt đẳng cấp và học vị của tác giả của nguồn thông tin.
Thầy cô mà còn chưa am hiểu vấn đề đạo văn thì chúng ta khó trách trò. Quay lại trường hợp tôi nêu trên, điều làm tôi ngạc nhiên là em bác sĩ ấy đạo văn từ những công trình của tôi, mà chính lại gửi cho tôi đọc! Điều này có thể nói lên rằng em ấy không hiểu đạo văn là gì, hay nghĩ tôi không để ý. Nhìn một cách rộng lượng hơn, có thể em ấy chẳng hiểu đạo văn là gì, nên phạm lỗi. Cũng có người thành thật hơn, nói rằng vì câu văn gốc của tác giả (tiếng Anh) hay quá nên không biết viết lại sao cho đủ ý. Dĩ nhiên, sự khó khăn đó không thể biện minh cho đạo văn, vì đạo văn được xem là một scientific fraud.
Đối với những người than phiền không có cách nào diễn giải ý tưởng của người trước tốt hơn, tôi thường chỉ ra vài mẹo. Những mẹo này chưa chắc làm cho câu văn tốt hơn, nhưng sẽ không vướng phải tội đạo văn. Thông thường tôi khuyên đương sự vài mẹo diễn tả ý tưởng như sau:
(a) Thay đổi vị trí từ ngữ trong câu văn. Chẳng hạn như nếu người ta dùng chữ before, thì mình thay thế bằng những chữ có nghĩa gần với chữ gốc, như previously, beforehand, prior, in the past, v.v.
(b) Thay đổi thể văn chủ động (active) sang thụ động (passive), hay ngược lại. Nếu người ta viết “Optimizing peak bone mass during the early years is thought to be a key factor in preventing osteoporosis later in life” thì mình có thể viết lại theo thể chủ động “To prevent postmenopausal osteoporosis, several experts consider that it is important to build bone mass during adolescence”, và dĩ nhiên không quên đề nguồn.
(c) Nếu câu văn gốc hơi dài, thì mình chia câu văn thành nhiều cáu văn ngắn, và viết lại theo ý tác giả.
Mặc dù ở đâu cũng có đạo văn, cái khác nhau là cách giải quyết và xử lí vấn đề. Nếu là bài báo khoa học đã công bố thì tập san có thể rút bài báo xuống. Nếu là luận án thì nghiên cứu sinh phải viết lại. Nhưng cũng có vài trường hợp có kết quả xấu. Năm 2004, một trường hợp đạo văn gây sự chú ý trong giới khoa bảng vì thủ phạm là một giáo sư thuộc một trường đại học danh giá nhất thế giới: Đại học Harvard. Sultan là một giáo sư miễn dịch học tại trường y thuộc Đại học Harvard đạo văn từ 4 bài báo của các nhà khoa học khác, và bị phát hiện khi bài báo của ông được bình duyệt. Sau khi điều tra, ông bị cấm làm chuyên gia bình duyệt (reviewer) các báo cáo khoa học trong vòng 3 năm. Tất nhiên, sự việc cũng gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông. Một trường hợp gần đây nhất cũng làm xôn xao dư luận báo chí vì sự việc lại xảy ra tại Đại học Harvard. Kaavya Viswanathan là một sinh viên gốc Ấn Độ, 19 tuổi, có tài viết văn, và được xem là một ngôi sao đang lên với đầy triển vọng qua cuốn tiểu thuyết “How Opal Mehta Got Kissed, Got Wild, and Got a Life”. Nhưng ngay sau khi xuất bản, người ta phát hiện cuốn tiểu thuyết có nhiều đoạn “trùng hợp” hay lấy từ hai cuốn tiểu thuyết “Sloppy Firsts” (in năm 2001) cuốn “Second Helpings” (in năm 2003) của Nhà văn Megan F. McCafferty. Hệ quả là cô nhà văn trẻ tuổi này mất một hợp đồng 500.000 USD với một nhà xuất bản khác, và không cần phải nói thêm, sự nghiệp viết văn của cô coi như chấm dứt.
Còn ở nước ta trong mấy năm gần đây, nạn đạo văn cũng được giới báo chí nhắc đến rất nhiều lần, nhưng phần lớn các trường hợp này thường xảy ra trong lĩnh vực văn học. Trong nghiên cứu khoa học, nạn đạo văn có liên quan đến những giảng viên và giáo sư cũng được nhiều nghiên cứu sinh đồn đại qua lại, nhưng chưa có bằng chứng hiển nhiên. Có trường hợp đạo văn khá hi hữu vì sự đạo văn cực kì trắng trợn và … thô. Năm 2000, hai tác giả nguyên là nghiên cứu sinh Việt Nam tại Nhật và một tác giả người Nhật công bố bài báo có tựa đề là “Ship’s optimal autopilot with a multivariate auto-regressive eXogenous model” trong hội nghị về ứng dụng tối ưu hóa tại Nga. Đến năm 2004 bài báo đó được xuất hiện trong một hội nghị cũng về ứng dụng tối ưu hóa tại Nhật nhưng với một tựa đề na ná “An optimal ship autopilot using a multivariate auto-regressive exogenous model” với 10 tác giả từ Việt Nam! Điều khó tin là 99% câu chữ, 100% các số liệu, thậm chí hình ảnh con tàu Shioji Maru trong bài báo năm 2004 lấy nguyên vẹn từ bài báo năm 2000. Khi tác giả bài báo gốc liên lạc với các tác giả bài báo năm 2004 để tìm hiểu thêm nguyên do và lời giải thích, thì sự việc rơi vào im lặng. Báo chí hôm nay lại nêu một nghi án đạo văn liên quan đến một phó giáo sư, nhưng hình như vấn đề cũng chẳng có ai giải quyết và có thể lại rơi vào im lặng.
Riêng trường hợp của em bác sĩ, tôi chỉ viết thư riêng cho em ấy nhắc nhở em nên ghi nguồn dữ liệu và cố gắng viết lại ý tưởng bằng câu chữ của em. Tôi thấy không cần phải gây ồn ào làm gì, vì em ấy còn nhiều cơ hội để học hỏi. Không ai biết tình trạng đạo văn trong các đại học ở VN phổ biến như thế nào, nhưng chắc chắn là nhiều (trên 10% luận văn và luận án?). Nếu VN muốn trở thành một “actor” trên trường khoa học quốc tế thì cần phải có biện pháp và chiến lược ngăn ngừa đạo văn ngay từ bậc tiểu học.
Nguyễn Văn Tuấn
Nguồn: tuanvannguyen.blogspot.com
Nguồn: tuanvannguyen.blogspot.com
No comments:
Post a Comment