Nguyên
Huy & Hà Giang/Người Việt
Saturday,
July 06, 2013 7:18:19 PM
Hội Thảo Phong Hóa - Ngày Nay và Tự Lực Văn Ðoàn
WESTMINSTER
(NV)
- Hơn 200 người đã đến, và hầu như toàn bộ đã ở lại đến phút chót, trong
ngày đầu tiên của chương trình hội thảo về Phong Hóa-Ngày Nay, Tự Lực Văn Ðoàn,
và những người chủ trương - những người đã có ảnh hưởng không nhỏ lên mọi mặt
đời sống Việt Nam cách đây 80 năm.
Ðúng 10 giờ 30 sáng ngày 6 Tháng Bảy, tại phòng sinh hoạt Nhật Báo Người Việt, hai vị, nhà văn Doãn Quốc Sĩ và con trai trưởng của nhà văn Nhất Linh, Tiến Sĩ Nguyễn Tường Việt, cắt băng khai mạc triển lãm và bắt đầu chương trình hội thảo.
Ðúng 10 giờ 30 sáng ngày 6 Tháng Bảy, tại phòng sinh hoạt Nhật Báo Người Việt, hai vị, nhà văn Doãn Quốc Sĩ và con trai trưởng của nhà văn Nhất Linh, Tiến Sĩ Nguyễn Tường Việt, cắt băng khai mạc triển lãm và bắt đầu chương trình hội thảo.
Hậu
duệ của thế hệ Tự Lực Văn Ðoàn trong ngày hội thảo tại Nhật Báo Người Việt. Từ
trái: Bác Sĩ Nguyễn Tường Giang (con trai nhà văn Thạch Lam), nhà văn Doãn Quốc
Sĩ (con rể nhà thơ Tú Mỡ), ông Trần Khánh Triệu (con nuôi nhà văn Khái Hưng),
nhà văn Phạm Thảo Nguyên (con dâu nhà văn Thế Lữ), nhà văn Nguyễn Tường Thiết
(con trai nhà văn Nhất Linh), bà Minh Thu (con gái nhà văn Hoàng Ðạo). (Hình: Triết
Trần/Người Việt)
Dọc
theo các bức tường của phòng sinh hoạt, khách tham dự thích thú lần theo hai
bức tường lớn để nhìn lại được những dấu tích của một thời văn học lớn, ảnh
hưởng đến không chỉ văn chương nghệ thuật sau này mà còn làm thay đổi sâu rộng
đến nếp sống trong xã hội Việt Nam thời kỳ “tiền thức tỉnh.”
Trong căn phòng này, khách tham dự có thể được xem thủ bút của nhà văn Nhất Linh và những họa phẩm, phụ bản lừng danh của các họa sĩ lớn trong ngành hội họa thời Tự Lực Văn Ðoàn. Khách cũng có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh của báo Phong Hóa, những tác giả và tác phẩm lừng danh của Tự Lực Văn Ðoàn, những khai phá của báo Phong Hóa & Ngày Nay về y phục của phụ nữ Việt Nam, về âm nhạc, kịch nghệ và chương trình “Nhà Ánh Sáng” để cải tiến cuộc sống của người dân nghèo.
Mở đầu hội thảo, nhà văn Doãn Quốc Sĩ đăng đàn kể những kỷ niệm về nhạc phụ của mình, là nhà thơ trào phúng lừng danh một thời, Tú Mỡ.
Chuyện kể của nhà văn Doãn Quốc Sĩ khiến khán thính giả vui thích không nén được những tràng cười liên tục khi ông kể về lễ Tơ Hồng của ông với ái nữ của nhà thơ trào phúng. Ông vốn là một thanh niên đã theo Tây học nên khá “lớ ngớ” trước bàn thờ gia tiên cần đến những thủ tục nghi lễ truyền thống. Nhưng rất may, “mọi chuyện đều qua được và trở thành giai tế của nhà thơ trào phúng lừng danh.”
Nhà văn Doãn Quốc Sĩ cũng cho biết Tú Mỡ không phải chỉ làm thơ trào phúng mà còn có một số bài thơ tình cảm được nhiều người nhắc nhở, như bài “Khóc Người Vợ Hiền” rất cảm động. Tú Mỡ thuộc thế hệ các nhà văn nhà thơ nổi tiếng, phần lớn đều theo Việt Minh (Cộng Sản), riêng ông không hề theo cộng sản mà còn làm những bài thơ trào lộng chế diễu những nhân vật cộng sản, những đảng viên. Vì lý do ấy, cho tới nay, cộng sản Hà Nội tuy có “phục hồi danh tiếng” cho các nhà văn trong Tự Lực Văn Ðoàn, họ vẫn không nhắc đến Tú Mỡ.
Trong căn phòng này, khách tham dự có thể được xem thủ bút của nhà văn Nhất Linh và những họa phẩm, phụ bản lừng danh của các họa sĩ lớn trong ngành hội họa thời Tự Lực Văn Ðoàn. Khách cũng có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh của báo Phong Hóa, những tác giả và tác phẩm lừng danh của Tự Lực Văn Ðoàn, những khai phá của báo Phong Hóa & Ngày Nay về y phục của phụ nữ Việt Nam, về âm nhạc, kịch nghệ và chương trình “Nhà Ánh Sáng” để cải tiến cuộc sống của người dân nghèo.
Mở đầu hội thảo, nhà văn Doãn Quốc Sĩ đăng đàn kể những kỷ niệm về nhạc phụ của mình, là nhà thơ trào phúng lừng danh một thời, Tú Mỡ.
Chuyện kể của nhà văn Doãn Quốc Sĩ khiến khán thính giả vui thích không nén được những tràng cười liên tục khi ông kể về lễ Tơ Hồng của ông với ái nữ của nhà thơ trào phúng. Ông vốn là một thanh niên đã theo Tây học nên khá “lớ ngớ” trước bàn thờ gia tiên cần đến những thủ tục nghi lễ truyền thống. Nhưng rất may, “mọi chuyện đều qua được và trở thành giai tế của nhà thơ trào phúng lừng danh.”
Nhà văn Doãn Quốc Sĩ cũng cho biết Tú Mỡ không phải chỉ làm thơ trào phúng mà còn có một số bài thơ tình cảm được nhiều người nhắc nhở, như bài “Khóc Người Vợ Hiền” rất cảm động. Tú Mỡ thuộc thế hệ các nhà văn nhà thơ nổi tiếng, phần lớn đều theo Việt Minh (Cộng Sản), riêng ông không hề theo cộng sản mà còn làm những bài thơ trào lộng chế diễu những nhân vật cộng sản, những đảng viên. Vì lý do ấy, cho tới nay, cộng sản Hà Nội tuy có “phục hồi danh tiếng” cho các nhà văn trong Tự Lực Văn Ðoàn, họ vẫn không nhắc đến Tú Mỡ.
Nếu cử tọa khúc khích cười, mà vẫn thấm thía về hình ảnh thật sống động của buổi giao thời, qua lối nói chuyện dí dỏm của nhà văn Doãn Quốc Sĩ về nhạc phụ mình, qua bài thơ “Tú cưỡi xe bình bịch”:
“Tú
rửng mỡ cưỡi xe bình bịch
Máy nổ vang sình sịch chạy như bay
Bóp còi toe như quát tháo giương vây
Khách đường cái vội rãn ngay tăm tắp
Tú nhớ thuở còn đi xe đạp
Một thứ xe chậm chạp hiền lành
Trên đường dù chuông bấm liên thanh
Khách đủng đỉnh làm thinh không chịu tránh...”
Máy nổ vang sình sịch chạy như bay
Bóp còi toe như quát tháo giương vây
Khách đường cái vội rãn ngay tăm tắp
Tú nhớ thuở còn đi xe đạp
Một thứ xe chậm chạp hiền lành
Trên đường dù chuông bấm liên thanh
Khách đủng đỉnh làm thinh không chịu tránh...”
Thì
họ cũng ngậm ngùi, xót xa khi nghe tâm sự của Giáo Sư Trần Khánh Triệu về kỷ
niệm với cha nuôi là nhà văn Khái Hưng. Nhất là cảnh “con tiễn cha,” hình ảnh
cuối cùng của cậu bé Trần Khánh Triệu nhớ về “papa” của mình: “Thế rồi bố cứ đi
đi mãi về phía cuối sông Hồng. Bố thì thiểu não gầy gò, bên cạnh người công an
lực lưỡng. Tôi thất thểu bước về mà không biết bố có nhớ ăn mấy trái cam và đọc
bài kinh khổ mẹ gói cho hay không.”
Hơn
200 người đã đến tham dự và lưu lại đến phút chót của ngày hội thảo đầu tiên, 6
Tháng Bảy, 2013. (Hình: Triết Trần/Người Việt)
Những
thanh niên ưu tú nhất của thời ấy, những khuôn mặt trẻ cùng quan tâm đến xã
hội, đất nước ấy, đã dồn hết tâm trí và con tim của mình vào tờ Phong Hóa-Ngày
Nay, và dùng tờ báo như một phương tiện để phát động và đẩy mạnh được một phong
trào cách mạng xã hội toàn diện, nâng sinh hoạt của người dân Việt Nam đến gần
hơn với xã hội văn minh.
Chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng của họ lên trang phục phụ nữ thời ấy. Họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường, người đã dùng tài vẽ của mình để thiết kế nhiều kiểu áo dài tân thời cho phụ nữ Việt Nam đương thời. Nhưng không phải chỉ là áo dài, mà còn là quần, là giày, là áo lót, là phép vệ sinh, là cách sống sao cho phụ nữ Việt Nam được góp mặt với đời về cả phương diện dung nhan lẫn trí tuệ. Phải đọc nhiều bài viết và xem các kiểu mẫu y phục của ông được đăng trên Phong Hóa-Ngày Nay mới hiểu được ảnh hưởng của tờ báo lên xã hội thời đó!
Về âm nhạc, diễn giả Nhạc sĩ Lê Văn Khoa cho biết tờ Phong Hóa-Ngày Nay cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền tân nhạc Việt Nam. Ông kể rằng những bài nhạc được xem là những bài tân nhạc đầu tiên của Việt Nam, sau khi được đăng trên báo Phong Hóa-Ngày Nay vào Tháng Chín năm 1938 và mỗi tuần sau đó đã tạo hứng khởi sáng tác cho giới yêu nhạc, thời đó mới chỉ dịch nhạc Pháp để thưởng thức.
Không chỉ nói về những bài nhạc, Nhạc sĩ Lê Văn Khoa còn cho cử tọa thưởng thức nhiều bài nhạc như Chào Bình Minh của Nguyễn Xuân Khoát, Khúc Yêu Ðương của Thẩm Oánh, qua phần trình diễn của các ca sĩ nghiệp dư.
Bộ môn kịch nói cũng được nhóm Tự Lực Văn Ðoàn, khởi đầu là nhà văn Thế Lữ, người bị bộ môn này thu hút trước nhất, đẩy mạnh.
Bằng một lối nói chuyện hết sức nhẹ nhàng mà lôi cuốn, nhà văn Phạm Thảo Uyên, con dâu nhà văn Thế Lữ, nói về việc phát triển môn kịch nói của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn: “Thanh niên say mê kịch nói sau này đông lắm, không chỉ có Thế Lữ, nhiều người không ở nhóm Tự Lực Văn Ðoàn cũng thích kịch nói.”
Sự thành công của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn trong việc phát triển bộ môn kịch nói không phải chỉ nhờ họ có tờ báo trong tay, mà còn là vì mọi thành viên đều đóng góp. Nếu Thạch Lam, Khái Hưng có những bài phê bình kịch rất được nhiều người ưa chuộng thì các họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân của tờ Phong Hóa-Ngày Nay cũng góp phần bằng cách xăn tay áo vẽ phông, thiết kế sân khấu, may trang phục.
Chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng của họ lên trang phục phụ nữ thời ấy. Họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường, người đã dùng tài vẽ của mình để thiết kế nhiều kiểu áo dài tân thời cho phụ nữ Việt Nam đương thời. Nhưng không phải chỉ là áo dài, mà còn là quần, là giày, là áo lót, là phép vệ sinh, là cách sống sao cho phụ nữ Việt Nam được góp mặt với đời về cả phương diện dung nhan lẫn trí tuệ. Phải đọc nhiều bài viết và xem các kiểu mẫu y phục của ông được đăng trên Phong Hóa-Ngày Nay mới hiểu được ảnh hưởng của tờ báo lên xã hội thời đó!
Về âm nhạc, diễn giả Nhạc sĩ Lê Văn Khoa cho biết tờ Phong Hóa-Ngày Nay cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền tân nhạc Việt Nam. Ông kể rằng những bài nhạc được xem là những bài tân nhạc đầu tiên của Việt Nam, sau khi được đăng trên báo Phong Hóa-Ngày Nay vào Tháng Chín năm 1938 và mỗi tuần sau đó đã tạo hứng khởi sáng tác cho giới yêu nhạc, thời đó mới chỉ dịch nhạc Pháp để thưởng thức.
Không chỉ nói về những bài nhạc, Nhạc sĩ Lê Văn Khoa còn cho cử tọa thưởng thức nhiều bài nhạc như Chào Bình Minh của Nguyễn Xuân Khoát, Khúc Yêu Ðương của Thẩm Oánh, qua phần trình diễn của các ca sĩ nghiệp dư.
Bộ môn kịch nói cũng được nhóm Tự Lực Văn Ðoàn, khởi đầu là nhà văn Thế Lữ, người bị bộ môn này thu hút trước nhất, đẩy mạnh.
Bằng một lối nói chuyện hết sức nhẹ nhàng mà lôi cuốn, nhà văn Phạm Thảo Uyên, con dâu nhà văn Thế Lữ, nói về việc phát triển môn kịch nói của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn: “Thanh niên say mê kịch nói sau này đông lắm, không chỉ có Thế Lữ, nhiều người không ở nhóm Tự Lực Văn Ðoàn cũng thích kịch nói.”
Sự thành công của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn trong việc phát triển bộ môn kịch nói không phải chỉ nhờ họ có tờ báo trong tay, mà còn là vì mọi thành viên đều đóng góp. Nếu Thạch Lam, Khái Hưng có những bài phê bình kịch rất được nhiều người ưa chuộng thì các họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân của tờ Phong Hóa-Ngày Nay cũng góp phần bằng cách xăn tay áo vẽ phông, thiết kế sân khấu, may trang phục.
Các
tác phẩm Tự Lực Văn Ðoàn được dịch sang tiếng nước ngoài trong buổi triển lãm
tại Nhật Báo Người Việt. (Hình: Triết Trần/Người Việt)
Trong
phần hội thảo buổi chiều, họa Sĩ Ann Phong trình bày những cái hay, cái đẹp qua
những hình vẽ, màu sắc bố cục trong tranh trên báo Phong Hóa-Ngày Nay. Ann
Phong nhận định tranh trên các báo Phong Hóa-Ngày Nay đều tạo ra một sức sống,
nhìn biết ngay là sức sống của người Việt Nam. Những nét trào phúng trong tranh
đi thẳng vào những cảnh sống, cuộc đời đáng chê trách trong xã hội Việt Nam lúc
bấy giờ chẳng kể đến ai, đến giai cấp nào, dù là quyền quý, thế lực. Về nghệ
thuật thì bức nào các tác giả cũng thể hiện được điểm chính của bức tranh mà
tác giả muốn gửi đến cho người xem tranh. Ðó là một nghệ thuật đòi hỏi khả năng
thực sự của họa sĩ.
Ann Phong nhấn mạnh: “Cái Ðẹp của tranh trên báo Phong Hóa-Ngày Nay là cái Ý trong tranh mà đường nét, màu sắc dù chỉ là đen trắng cũng đã dẫn dắt được người xem.” Sau cùng Ann Phong đưa ra một vài hình ảnh của báo chí Mỹ, Nhật, Trung Hoa lúc bấy giờ để mọi người so sánh với Phong Hóa-Ngày Nay. Kết luận: “Không thua kém một báo nào của ngoại quốc.”
Nhà báo Ðỗ Quý Toàn thì trình bày một vấn đề không phải là văn chương Tự Lực Văn Ðoàn. Ðó là “Phong Trào Nhà Ánh Sáng” do Hoàng Ðạo và Tự Lực Văn Ðoàn chủ trương.
Vấn đề này quả thật từ trước đến nay, nói đến Tự Lực Văn Ðoàn, ít ai đề cập đến. Theo nhà báo Ðỗ Quý Toàn thì phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Ðoàn do Hoàng Ðạo trực tiếp trông coi đã nhanh chóng trở thành một phong trào mạnh mẽ và rộng lớn từ Bắc đến Nam. Ðiều đó cho thấy xã hội Việt Nam lúc bấy giờ vào đầu thập niên 30s là một xã hội đang thức tỉnh, mọi người đều mong muốn người dân cải thiện được mức sống nghèo nàn lạc hậu; hậu quả của hơn 80 năm bị người Pháp đô hộ. Mục đích của phong trào Nhà Ánh Sáng là nhằm chỉ bảo cho người dân biết cách sống vệ sinh và giúp đỡ gia đình nghèo cải thiện được sự sống tối tăm của mình.
Phong trào đã thu hút được rất đông giới trí thức, nhân sĩ như Vũ Ðình Hòe, Vũ Ðình Huỳnh, Trần Huy Liệu và cả các phụ nữ nữa, như bà Vũ Ngọc Phan, bà Trịnh Thị Thục Oanh, Ðốc Học Hà Nội... tham gia.
Diễn giả cuối cùng của ngày đầu hội thảo là cô sinh viên người Nhật, Aki Tanaka. Cô là sinh viên khoa ngoại ngữ của Ðại Học Tokyo, từng sống 13 năm tại Việt Nam, và nói tiếng Việt khá nhuần nhuyễn. Cô Tanaka cho biết cô từng ở Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng. Nguyên nhân cô được biết đến Tự Lực Văn Ðoàn là do nhà thơ Huy
Tưởng, một láng giềng của cô ở Saigon, cho mượn những cuốn truyện của Tự Lực Văn Ðoàn với lý do là “nếu muốn giỏi tiếng Việt thì nên đọc Tự Lực Văn Ðoàn vì tiếng Việt rất chính xác.” Cô đọc thử và thấy dễ đọc, rồi mê ngay.
Khi thầy dạy của cô giảng về tác phẩm “Ðời Mưa Gió” của Khái Hưng và Nhất Linh, cô được phân công dịch sang tiếng Nhật một phần nên càng có dịp tìm hiểu thêm về Tự Lực Văn Ðoàn. Cô nói :”Ðọc tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn bao giờ cũng khiến tôi thèm muốn quay ngược về thời 1930 để gặp và nói chuyện với các thành viên trong nhóm TLVÐ, cũng như để tiếp xúc văn hóa thời đó.”
Kết thúc phần phát biểu của mình, cô cho biết là “sau khi tham dự cuộc hội thảo này, kiến thức của tôi về Tự Lực Văn Ðoàn đã được tăng lên rất nhiều.”
Kết luận của Aki Tanaka cũng là kết luận của một số lớn khách tham dự cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày này về Tự Lực Văn Ðoàn. Hơn nữa, đối với người Việt Nam, Tự Lực Văn Ðoàn không chỉ là một giai đoạn văn chương học thuật được đại chúng hóa mà còn là giai đoạn lịch sử người dân Việt được đánh thức bằng văn chương nghệ thuật sau khi các cuộc vận động chính trị, bạo động của thế hệ Nguyễn Thái Học đã không thành công.
Ann Phong nhấn mạnh: “Cái Ðẹp của tranh trên báo Phong Hóa-Ngày Nay là cái Ý trong tranh mà đường nét, màu sắc dù chỉ là đen trắng cũng đã dẫn dắt được người xem.” Sau cùng Ann Phong đưa ra một vài hình ảnh của báo chí Mỹ, Nhật, Trung Hoa lúc bấy giờ để mọi người so sánh với Phong Hóa-Ngày Nay. Kết luận: “Không thua kém một báo nào của ngoại quốc.”
Nhà báo Ðỗ Quý Toàn thì trình bày một vấn đề không phải là văn chương Tự Lực Văn Ðoàn. Ðó là “Phong Trào Nhà Ánh Sáng” do Hoàng Ðạo và Tự Lực Văn Ðoàn chủ trương.
Vấn đề này quả thật từ trước đến nay, nói đến Tự Lực Văn Ðoàn, ít ai đề cập đến. Theo nhà báo Ðỗ Quý Toàn thì phong trào Nhà Ánh Sáng của Tự Lực Văn Ðoàn do Hoàng Ðạo trực tiếp trông coi đã nhanh chóng trở thành một phong trào mạnh mẽ và rộng lớn từ Bắc đến Nam. Ðiều đó cho thấy xã hội Việt Nam lúc bấy giờ vào đầu thập niên 30s là một xã hội đang thức tỉnh, mọi người đều mong muốn người dân cải thiện được mức sống nghèo nàn lạc hậu; hậu quả của hơn 80 năm bị người Pháp đô hộ. Mục đích của phong trào Nhà Ánh Sáng là nhằm chỉ bảo cho người dân biết cách sống vệ sinh và giúp đỡ gia đình nghèo cải thiện được sự sống tối tăm của mình.
Phong trào đã thu hút được rất đông giới trí thức, nhân sĩ như Vũ Ðình Hòe, Vũ Ðình Huỳnh, Trần Huy Liệu và cả các phụ nữ nữa, như bà Vũ Ngọc Phan, bà Trịnh Thị Thục Oanh, Ðốc Học Hà Nội... tham gia.
Diễn giả cuối cùng của ngày đầu hội thảo là cô sinh viên người Nhật, Aki Tanaka. Cô là sinh viên khoa ngoại ngữ của Ðại Học Tokyo, từng sống 13 năm tại Việt Nam, và nói tiếng Việt khá nhuần nhuyễn. Cô Tanaka cho biết cô từng ở Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng. Nguyên nhân cô được biết đến Tự Lực Văn Ðoàn là do nhà thơ Huy
Tưởng, một láng giềng của cô ở Saigon, cho mượn những cuốn truyện của Tự Lực Văn Ðoàn với lý do là “nếu muốn giỏi tiếng Việt thì nên đọc Tự Lực Văn Ðoàn vì tiếng Việt rất chính xác.” Cô đọc thử và thấy dễ đọc, rồi mê ngay.
Khi thầy dạy của cô giảng về tác phẩm “Ðời Mưa Gió” của Khái Hưng và Nhất Linh, cô được phân công dịch sang tiếng Nhật một phần nên càng có dịp tìm hiểu thêm về Tự Lực Văn Ðoàn. Cô nói :”Ðọc tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn bao giờ cũng khiến tôi thèm muốn quay ngược về thời 1930 để gặp và nói chuyện với các thành viên trong nhóm TLVÐ, cũng như để tiếp xúc văn hóa thời đó.”
Kết thúc phần phát biểu của mình, cô cho biết là “sau khi tham dự cuộc hội thảo này, kiến thức của tôi về Tự Lực Văn Ðoàn đã được tăng lên rất nhiều.”
Kết luận của Aki Tanaka cũng là kết luận của một số lớn khách tham dự cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày này về Tự Lực Văn Ðoàn. Hơn nữa, đối với người Việt Nam, Tự Lực Văn Ðoàn không chỉ là một giai đoạn văn chương học thuật được đại chúng hóa mà còn là giai đoạn lịch sử người dân Việt được đánh thức bằng văn chương nghệ thuật sau khi các cuộc vận động chính trị, bạo động của thế hệ Nguyễn Thái Học đã không thành công.
No comments:
Post a Comment