Nguồn: Lose
Weight Blog
Bản
dịch của Lâm Thành Nhân (Defend the Defenders)
Posted
on July 15, 2013 by DtD | Leave a
comment
Con tàu buôn người,
trữ mì gói và nước, dự kiến đưa 25 công dân Viêt Nam đến Úc với giá từ 8.000
đến 13.000 đô la mỗi người đã bị biên phòng bắt giữ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
vào tháng 6 năm 2012. Ảnh: Nguyễn Long
Những
tên buôn người lừa gạt khách hàng với ảo vọng trở nên giàu có ở nước Úc
Đó
là một cuộc hành trình mà một người du lịch phiêu lưu cứng cỏi nhất hay thậm chí
một người đam mê thể thao tột bực sẽ phải chùn bước – lênh đênh gần 3.000 cây
số trong đại dương bao la trên một con thuyền đánh cá thô sơ, sống bằng mì gói
và nước.
Và
nếu chính điều này vẫn chưa đủ thì những câu chuyện kinh hoàng của những con
người đã vượt biên trong những chuyến hành trình tương tự sau hậu quả của Cuộc
Chiến Tranh Việt Nam – bị hải tặc tấn công, cướp bóc và hãm hiếp, chưa nói đến
chết vì đói và khát – thì nhiều vô số kể.
Theo
Bộ Nhập Cư và Nhập Tịch Úc (DIAC), vào tháng 4 năm 1976, chiếc thuyền đầu tiên
mang những người tị nạn Việt Nam đến bờ biển phía Bắc của Úc và trong 5 năm
tiếp theo, có trên 50 chiếc thuyền với hơn 2.000 người Việt Nam đã đổ bộ lên bờ
biển Úc.
Tuy
nhiên, gần bốn mươi năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, có một số người
vẫn sẵn sàng mạo hiểm tất cả và tìm cách di cư bất hợp pháp đến Úc, hy vọng trở
nên giàu có ở đó. Dường như họ không bị thuyết phục bởi những cảnh báo từ các
cơ quan có liên quan rằng họ có thể sẽ bị mất tất cả và sẽ bị cưỡng bách trở về
nước.
Ngày
11 tháng 6, Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã kết án tù bốn người tổ chức
vì tổ chuyến những chuyến đi bằng thuyền bất hợp pháp cho hàng chục công dân
Việt Nam đang tìm cách để đến Úc.
Ông
Nguyễn Đình Kinh, 47 tuổi, bị kết án bốn năm, trong khi ông Phạm Văn Tường, 59
tuổi, thì bị hai năm rưỡi tù giam. Ông Trần Văn Giới, 47 tuổi và Nguyễn Ngọc
Lợi, 43 tuổi, bị kết án ba năm rưỡi và một năm rưỡi, cho từng người.
Cảnh
sát cho biết, Tường bắt đầu buôn lậu người ra khỏi Việt Nam vào tháng Tư năm
ngoái và thu xếp để gửi 6 người đến Úc bằng thuyền. Người ta không có thông tin
gì về số phận và tình trạng hiện nay của 6 người này. Tổ chức của Tường đã bị
biên phòng địa phương khám phá 2 tháng đó khi ông đang chuẩn bị cho chuyến đi
thứ hai.
Các
cuộc điều tra cho thấy những khách hàng đầu tiên của nhóm đã phải trả 6.000 đô
la mỗi người, nhưng sau đó chi phí đã tăng lên từ 8,000 đến 13,000 đô mỗi
người. Nhiều người muốn trở thành di dân đến từ quê hương của Tường ở tỉnh Nghệ
An phía Bắc miền Trung và tỉnh Hà Tĩnh lân cận.
Cảnh
sát cho biết những kẻ buôn người nói với khách hàng của họ rằng họ có thể dễ
dàng tìm được việc làm với mức lương cao tại Úc và có một cuộc sống giàu có ở
đó.
Họ
đã kiếm được tổng cộng 120,000 đô la và thậm chí cho phép một số người đi trên
thuyền của họ thiếu nợ, sẽ phải trả tiền sau khi các di dân kiếm được tiền ở
Úc.
Tường
và Kinh thuê Lợi lái tàu với giá là 500 triệu đồng (24,000 đô la).
Lợi
bị bắt cùng với 10 người trên tàu khi đưa tảu ra khỏi bến tại Bà Rịa-Vũng Tàu
vào ngày 21 tháng 6 năm ngoái. Các biên phòng đã bắt giữ 18 người khác vào cùng
ngày như họ đang lấy một chiếc thuyền nhỏ để đưa họ ra thuyền Lợi.
Tổng
cộng có 25 khách hàng bị phạt 3,5 triệu đồng (168 đô la) mỗi người.
Các
nhà điều tra phát hiện ra rằng nhóm đã tổ chức một chuyến đi khác vào đầu tháng
5 năm ngoái để đưa khoảng 50 người đến Úc, nhưng họ đã bị bắt giữ trong khi
điều khiển thuyền trong vùng biển của Indonesia.
Trong
một vụ khác, một tòa án tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào tháng 6 vừa qua đã kết
án 6 người từ 3 đến 6 năm tù vì đã đưa người vào Úc bất hợp pháp vào năm 2010
và 2011.
Vào
tháng 4 năm nay, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam trong một báo cáo đã cho
biết rằng 20 “khách hải hành bất thường” người Việt Nam đã được chuyển giao cho
trung tâm xử lý khu vực trên đảo Manus ở Papua New Guinea (PNG).
Những
người này sẽ trải qua quy trình kiểm dịch và nhập cư địa phương (PNG), bản báo
cáo cho biết.
Trong
khi không rõ là những gì sẽ xảy ra cho các công dân Việt Nam tiếp theo, một
phát ngôn viên của Bộ Di trú và Quốc tịch Úc (DIAC) cho biết: “Việc hoàn
tất chuyển giao này tái khẳng định thông điệp răn đe mạnh mẽ cho bất cứ ai đang
tính đến việc mạo hiểm cuộc sống của họ trên những chiếc ghe buôn người nguy
hiểm.
“Sẽ
không có lợi cho những người đến bằng ghe thuyền.”
“Bất
cứ ai đến Úc theo cách này đều có thể được chuyển đến một trung tâm xử lý khu
vực tại PNG hoặc Nauru.”
Chính
phủ Úc sẽ tiếp tục thực hiện các khuyến nghị của bàn báo cáo của Hội Đồng Chuyên
Gia Về Người Tị Nạn, mà nguyên tắc chính quy định rằng những người lựa chọn đi
du lịch đến Úc bằng thuyền sẽ không nhận được lợi ích nào, bản báo cáo của Đại
sứ quán cho biết.
Tháng
11 vừa qua, Đại sứ Úc Hugh Borrowman đã đến thăm tỉnh Nghệ An để củng cố sự hợp
tác giữa chính phủ Úc và tỉnh để đấu tranh với việc buôn người.
Từ
năm 2009, 11 chiếc thuyền đã được những kẻ buôn lậu người Việt Nam tổ chức đi
thuyền trực tiếp đến Úc hoặc qua Indonesia, mang theo gần 270 người. Hầu hết
các hành khách trên các ghe thuyền này đến từ tỉnh Nghệ An.
“Không
có lợi ích cho những người đánh cược cuộc sống và tài sản để đến Úc theo cách
này,” ông Borrowman nói.
Chính
sách mới này có nghĩa là bất cứ ai cố gắng để vượt biển bằng những chiếc ghe
buôn người đến Úc rất có thể bị trả về Việt Nam trước khi đặt chân đến Úc, “mất
hết những gì họ đã chi trả, và cùng với một hồ sơ của cảnh sát về việc rời Việt
Nam mà không có hộ chiếu hoặc thị thực”, ông nói.
Nguồn: Lose
Weight Blog
-
See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/07/15/thuyen-nhan-viet-nam-moi-chiu-moi-rui-ro-de-den-uc/#sthash.EVOQAjpb.dpuf
No comments:
Post a Comment