Gia
Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-07-08
2013-07-08
Phiên xử luật sư Lê Quốc Quân đã bị nhà cầm quyền Hà
Nội hoãn lại có phải vì lo ngại sức ép của công luận và những họat động ủng hộ
luật sư Quân diễn ra trong mấy ngày gần đây trong nước?
Suốt thời gian qua, những người quan tâm đã có những
hoạt động ủng hộ cho ông này. Nhiều người mong mỏi được dự phiên xử và thấy
công lý được thực thi.
Hiệp
thông ủng hộ
Suốt thời gian qua nhiều nơi đã tổ chức thánh lễ cầu
nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân. Mới chiều ngày 7 tháng 7, lại có thêm thánh lễ
ở giáo xứ Thái Hà.
Blogger
Nguyễn Tường Thụy, một người tham gia, cho biết lại những nhận xét
của ông về các thánh lễ hiệp thông với luật sư Lê Quốc Quân lâu nay cũng như
vào chiều hôm ngày 7 tháng 7 tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội:
Những buổi cầu nguyện cho Ls Lê Quốc Quân không chỉ
ở Thái Hà, Hà Nội mà ở nhiều giáo xứ trên cả nước. Hình như đã có hơn 30 buổi
cầu nguyện như thế ở các mức độ khác nhau; riêng nhà thờ Thái Hà đã có ba buổi,
buổi vào chiều hôm qua (7/7) là buổi thứ ba trước khi luật sư Lê Quốc Quân ra
tòa. Buổi lễ hôm qua (7/7) tôi rất cảm động vì buổi thánh lễ diễn ra hết sức
trọng thể, không khí trang nghiêm, đồng bào giáo dân, các giáo sỹ, các cha đến
rất đông đủ.
Tôi có thể nói buổi lễ cầu nguyện cho Lê Quốc Quân
hôm qua ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi không nghĩ những giáo dân, giáo sỹ,
các cha và bạn bè của luật sư Lê Quốc Quân tham gia đông đủ và nhiệt tâm đến
mức độ như vậy. Khuôn viên Nhà thờ chật người, người ta phải đứng tràn ra ngoài
để nghe qua loa phóng thanh.
Luật sư Lê Quốc Quân gốc từ địa phận Vinh nơi có
chừng nửa triệu tín đồ Công giáo sinh sống. Bản thân ông là một tín hữu thuần
thành, đồng thời là một người tích cực tham gia các sinh hoạt xã hội cũng như
giáo hội. Một nhiệm vụ mà ông từng tham gia là thành viên của Ủy ban Công lý-
Hòa bình của giáo phận.
Là doanh nhân, ông cũng là một trong những người
khởi xướng Nhóm Doanh Trí, tức doanh nhân, trí thức Công giáo Việt Nam.
Ngoài việc công khai lên tiếng cho dân chủ, nhân
quyền tại Việt Nam, ông cũng ủng hộ những người đấu tranh khác tại Việt Nam.
Một minh chứng là hồi ngày 4 tháng 4 năm 2011 khi diễn ra phiên xử sơ thẩm tiến
sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tại nơi mà ngày 9/7 ông cũng phải có mặt là tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội, ông đã đến dự tòa, đã lên tiếng về sự ngăn trở và lực
lượng công an, an ninh đã bắt ông với bác sỹ Phạm Hồng Sơn tại đó.
Đến tham
dự tòa
Không chỉ dừng lại ở việc cầu nguyện, hiệp thông với
luật sư Lê Quốc Quân, mà những người ủng hộ ông còn có kế hoạch đến tham dự
phiên tòa được cho là công khai vào ngày 9 tháng 7 ở Hà Nội. Dù rằng họ biết rõ
dù phiên xử được gọi là công khai nhưng cũng sẽ như những phiên tòa xử những
thành phần bất đồng chính kiến khác, công an và lực lượng an ninh sẽ ra sức
ngăn chặn.
Blogger
Nguyễn Tường Thụy nói về điều đó:
Chắc chắn chúng tôi đến phiên tòa, nhưng cũng chắc
chắn chúng tôi sẽ không được vào tòa. Đã đành thế, nhưng chúng tôi cũng sẽ
không được đến gần tòa. Mọi lần như vụ xử luật sư Cù Huy Hà Vũ, người ta chặn
từ ngã tư Bà Triệu cho đến ngã tư Quán Sứ, đường Hai Bà Trưng. Tôi từng đứng
cách xa tòa ngoài khu Quán sứ vẫn cứ bị đuổi. Chúng tôi chỉ đến để gần luật sư
Lê Quốc Quân hơn thôi, chứ chúng tôi không mong rằng được vào phiên tòa hay
nghe phiên tòa. Thế nhưng chúng tôi thấy gần Lê Quốc Quân hơn và chúng tôi nghĩ
rằng Lê Quốc Quân cũng cảm nhận được điều đó.
Lên
tiếng về sự vô tội
Trước khi phiên xử diễn ra, nhiều nhận định được nêu
ra. Theo đó có những ‘bất thường’ trong vụ án của luật sư Lê Quốc Quân. Một bài
phân tích trên trang mạng Dân Luận nêu ra 5 điểm khuất tất liên quan đến tố
tụng. Thứ nhất việc bắt giữ người của cơ quan điều tra. Thứ hai, cơ quan chức
năng không cho phép gia đình mà cụ thể là vợ của luật sư Lê Quốc Quân đặt tiền
thay thế biện pháp ngăn chặn, tức tạm giam trong vụ án trốn thuế như thế. Thứ
ba, cơ quan điều tra thu giữ con dấu của công ty do ông Lê Quốc Quân làm giám
đốc bị cho là vi phạm luật doanh nghiệp; thế rồi nhiều tài liệu, đồ vật không
liên quan đến vụ án cũng bị thu giữ.
Gia đình đã có văn bản đề nghị về việc trả lại gửi
cho điều tra viên nhưng không được trả lời. Thứ tư từ khi bị bắt tạm giam hồi
ngày 27 tháng 12 năm ngoái đến nay, vợ của luật sư Lê Quốc Quân có đề nghị được
gặp chồng tại trại giam nhưng không được và sự từ chối như thế vi hạm các qui
định của luật pháp Việt Nam về quyền thăm gặp thân nhân của người bị tạm giam,
tạm giữ. Điều thứ 5, luật sư Lê Quốc Quân bị phân biệt đối xử trong thời gian
tạm giam như bị bố trí nằm gần nhà vệ sinh trong buồng giam 60 mét vuông với 42
người trong đó; ông cũng không nhận được sách báo, kinh thánh theo như yêu cầu.
Một luật sư ẩn danh phân tích vụ án đối với luật sư
Lê Quốc Quân là một vụ án chính trị dù mang danh nghĩa là ‘trốn thuế’. Vị luật
sư ẩn danh đưa ra bài viết lên mạng nêu ra 8 điểm để chứng minh đó là một vụ án
chính trị. Vị luật sư này nêu rằng viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội
trong quyết định gia hạn thời hạn điều tra vụ án hình sự đối với luật sư Lê
Quốc Quân ghi rằng quyết định khởi tố vụ án hình sự số 38 ngày 25 tháng 12 năm
2012 là của cơ quan an ninh điều tra.
Trong quá trình điều tra, hầu hết những người tham
gia đều tư Cơ quan An Ninh Điều Tra chứ không phải Cơ quan Cảnh sát Điều tra
tiến hành cho tội danh trốn thuế. Việc Ban giám đốc CA thành phố Hà Nội thành
lập một Ban chỉ đạo điều tra vụ án cũng cho thấy bất thường đối với một vụ án
trốn thuế. Trong quá trình điều tra xét hỏi, luật sư không được tham gia mà chỉ
được tham gia từ khi kết thúc điều tra. Biện pháp này chỉ áp dụng theo điều 58
Bộ Luật hình sự Việt Nam trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội
xâm phạm an ninh quốc gia.
Blogger
Nguyễn Tường Thụy đưa ra nhận xét khái quát về luật sư Lê Quốc Quân
như sau:
Tôi đánh giá luật sư Lê Quốc Quân là người yêu nước
và yêu đồng bào của mình.
Luật sư Lê Quốc Quân từng bị bắt đến nay là lần thứ
ba. Hai lần trước một lần hồi ngày 7 tháng 3 năm 2007 sau khi ông đi dự khóa
học của tổ chức hỗ trợ dân chủ tại Mỹ về. Lần đó ông bị khởi tố theo điều 79 Bộ
Luật Hình sự Việt Nam với tội danh ‘tổ chức hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân’. Thế nhưng ba tháng sau ông được trả tự do. Lần thứ hai như đã nói
ông bị bắt khi đến tham dự phiên tòa sơ thẩm xử tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ. Chín
ngày sau ông cùng bác sỹ Phạm Hồng Sơn được thả ra. Lần thứ ba, ông bị bắt khẩm
cấp hồi ngày 27 tháng 12 năm ngoái với cáo buộc trốn thuế theo điều 161 Bộ Luật
Hình sự.
Những người quan tâm đang chờ tòa án thành phố Hà
Nội vào ngày mai tuyên án thế nào đối với một người làm ăn lương thiện, năng nổ
hoạt động xã hội trong cả hai lĩnh vực đạo và đời; cũng như hăng hái chống
những hành động bá quyền gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam.
---------------------------------
RFA
2013-07-08
2013-07-08
Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội ra thông báo hoãn phiên
tòa xử luật sư Lê Quốc Quân vào ngày hôm nay.
Theo dự kiến phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân
về tội trốn thuế sẽ diễn ra vào ngày mai, mùng 9/7.
Tuy nhiên, 1 ngày trước khi phiên tòa diễn ra, Tòa
án Nhân dân TP. Hà Nội ra thông báo phiên tòa sơ thẩm tạm hoãn vì chủ tọa phiên
tòa là Thẩm phán Lê Thị Hợp bị cảm đột xuất, phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện và
cần phải được bác sĩ theo dõi sức khỏe.
Luật sư Lê Quốc Quân, sinh năm 1971 là một nhà hoạt
động tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, bị Nhà nước truy tố về tội “Trốn
thuế” theo quy định tại Khoản 3, Điều 161 Bộ Luật Hình sự. Số tiền bị cho là
trốn gần 440 triệu đồng.
Việc bắt giữ và quy kết tội “Trốn thuế” của chính
phủ VN đối với luật sư Lê Quốc Quân gây ra sự phản đối gay gắt của công luận
trong nước và thế giới.
Một số chính phủ và các tổ chức nhân quyền quốc tế
kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho LS Lê Quốc Quân.
Văn bản đóng dấu của Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội về việc hoãn phiên tòa
ngày mai 9 tháng 7, 2013. Source
nguyenxuandien
No comments:
Post a Comment