BBC
Cập nhật: 14:53 GMT -
thứ hai, 8 tháng 7, 2013
Cuba ám chỉ có thể ủng hộ đơn xin tị nạn của người tiết
lộ tin tình báo Mỹ, Edward Snowden, người đã ở sân bay Moscow trong tuần thứ
ba.
Lãnh đạo Cuba Raul Castro tuyên
bố hôm 7/7: “Chúng tôi ủng hộ chủ quyền của Cộng hòa Bolivar Venezuela và các
nước khu vực để cấp quy chế tị nạn cho những người bị trừng phạt vì lý tưởng.”
Cuba là điểm dừng chân quan
trọng từ Nga sang châu Mỹ Latin.
Các nước trong vùng như
Bolivia, Venezuela và Nicaragua nói họ có thể cho người chạy trốn 30 tuổi được
tị nạn.
Mặc dù vậy, không rõ làm thế
nào Snowden sẽ có thể rời khỏi Nga.
Sứ quán ba nước châu Mỹ tại
Moscow, hôm 8/7, nói không có diễn biến nào mới để giúp Snowden thoát khỏi phi
trường Sheremetyevo.
Nga đang phải tìm kiếm sự cân
bằng, nói sẽ không trục xuất Snowden nhưng cũng nhấn mạnh không muốn tổn hại
quan hệ với Washington.
Dự kiến Tổng thống Nga Vladimir
Putin sẽ họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong tháng Chín.
Một tờ báo Nga, Kommersant, dẫn
lời một nguồn tin nói ông Obama sẽ không đến Moscow nếu Snowden khi đó còn ở
phi trường.
Theo giới phân tích, ngay cả
khi Snowden có hộ chiếu hay giấy tờ mới để bay sang châu Mỹ Latin, máy bay cũng
vẫn có thể bị buộc dừng lại khi đi qua không phận châu Âu.
-------------------------------------------------
Thứ hai 08 Tháng Bẩy 2013
Vào lúc cựu nhân viên tình báo
Mỹ Edward Snowden vẫn sống tại khu quá cảnh sân bay quốc tế Matxcơva để chờ xin
đi tị nạn ở một nước thứ ba, các tiết lộ của nhân vật này liên tiếp xuất hiện
trên báo chí quốc tế: Dường như tình báo Đức và của một số nước Châu Âu có hợp
tác với Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) trong việc theo dõi internet và nghe
lén.
Theo tiết lộ của Edward Snowden
trong một cuộc trả lời phỏng vấn vừa được đăng trên tạp chí Đức Der Spiegel
tuần này, các nhân viên của NSA hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp Đức và với
đa số các nước Châu Âu khác.
Cựu nhân viên tình báo Mỹ cho
biết: « Các cơ quan tình báo khác không hỏi chúng tôi lấy thông tin từ đâu
ra và chúng tôi cũng không hỏi họ về điều này. Chúng tôi làm như vậy là để bảo
vệ các lãnh đạo chính trị của họ » trong trường hợp có những chỉ trích về
cách thức các cơ quan tình báo xâm phạm đời tư của mọi người trên thế giới,
trên một phạm vi rộng lớn.
Tuần báo Der Spiegel tiến hành
điều tra, theo đó, cơ quan tình báo liên bang Đức dường như đã tận dụng các
công cụ tin học của Mỹ để phân tích những cơ sở dữ liệu của mình. Mặt khác,
tình báo Đức cũng gián tiếp trao cho các đồng nghiệp Mỹ rất nhiều dữ liệu và
thông tin đến từ vùng Trung Cận Đông.
Cơ quan bảo vệ Hiến pháp của
Đức đã mở điều tra. Chịu trách nhiệm về phản gián, cơ quan này phải đánh giá
mức độ thâm nhập của Hoa Kỳ vào các hệ thống tình báo và phản gián của Đức.
Lãnh đạo cơ quan phản gián Đức trấn an: « Cho tới lúc này, chúng tôi không
hề có thông tin gì cho thấy các đầu mối thông tin tại Đức bị NSA do thám ».
Trong bối cảnh đầy nghi ngờ
này, tạp chí Der Spiegel bày tỏ lo ngại về các khiếm khuyết của các cơ quan an
ninh Đức, trong khuôn khổ hai dự án được tiến hành trên lãnh thổ Đức. Dự án thứ
nhất liên quan đến việc xây dựng một căn cứ phục vụ tình báo Mỹ và dự án thứ
hai là lập một trung tâm phân tích thông tin tình báo của Đức, cả hai dự án đều
do Hoa Kỳ thực hiện.
Edward Snowden còn cho tuần báo
Đức biết thêm là các đồng minh thân cận của Mỹ đôi khi còn có những hoạt động
đi xa hơn cả NSA, bất chấp tất cả, miễn là có được thông tin. Ví dụ, chương
trình Tempora của cơ quan quản lý thông tin thuộc chính phủ Anh nổi tiếng với
khả năng thu thập mọi thông tin « bất kể chúng từ đâu tới và bất kể các vi
phạm pháp luật. Nếu bạn gửi một gói dữ liệu tới Anh, chúng tôi sẽ có. Nếu bạn
tải nạp một chương trình nào đó từ máy chủ đặt tại Anh, chúng tôi cũng sẽ
chương trình này ».
Theo báo Le Monde, số ra ngày
05/07, cũng dựa theo tiết lộ của Edward Snowden, cơ quan tình báo Pháp DGSE
cũng theo dõi, thu thập bất hợp pháp các trao đổi thông tin qua điện thoại và
internet tại Pháp cũng như ở nước ngoài.
No comments:
Post a Comment