BBC
Cập nhật: 13:44 GMT - thứ tư, 3 tháng 7, 2013
Xuất hiện trực tiếp trên truyền hình, người đứng đầu lực
lượng quân đội tuyên bố đình chỉ hiến pháp.
Tướng Abdul Fattah Al-Sisi nói vị chánh án tòa hiến pháp
sẽ nắm quyền tổng thống, và một kỳ bầu cử sẽ sớm được tổ chức.
Tuyên bố này đồng nghĩa với việc Tổng thống Mohammed
Morsi không còn quyền lực nữa.
Người biểu tình phản đối ông Morsi tại Quảng trường
Tahrir đã reo hò vang trời để đáp lại lời phát biểu của tướng al-Sisi.
Đây là diễn biến mới nhất sau bốn ngày biểu tình rộng
khắp trên các đường phố nhằm phản đối ông Morsi, và sau khi tối hậu thư của
quân đội hết hạn vào chiều thứ Tư.
Kênh truyền hình thuộc Huynh đệ Hồi giáo của ông Morsi đã
cắt sóng vào lúc kết thúc bài phát biểu của tướng Sisi.
Chỉ ít phút sau đó, một thông báo xuất hiện trên trang
Facebook của ông Morsi, lên án bước đi của quân đội là "một cuộc đảo chính
quân sự".
Hiện không rõ ông Morsi đang ở đâu, nhưng có một tin ngắn
được đăng trên twitter với nội dung kêu gọi người dân và quân đội hãy bảo vệ
pháp luật và hiến pháp.
Sau tuyên bố của Tướng Sisi, cả Giáo chủ Tawadros II,
người đứng đầu Giáo hội Thiên chúa cổ Ả rập, và nhân vật hàng đầu trong hàng
ngũ đối lập, Mohammed ElBarradei, đã có những tuyên bố ngắn gọn.
Ông Baradei nói lộ trình mới nhằm hướng tới hòa giải dân
tộc và thể hiện cho một khởi đầu mới của cuộc cách mạng tháng Giêng 2011.
Những người biểu tình chống ông Morsi trên các đường phố
Cairo hiện đang ăn mừng, đốt pháo bông sáng rực trời đêm.
Tuy nhiên, những người ủng hộ ông được biết đã hô vang:
"Không để quân đội cai trị."
Căng thẳng từ chiều
Trước đó, từ chiều hôm nay 3/7, người dân Ai Cập đã
căng thẳng chờ quân đội ra tuyên bố trên truyền hình sau khi thời hạn 48
giờ phía quân đội đưa ra cho việc tìm giải pháp xử lý cuộc khủng
hoảng ở nước này kết thúc.
Một phát ngôn nhân của Huynh đệ Hồi giáo, là phong
trào mà Tổng thống Mohammen Morsi đứng chân, đăng tin twitter rằng
"một cuộc đảo chính quân sự đầy đủ" đang diễn ra.
Tại Quảng trưởng Tahrir ở thủ đô Cairo, nơi hàng
chục ngàn người biểu tình tụ tập, người ta nghe thấy những tiếng reo
hò vang dội.
Phóng viên BBC tường thuật sự hiện diện quân sự
tại thủ đô đã tăng cao và người ta nhìn thấy xe thiết giáp đi lại
trên đường phố.
Tổng thống Mohammed Morsi lặp lại lời đề nghị của
mình, muốn có một chính phủ chia sẻ quyền lực, nhưng vẫn không chịu
từ chức.
Quân đội đã tiến hành các cuộc họp với các lãnh
đạo chính trị và tôn giáo để thảo luận về hướng đi sắp tới.
Tuy nhiên, đảng cầm quyền Tự do và Công lý - là
phái chính trị trong Huynh đệ Hồi giáo của ông Morsi - đã không tham
dự các cuộc họp này.
Tổng thống Morsi trước đó bác bỏ tối hậu thư đòi
ông "phải đáp ứng yêu cầu của nhân dân", nếu không sẽ phải
đối diện với sự can thiệp quân sự.
Ông nói ông là lãnh tụ hợp pháp của Ai Cập và
sẽ không thể bị buộc từ chức.
Kiểm soát đài truyền hình
Trước khi tới hạn chót, 16:30 giờ địa phương (14:30
GMT) chiều 3/7, quân đội đã kiểm soát tòa nhà đài truyền hình quốc
gia.
Các vụ đụng độ nổ ra tại các cuộc biểu tình
kình chống nhau trên toàn quốc hồi đêm qua, khiến ít nhất 16 người
phản đối ông Mohammed Morsi bị giết chết tại Đại học Cairo.
Phe chống ông Morsi nói ông và phong trào Huynh đệ
Hồi giáo của ông đang thúc đẩy nghị trình Hồi giáo cực đoan vào Ai
Cập, và ông cần phải từ chức.
Huynh đệ Hồi giáo nói hành động của quân đội là
một cuộc đảo chính.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình tối thứ
Ba, ông Morsi nói ông sẽ dành cuộc đời mình đấu tranh bảo vệ tính
chính danh của hiến pháp, và quy trách nhiệm về tình trạng bạo loạn
cho nạn tham nhũng và những tàn dư của chế độ cũ của ông Hosni Mubarak.
Trong một tuyên bố hôm thứ Ba, quân đội nói sẽ
"hy sinh kể cả máu của mình vì Ai Cập và nhân dân, để bảo vệ
họ khỏi những kẻ khủng bố, cực đoan hoặc ngu ngốc".
Có tin nói kế hoạch của quân đội nhằm tổ chức
bầu tổng thống mới, đình chỉ bản tân hiến pháp và giải thể quốc
hội.
Tuy nhiên, một nguồn tin quân sự nói với hạng tin
Reuters rằng thời điểm hết hạn sẽ chỉ đánh dấu cho mốc khởi đầu
các cuộc thảo luận.
Cái cơ chế tam quyền phân lập mà Mỹ thiết lập ở Ai Cập xem ra không thể đảm bảo cho tiến trình dân chủ ở nước này. Tổng thống Mohammed Morsi được dân bầu trực tiếp, hợp hiến nhưng lại dễ dàng bị quân đội lật đổ. Mỹ không hề phản đối hành động này. Lý do đơn giản mà ai cũng hiểu, vì Mỹ thấy Mohammed Morsi khó bảo cho nên không ủng hộ quân đội lật đổ ông ta. Hãy nhớ lại câu chuyện đẫm máu của Diệm-Nhu, rồi các bạn sẽ thấy có sự tương đồng.
ReplyDeleteSố phận của tổng thống Mohammed Morsi sẽ lại được những kẻ trong quân đội tự do phán quyết và sau đó tìm cách hợp pháp hóa bằng cách dùng tòa án hiến pháp để kết tội Mohammed Morsi. Tại sao quân đội có thể làm được điều đó? Vì hiện nay quân đội đang chỉ định một người đứng đầu tòa án Hiến pháp làm tổng thống. Do đó quan hệ giữa ông ta và quân đội là quan hệ khăng khít, ơn huệ. Vì thế một lời đề xuất của quân đội sẽ có thể được chấp nhận.
ReplyDeleteChúng ta thấy tình hình chính trị đang diễn ra phức tạp ở Ai
ReplyDeleteCập là như thế nào? thấy được đa nguyên đa đảng và phi chính trị hóa quân đội đã để lại những hậu quả như thế nào. Nó đã gây ra sự mất ổn định cho đất nước. Đây đang là lời cảnh báo của chế độ này.
Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đang thể hiện được những ưu việt nhất định. tình hình chính trị ổn định,. đất nước đang ngày càng phát triển, cuộc sống của nhân dân được đảm bảo và ngày càng phát triển, nhân dân tiên tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
ReplyDeleteChúng ta có thể thấy được những mô hình đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mà nước mỹ đang cố xây dựng và hậu quả của nó là như thế nào. Chính trị bất ổn định, đi vào bế tắc, cuộc sống của nhân dân gặp khó khăn. Ngược lại với điều đó ở các nước xã hội chủ nghĩa thì tất cả đang diễn ra ổn định.
ReplyDeleteĐây là một minh chứng cho sự sắp đi vào bế tắc của chế độ đa nguyên đa đảng. trước kia là Italia một mô hình kiểu mẫu của chế độ này, giờ tới Ai Cập, xảy ra tình hình chính trị không ổn định, nhân dân khổ cực. Đây đang là lời chuông cảnh tình cho chế độ đa nguyên đa đảng, không phù hợp với thực tiễn.
ReplyDeleteLại một nước có chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng đi vào bế tắc chính trị, đất nước hỗn loạn, sự tranh chấp quyền lực gây ra khó khăn cho đất nước. Tại sao lại theo chế độ này làm gì đẻ rồi phải khổ?? trong khi chế độ Cộng sản đang cho thấy sự ưu việt của mình, đang cho thấy có quá nhiều điều tốt đẹp như vậy
ReplyDelete