Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-07-02
2013-07-02
Việt
Nam luôn bảo lưu quan điểm chính trị và kinh tế không cần thiết phải song hành
trong khi khái niệm này được thế giới chứng minh ngược lại. Điều gì đang xảy ra
trong nền kinh tế và chính trị không thể đồng hành ấy? Mặc Lâm phỏng vấn Tiến
sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng để tìm câu trả lời.
Nhiều
tướng lĩnh lên tiếng
Mặc
Lâm: Thưa
ông, kinh tế và chính trị đối với các nước không cộng sản là cặp phạm trù tương
quan không thể tách rời. Đối với Việt Nam phải chăng hậu quả đang xảy ra xung
đột trên cả hai lĩnh vực kinh tế và chính trị?
TS.
Phạm Chí Dũng:
Câu hỏi của anh không chỉ có tính triết học mà còn cả về “thần học”. Vật chất
và ý thức thượng tầng luôn đi đôi và dính liền với nhau. Nhưng cái mà tôi muốn
đề cập là hình như đang có một thế lực “thần quyền” nào đó ở Việt Nam, đang
dụng tâm lấy ý thức và trên hết là ý thức hệ để làm mờ nhạt những xung đột xã
hội có nguy cơ sắp bùng nổ.
Hãy
tự hỏi, sau 38 năm từ ngày chấm dứt chiến tranh, dù rằng GDP và đời sống người
dân luôn được báo cáo là “năm sau tăng cao hơn năm trước”, nhưng nạn tham nhũng
và mức sống dân tình vẫn tỷ lệ nghịch với nhau như thể theo cấp số nhân.
Chưa
bao giờ nhóm lợi ích và chủ nghĩa thân hữu lại bộc lộ nanh vuốt của chúng một
cách lộ liễu, bài bản và thủ đoạn như hiện nay – như một hình ảnh mà người
phương Tây đã đúc kết là “chủ nghĩa tư bản dã man”. Cũng chưa bao giờ hố phân
cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội lại lớn đến như thế này.
Thế
thì cứ mãi “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh” để làm gì? Điều gì sẽ có ích từ lời
dạy của tiền nhân nếu không được nhập tâm tới nơi tới chốn đối với lớp hậu bối
để trở thành “công bộc” xứng đáng?
Xung
đột giai cấp cũng từ đó mà khơi nguồn. Xung đột tư tưởng và những gì thuộc về
thượng tầng cũng bắt nguồn từ xung đột giai cấp. Hậu quả cho đến nay của kinh
tế và nền chính trị mà anh hỏi cũng là một cặp phạm trù mang tính hệ lụy tất
yếu.
Chúng
ta hãy quay trở lại với biểu đồ “suy thoái tư tưởng” của nền kinh tế từ những
năm 2005-2006 đến nay. Cách đây 7-8 năm, tình hình kinh tế vẫn còn trong sức
chịu đựng của người dân, tham nhũng lộ diện nhưng chưa hoành hành lộ thiên như
bây giờ. Còn hiện nay, dường như mọi việc đang mất kiểm soát, không ai đứng ra
trị tham nhũng, không ai dám chịu trách nhiệm về một nền kinh tế lụn bại và bị
lũng đoạn từ trong ra ngoài.
Thế
thì chính trị đi xuống cũng là tất yếu thôi. Hệ lụy ấy - một người dân bình
thường cũng có thể nhìn thấy còn rõ hơn đêm giữa ban ngày. Ở vỉa hè, người dân
công khai nói về những mâu thuẫn trong nội bộ đảng, không chỉ về một đồng chí X
nào đó mà còn cả về các nhóm và phe phái đang đấu tranh với nhau, nhưng không
phải là cuộc tranh đấu để có hạnh phúc giai cấp như Mác nói, mà là vì động cơ
cá nhân.
Mặc
Lâm: Có
phải xuất phát từ những điều như ông vừa nói làm cho sự lên tiếng ngày càng
nhiều của những tướng lãnh đã về hưu hay các nhà cách mạng lão thành trong thời
gian gần đây?
TS.
Phạm Chí Dũng:
Nhiều tướng lĩnh về hưu và cách mạng lão thành đã phải thốt lên là chưa bao giờ
Đảng bị phân hóa như hiện nay, chưa bao giờ mầm mống xung đột trong Đảng xuất
hiện dày đặc đến thế trong bối cảnh chân đứng chính trị của Đảng đang trở nên
mong manh hơn lúc nào hết.
Những
vị tướng lĩnh lão thành như Nguyễn Quốc Thước và Nguyễn Trọng Vĩnh đều là nhân
chứng sống động cho rạng bình minh đã lướt qua và ráng hoàng hôn đang ập đến.
Đó
là cái gì, nếu không phải là một dạng đồng pha giữa đồ thị lao dốc của kinh tế
với biểu đồ suy thoái của chính trị? Nhưng ở một thái cực ngược lại, chưa bao
giờ kinh tế và chính trị, hay nói chính xác hơn là chính trị với kinh tế, lại
bị lại tách rời đến thế này. Dường như chính khách chỉ là chính khách mà quên
bẵng mình là “công bộc”, và người ta lo lắng đến chức phận của mình hơn hẳn
chuyện cơm no áo ấm của nhân dân.
Hãy
trở lại câu hỏi của anh, trong đó nêu rằng ở các nước phát triển, mối quan hệ
giữa kinh tế và chính trị là không thể tách rời. Còn nếu sự tách rời đó đang và
sẽ xảy ra ở Việt Nam thì sự thể sẽ như thế nào?
Hiển
nhiên, ai cũng thấy là một nền chính trị sẽ không thể giữ được chân đứng vững
chắc nếu nó tách rời cơ sở hạ tầng kinh tế, thoát ly cái chức trách lo lắng cho
đồng bào của mình.
Làm
sao để thay đổi?
Mặc
Lâm: Ông
dự đoán thế nào nếu ông Thống đốc ra đi? Một nền kinh tế tươi mới hơn hay cần
thời gian chuyển tiếp chờ đợi người kế vị rửa sạch những gì mà ông Bình để lại?
TS.
Phạm Chí Dũng:
Thành thật mà nói, tôi cũng không dám hy vọng rằng bỏ đi một nhân vật như Thống
đốc Nguyễn Văn Bình có thể làm cho tình hình kinh tế tốt hơn, nhất là với bệnh
trạng các huyết mạch tài chính đã xơ vữa cùng tắc nghẽn, luôn chực chờ một sang
chấn bùng vỡ.
Tôi
hiểu câu hỏi của anh và tâm tư của những người mà tôi có thể đồng cảm. Không
phải vì những người này không quá chán ngán não trạng và cung cách của giới
quan chức lợi ích và những người theo chủ nghĩa thân hữu, mà có thể họ chưa tìm
được một lối ra nào từ thực trạng mà họ coi là “đánh bùn sang ao”. Thay kẻ này
thì sẽ có ngay một kẻ khác trám vào, có khi còn tệ hơn nữa - họ nghĩ thế.
Nhưng
bài toán đang thắt nút tại điểm sinh tử của nó: nếu những lãnh đạo vô trách
nhiệm không ra đi thì ai sẽ phải đi ra? Người dân chăng? Mà nhân dân thì còn
nơi nào để mà đi khi mọi nơi đều là quan chức, và hơn thế, mọi nơi đều vang lên
tiếng chuông báo động về nạn quan chức lộng hành nhũng nhiễu.
Sự
thay đổi tối thiểu, khả dĩ nhất và an toàn nhất đối với Đảng và Chính phủ là
cần từ bỏ chế độc quyền kinh doanh và độc quyền quản lý tài chính – điều mà
chính Quốc hội cũng đã một số lần phải lên tiếng. Nhưng sự lên tiếng này vẫn
còn quá nhỏ nhẹ trong thời buổi âm thanh lũng đoạn ồn ã hơn rất nhiều.
Nhưng
nói gì thì nói, hãy nên bắt đầu từ việc nhỏ với những kết quả nhỏ, bởi những
người muốn có một sự thay đổi mang tính cải tổ ngay lập tức sẽ phải rước lấy
nỗi thất vọng tức thì. Trong bối cảnh chính trị “đồng hành” với kinh tế như thế
này, thật khó có thể xảy ra một biến đổi nào đủ lớn để thỏa mãn một phần nhỏ
yêu cầu dân quyền và dân sinh, ít ra cho đến năm 2015.
Mặc
Lâm: Ông
có chờ đợi một thay đổi chính trị nào từ phía chính phủ để kích hoạt nền kinh
tế hiện nay?
TS.
Phạm Chí Dũng:
Một thay đổi nào đó, nếu có, theo tôi chỉ có thể xảy đến từ Chính phủ. Nếu 2008
là thời điểm khởi đầu cho chu kỳ lao dốc của đường biểu diễn kinh tế quốc gia,
thì biểu đồ suy thoái niềm tin công dân đối với Chính phủ cũng song hành không
kém thua về khía cạnh bĩ cực.
Chưa
bao giờ trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam lại có một chính phủ, với một bộ
máy công quyền đậm dấu ấn tư quyền và quá tươi hồng trong công tác tham mưu, bị
sói mòn niềm tin xã hội đến như thế.
Uy
tín cá nhân thủ tướng cũng vì thế bị “giảm sút nghiêm trọng” – như tổng kết của
không ít nhà phân tích chính trị trong nước và quốc tế. Nhưng tôi cho rằng tính
từ “nghiêm trọng” còn mang hàm ý khiêm tốn, nếu tổ chức một cuộc trưng cầu ý
dân thật sự công khai và minh bạch.
Thật
quá rõ, một bộ máy tham mưu như các bộ ngành hiện thời là quá khó cho bất cứ
thủ tướng nào trên thế giới để lấy lại những gì đã mất.
Mặc
Lâm: Xin
cám ơn ông.
No comments:
Post a Comment