Sunday, 16 June 2013

[SAU PHẠM VIẾT ĐÀO] "AI SẼ LÀ NGƯỜI KẾ TIẾP" (Chris Brummitt - AP)





Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
17/06/2013 / No Comments

HÀ NỘI, Việt Nam – Công an Việt Nam đã bắt giữ một trong những blogger nổi tiếng vì ông có các bài viết chỉ trích chính quyền cộng sản. Đây là trường hợp bắt giam mới nhất trong chiến dịch đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​trên mng Internet trong chế độ mt đảng ti nước châu Á này.

Việc bắt giữ ông Phạm Viết Đào, năm nay 61 tuổi, cho thấy Đảng Cộng sản vẫn xem các hoạt động trên Internet là một mối đe dọa. Cho đến một vài năm trước đây, đảng đã giành độc quyền các kênh thông tin trong nước. Nhưng hiện nay, số lượng người sử dụng Internet ngày càng đông và chính sách tuyên truyền của đảng đang thất bại vì hàng triệu người có thể tìm kiếm thông tin qua Facebook hoặc các trang blog.

Tính đến thời điểm hiện nay, Hà Nội đã bắt giữ 38 blogger cũng như các nhà hoạt động dân chủ, gần bằng số người bị bắt trong cả năm 2012. Chính phủ các nước phương Tây dẫn đầu là Hoa Kỳ đã chỉ trích mạnh mẽ các cuộc đàn áp và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà hoạt động nhưng Hà Nội vẫn chưa có sự thay đổi cụ thể nào.

Ông Phạm Viết Đào bị bắt tại nhà riêng của ông ở Hà Nội hôm thứ Năm về tội “lạm dụng quyền tự do dân chủ”, Bộ Công an chính thức thông báo trên trang web của họ. Khung hình phạt theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự có thể lên đến bảy năm tù giam.

Ông Đào là một cựu quan chức chính phủ và thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đồng thời cũng là chủ trang blog thường xuyên có các bài viết chỉ trích các lãnh đạo Việt Nam. Hiện trang web này không thể truy cập được, dường như bị chặn bởi chính phủ Việt Nam.

Trong bài phát biểu ở một cuộc hội thảo hồi năm ngoái, ông Đào cho biết phương tiện truyền thông xã hội ở Việt Nam đang được “tô điểm thêm cho những thiếu sót và những khuyết tật của truyền thông chính thống trong cả nước”, trong đó báo chí nhà nước chỉ miêu tả “xã hội tốt đẹp và hoàn hảo một cách giả tạo”.

“May mắn thay, với sự bùng nổ của mạng Internet, nhiều cá nhân và các blogger đã trở thành nhà báo”, ông nói, dựa theo một văn bản trong bài phát biểu của ông được đăng trên một trang blog bất đồng chính kiến khác hôm ​​th Sáu va qua.

Chính phủ Việt Nam hiện đang phải chịu nhiều áp lực vì quản lý nền kinh tế yếu kém. Việt Nam từng được mệnh danh là một trong những thị trường nổi bật nhất khu vực châu Á. Các doanh nghiệp nhà nước có các mối quan hệ chính trị thường được cấp phép để vay các khoản nợ khổng lồ trong vài năm qua, trong khi đó thì các doanh nghiệp này không sản xuất được những mặt hàng nào có giá trị, dẫn đến tình trạng kinh tế trì trệ.

Nguyễn Quang A, một chuyên gia kinh tế thẳng thắn cho biết rằng, việc bắt giữ ông Đào là một trong những nỗ lực của chính phủ nhằm răn đe mọi người hãy “im miệng” nhưng hành động này lại phản ánh sự yếu kém của chính họ.

“Ai sẽ là người kế tiếp?” ông hỏi. “Khi ai đó đang ở thế yếu nhưng lại muốn thể hiện mình mạnh mẽ thì họ thường làm những việc như thế này”.

Trong một buổi chất vấn trước Quốc hội được quay trực tiếp trên truyền hình hôm thứ Năm vừa rồi, một bộ trưởng trong chính phủ cho biết rằng Internet đã mang lại lợi ích rất lớn cho Việt Nam kể từ khi được đưa vào hoạt động năm 1997, nhưng ông cảnh báo về các tác động tiêu cực và các ý kiến bất đồng trên các trang mạng.

“Gần đây, các phần tử cơ hội trong nước và các thế lực thù địch ở nước ngoài đã lợi dụng Internet để truyền bá thông tin phá hoại đất nước, xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước ta”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Sơn cho biết.

Việt Nam hiện có khoảng 31 triệu người sử dụng Internet, trong đó khoảng 73%  trong số họ đang ở dưới độ tuổi 35. Dân số Việt Nam hiện nay là 90 triệu người.

Không giống như Trung Quốc, chính phủ Việt Nam không thể lập tường lửa hoặc chặn người sử dụng truy cập đến các trang web. Vấn đề của Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn phức tạp vì kinh doanh Internet và thương mại là một phần quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai, nhưng đàn áp các quyền tự do Internet cũng sẽ dẫn đến việc làm suy giảm các triển vọng này.

Các công ty Internet của Hoa Kỳ như Google và Facebook muốn làm kinh doanh ở trong nước nhưng lại tỏ ra rất thận trọng với môi trường pháp lý tại đây. Blog của ông Đào hiện đang sử dụng giao diện Blogger thuộc Google.

Một blogger nổi tiếng khác cũng đã bị bắt hồi tháng trước với các cáo buộc tương tự như ông Đào. Tuy nhiên, cho đến nay ông vẫn chưa được đưa ra xét xử. Trong khi đó, một blogger khác đang phải chịu án tù 12 năm giam. Chính phủ cho biết Việt Nam không có ai bị bỏ tù vì bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa mà chỉ có những người vi phạm pháp luật.

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC




No comments:

Post a Comment

View My Stats