Sa Đồng (Saigon Tiep Thi)
Ngày 28.06.2013,
06:20 (GMT+7)
http://sgtt.vn/Tieu-dung/178974/Do-nuong-huong-gay-mui…-chet.html
SGTT.VN
- Dạo gần đây, đường sá TP.HCM thêm phần nhộn nhịp với các quán cơm trưng sát
lề cái bếp nướng sườn thơm nức mũi khách bộ hành. Mấy ai biết cái mùi hấp dẫn
ấy chưa chắc đến từ thịt gặp lửa mà từ chợ... Kim Biên.
Hấp dẫn chưa!
Hoá
chất “hương thịt”
Chị
Ánh, chủ quán cơm tấm đêm ở khu vực bùng binh Cây Gõ (quận 11) thắc mắc: “Định
mở quán, năn nỉ muốn gãy lưỡi mà bà bán cơm trong xóm không chịu chỉ bí quyết
ướp sườn ngon, tui phải tốn cả triệu đồng để mua bí quyết ướp sườn. Vậy mà bây
giờ đi đâu cũng thấy người ta nướng sườn thơm phức đầy đường?” Tương tự, ông
Bình (quận Bình Thạnh) cằn nhằn bà vợ vốn cũng là cao thủ bếp núc: “Sao người
ta nướng sườn thơm quá, còn món sườn bà nướng ở nhà không bằng vậy?” Nhưng anh
Tài xe ôm, thường đi sớm về khuya, vốn mê món cơm sườn nướng lại cảnh báo:
“Đừng ham ăn đồ nướng nhe, toàn ướp hoá chất mới thơm đó!”
Không
biết lời cảnh báo của anh Tài có cơ sở hay không, nhưng quả thật ra chợ Kim
Biên (quận 5) mua chất ướp đồ nướng dễ như… ăn cơm sườn. Người bán gọi loại hoá
chất này là “hương thịt” vì có mùi
như thịt, thoảng mùi thơm của món nướng. Hoá chất có hai dạng: bột và dung
dịch. Dạng bột có màu trắng hoặc vàng kem, giá 30.000 – 80.000đ/100g; dạng dung
dịch có giá 30.000 – 35.000đ/100g. Tất cả đều được đóng trong can hoặc bịch,
không hề có nhãn mác. Khách mua lẻ, người bán chiết qua chai nhỏ hoặc đóng sẵn
bịch nhỏ để bán. Theo người bán, đây chỉ là hương liệu giúp tạo mùi thơm nên
vẫn phải nêm gia vị. Sử dụng một muỗng nhỏ ướp cho một ký thịt, có thể ướp hẳn
vào thịt hoặc phết bên ngoài khi nướng. Có lẽ do không quen mùi hoá chất, sau
khi tiếp xúc chúng tôi có cảm giác choáng, buồn nôn, khó chịu. Phải rửa tay
bằng xà bông nhiều lần mùi hoá chất mới phai bớt.
Thạc
sĩ Bùi Thị Minh Thuỷ, nguyên giảng viên chính khoa công nghệ hoá học và thực
phẩm đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết, chất tạo ra mùi thơm tự nhiên
của thịt có tên hoá học là hypoxanthin.
Có thể tổng hợp hoá chất ra tổ hợp thơm hypoxanthin, nhưng cụ thể là loại hoá
chất nào thì phải tiến hành thí nghiệm mới xác định được. “Nguyên liệu tự
nhiên có thể thải ra ngoài cơ thể, còn hoá chất thì không thể thải ra mà tồn
đọng lại trong tế bào. Đó cũng là nguyên nhân số người bị bệnh ung thư ngày
càng nhiều”, thạc sĩ Minh Thuỷ lưu ý. Theo tiết lộ của một người
trong giới hoá thực phẩm, có dạo loại hương liệu thịt này được một số đối tượng
tẩm ướp vào đũa tre làm giả chà bông, ướp vào giấy carton làm giả thịt, tạo mùi
thịt cho món chay…
Một chai “hương
thịt”.
Thần
chết đứng cạnh bàn ăn
Tại
các siêu thị, các chợ đều có thể dễ dàng tìm thấy các gói gia vị ướp đồ nướng
từ nguyên liệu tự nhiên của các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Nếu so với
hương liệu hoá chất thì gói gia vị tự nhiên có giá rẻ hơn hoặc tương đương, nên
hám lời không phải là lý do người bán đồ nướng sử dụng hoá chất để tẩm ướp.
Lý
giải vấn đề này, giảng viên Đỗ Thị Kim Quyên, bộ môn chế biến món ăn đại học
Hoa Sen, TP.HCM cho biết: bất cứ món ăn nào khi đang nóng đều có màu sắc đẹp và
mùi thơm, nhưng đến lúc nguội thì không còn giữ nguyên sắc thái ban đầu. Trong
khi đó, nếu ướp bằng hoá chất thì món ăn vẫn giữ được mùi thơm và màu sắc tươi
nguyên mặc dù đã chế biến trước đó nhiều giờ.
Giảng
viên Kim Quyên cho biết thêm, hoá chất tẩm ướp vào nguyên liệu nướng rất khó
nhận ra, tuy nhiên, có thể dựa vào đặc tính giữ đồ nướng thơm lâu của hoá chất
để phân biệt. Chẳng hạn, sử dụng gia vị tự nhiên như tỏi, mật ong, dầu ôliu… sẽ
giúp món sườn nướng có màu vàng bóng, thơm ngon, nhưng chỉ sau khoảng 10 phút,
miếng sườn nướng sẽ bị sậm màu, nhìn không đẹp, không còn mùi thơm và tươi như
lúc mới chế biến. Nên nếu
để nguội mà miếng sườn vẫn còn mùi thơm, màu vàng bóng bắt mắt thì chắc chắn có
sử dụng hương liệu hoá chất. Dù vậy, thực tế đa số những người mê món
nướng đều thích ăn nóng và nướng bằng lửa than, dù từ lâu các bác sĩ đã cảnh
báo khả năng ung thư khi ăn nhiều đồ nướng bị cháy khét do nướng trực tiếp trên
lửa.
Khỏi
phải nói, đồ nướng tẩm hoá chất không còn là nguy cơ mà giống như thần chết
đang đứng cạnh bàn ăn!
bài
và ảnh: Sa Đồng
“Nếu
để nguội mà miếng sườn vẫn còn mùi thơm, màu vàng bóng bắt mắt thì chắc chắn
có sử dụng hương liệu hoá chất”.
|
No comments:
Post a Comment