Lê Phan
Saturday,
June 29, 2013 12:51:48 PM
Mấy
ngày nay tên tuổi của Viện Ðại Học Thammasat đã được nhắc nhiều liên quan đến
Việt Nam. Số là viện đại học khá nổi tiếng này của Thái Lan đã quyết định cấp
bằng tiến sĩ danh dự cho Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của đảng Cộng Sản Việt
Nam.
Thực ra việc một viện đại học cấp bằng tiến sĩ danh dự cho một chính trị gia ngoại quốc là chuyện không có gì để làm to chuyện, dầu cho nhân vật đó có xứng đáng hay không. Riêng ở Thái Lan, nếu Viện Ðại Học Chulalongkorn tuyên bố cấp bằng tiến sĩ danh dự cho ông Trọng thì chắc cũng chẳng có ai làm ồn. Nhưng Thammasat thì khác! Lý do là vì tiếng tăm cũ của Thammasat.
Tôi biết đến Thammasat trong thời thập niên 1990 khi Thammasat một lần nữa nổi tiếng. Tùy theo chính kiến, người ta sẽ bảo Thammasat là hang ổ của “phản động” hay là cái nôi của phong trào dân chủ. Nhưng Thammasat nổi tiếng nhất trong giai đoạn bùng nổ năm 1973 và trong cuộc thảm sát năm 1976.
Chào đời với một cái tên rất kỳ lạ, viện đại học về Ðạo đức và Khoa học Chính trị, Thammasat là sáng kiến của Pridi Banomyong, người vẫn được ca tụng là cha đẻ của nền dân chủ Thái. Ra đời vào năm 1934, chỉ hai năm sau cái được gọi là cuộc Cách Mạng Xiêm năm 1932, và 18 năm sau khi Viện Ðại Học Chulalongkorn được thành lập, Thammasat khởi đầu là một viện đại học tự do, với 7,094 người ghi tên học. Ðây là giai đoạn mà Viện Ðại Học Chulalongkorn, viện đại học của Hoàng Gia mỗi năm chỉ có 68 sinh viên tốt nghiệp. Thammasat được mở ra trên nguyên tắc là nhà nước phải mở đường học vấn cho dân vì cho đến lúc đó học vấn là đặc quyền của hoàng gia. Với một nguồn gốc như vậy, cũng chẳng lạ gì khi một bạn đồng nghiệp người Thái của tôi, tốt nghiệp từ Thammasat, vẫn thường tự hào mình xuất thân từ cái nôi của cách mạng dân chủ Thái Lan.
Thammasat lúc đầu chỉ có mỗi bằng cử nhân với nhấn mạnh vào nghiên cứu luật pháp, và những môn trước kia bị cấm cản như kinh tế và chính trị học, cùng với một chứng chỉ tương đương cử nhân về kế toán. Ít lâu sau, bằng cao học về cả ba môn luật, chính trị và kinh tế học và sau đó bằng tiến sĩ về luật, chính trị, kinh tế và ngoại giao. Bằng tốt nghiệp của Thammasat do đó bao gồm cả luật, chính trị, kinh tế chứ không tách ra làm ba ngành.
Trong những năm đầu, Thammasat không dựa vào trợ cấp tài chánh của chính phủ mà dựa trên một học phí nhỏ do sinh viên đóng góp và tiền lời của ngân hàng Công Thương Á Châu, một ngân hàng mà Thammasat có đến 80% cổ phần.
Nhưng Thammasat trong những năm đầu ở thập niên 1930 không phải chỉ là một trường đại học bình thường. Dưới sự hướng dẫn của ông Pridi, đã từ chức bộ trưởng nội vụ, trở về làm viện trưởng, Thammasat trở thành tổng hành dinh bí mật của phong trào Thái Tự Do chống lại quân Nhật trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Ðiều mỉa mai là cũng trong giai đoạn này, khuôn viên viện trở thành trại giam giữ những người dân của các quốc gia đồng minh. Những binh sĩ Thái đã trở thành kẻ bảo vệ để những thường dân này không bị xúc phạm hay sách nhiễu bởi quân đội Nhật chiếm đóng.
Cuộc đảo chánh năm 1947, đưa chế độ quân phiệt lên nắm quyền, đánh dấu sự kết thúc của một thời đại. Ông Pridi đi lưu vong. Văn bằng nguyên thủy của Thammasat bao gồm tất cả các ngành luật, chính trị và kinh tế bị tách ra làm bốn phân khoa. Thammasat bị buộc phải bán cổ phần trong ngân hàng, trở thành lệ thuộc vào tài trợ của chính phủ. Chữ chính trị bị tách ra khỏi tên của trường và Thammasat không còn là một trường đại học tự do nữa. Trong những năm của thập niên 1950, 1960, những phân khoa về hành chánh, báo chí, văn khoa, xã hội và nhân chủng được mở ra thêm. Rồi về sau nhiều ngành khoa học cũng được thêm vào.
Nhưng các chính quyền quân phiệt không tiêu diệt được tinh thần dân chủ và tranh đấu của sinh viên Thammasat. Năm 1973, Thammasat trở thành trung tâm của phong trào đòi dân chủ dẫn đến cuộc nổi dậy đẫm máu vào ngày 14 tháng 10. Một đám đông, do sinh viên Thammasat cầm đầu, đã tụ tập ở ngay trong trường để phản đối việc bắt giam 13 sinh viên tranh đấu cho dân chủ. Cuộc phản đối kéo dài nhiều ngày cho đến khi có cuộc đối đầu ở tượng đài Dân Chủ. Sau cùng, khi các lãnh tụ quân phiệt của Thái bỏ đi lưu vong, viện trưởng của Thammasat, ông Sanya Dharmasakti, được Quốc vương Bhumibol chỉ định làm thủ tướng.
Ba năm sau, trong khi những người Việt miền Nam chúng ta đang lang thang ở quê người hay bị tù đày ở Việt Nam thì một biến cố nữa xảy ra. Vào ngày 6 tháng 10 năm 1976, một vụ thảm sát xảy ra ở trung tâm Phrachan của viện. Vụ này phát xuất từ một cuộc biểu tình phản đối chống lại sự trở về của nhà độc tài Thống Chế Thanom Kittikachorn. Thực ra bạo động bắt đầu từ hôm tháng 9 khi hai nhân viên của công ty Ðiện lực Quốc gia EGAT phát truyền đơn chống lại chính phủ bị bắt rồi gán cho là “cộng sản,” bị đánh chết và thi thể của họ treo trên một bức tường. Vụ này đã dẫn đến những cuộc biểu tình phản đối ôn hòa của các nghiệp đoàn, các nhóm sinh viên đòi trục xuất ông Thanom ra khỏi Thái Lan.
Hôm 4 tháng 10, các sinh viên trình diễn một vở kịch ở viện kể lại vụ treo cổ hai nhân vật chống đối. Nhiều tờ báo in lại hình của vở kịch nhưng với một trong hai nạn nhân được sửa để giống hình của Thái Tử Vajiralongkorn, ngầm ý là sinh viên đã phạm tội khi quân. Cảnh sát mặc sắc phục và những nhóm dân quân cánh hữu nổi giận bao vây viện đại học. Vào lúc hừng sáng ngày 6 tháng 10 cảnh sát và dân quân tấn công vào những người biểu tình.
Cuộc ẩu đả kéo dài nhiều tiếng đồng hồ với báo chí nói chính thức có từ 43 đến 46 người thiệt mạng nhưng thực ra có cả trăm người chết, nhiều trăm người bị thương. Nhiều sinh viên trốn thoát nhờ nhảy xuống sông Chao Phraya nơi họ được Hải Quân Hoàng Gia có cảm tình vớt. Những người còn lại bị bắt, bị hành hung và nhiều nữ sinh viên bị hiếp dâm. Nhưng sự thất thủ của Việt Nam Cộng Hòa năm 1975 đã tạo điều kiện cho giai đoạn cầm quyền của các ông tướng.
Lần tới Thammasat trở lại đóng vai chính trong một chính biến khác là vào năm 1992. Năm đó, sau một cuộc bầu cử, phe thắng lợi đã đưa Tướng Suchinda Kraprayoon lên làm thủ tướng, thất hứa với nhà vua và xác nhận sự nghi ngờ của mọi người là tân chính phủ cũng chỉ là một chính phủ quân phiệt trá hình. Nhưng Thái Lan năm 1992 không phải là nước Xiêm năm 1976, hành động đảo chánh trá hình của ông Suchinda làm nhiều trăm ngàn người xuống đường, dưới sự lãnh đạo của cựu đô trưởng Bangkok, Thiếu Tướng Chamlong Srimuang. Trước tin đồn quân đội chia thành hai phe, Quốc Vương Bhumibol đã kêu cả hai ông đến và yêu cầu họ giải quyết ôn hòa.
Trong cuộc biểu tình xuống đường năm 1992, dẫn đầu là sinh viên Thammasat.
Nhưng Thammasat ngày nay đã trở thành một trường đào tạo cho chính giới Thái Lan. Nhiều vị thủ tướng Thái xuất thân từ viện và ngay cả những sinh viên của Thammasat ngày nay cũng không còn nghĩ bao nhiêu đến tranh đấu dân chủ. Như cô bạn đồng nghiệp của tôi đã than, “Thammasat nay đã trở thành establishment, thành một phần của guồng máy quyền lực!”
Với cá tính mới, cũng dễ hiểu khi Thammasat tặng bằng tiến sĩ danh dự cho tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng một số cựu sinh viên Thammasat vẫn ấm ức. Trong bức thư ngỏ lên án việc cấp bằng tiến sĩ cho ông Trọng có nhiều chữ ký của cựu sinh viên Thammasat.
Ðây là bức thư có những đoạn khẩn khoản yêu cầu viện nghĩ lại, “Chúng tôi sợ là cấp bằng tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng, Viện Ðại Học Thammat sẽ bị coi là ủng hộ cho một chính trị gia mà lời nói và hành động đã chứng tỏ đi ngược lại nhân quyền và các giá trị dân chủ, và rằng viện có thể bị những người khác hiểu lầm là bênh vực cho các nhà cai trị đàn áp và độc tài.”
Thật đáng buồn thay cho nền dân chủ Thái Lan khi tinh thần Thammasat chỉ còn trong suy nghĩ của những cựu sinh viên.
Thực ra việc một viện đại học cấp bằng tiến sĩ danh dự cho một chính trị gia ngoại quốc là chuyện không có gì để làm to chuyện, dầu cho nhân vật đó có xứng đáng hay không. Riêng ở Thái Lan, nếu Viện Ðại Học Chulalongkorn tuyên bố cấp bằng tiến sĩ danh dự cho ông Trọng thì chắc cũng chẳng có ai làm ồn. Nhưng Thammasat thì khác! Lý do là vì tiếng tăm cũ của Thammasat.
Tôi biết đến Thammasat trong thời thập niên 1990 khi Thammasat một lần nữa nổi tiếng. Tùy theo chính kiến, người ta sẽ bảo Thammasat là hang ổ của “phản động” hay là cái nôi của phong trào dân chủ. Nhưng Thammasat nổi tiếng nhất trong giai đoạn bùng nổ năm 1973 và trong cuộc thảm sát năm 1976.
Chào đời với một cái tên rất kỳ lạ, viện đại học về Ðạo đức và Khoa học Chính trị, Thammasat là sáng kiến của Pridi Banomyong, người vẫn được ca tụng là cha đẻ của nền dân chủ Thái. Ra đời vào năm 1934, chỉ hai năm sau cái được gọi là cuộc Cách Mạng Xiêm năm 1932, và 18 năm sau khi Viện Ðại Học Chulalongkorn được thành lập, Thammasat khởi đầu là một viện đại học tự do, với 7,094 người ghi tên học. Ðây là giai đoạn mà Viện Ðại Học Chulalongkorn, viện đại học của Hoàng Gia mỗi năm chỉ có 68 sinh viên tốt nghiệp. Thammasat được mở ra trên nguyên tắc là nhà nước phải mở đường học vấn cho dân vì cho đến lúc đó học vấn là đặc quyền của hoàng gia. Với một nguồn gốc như vậy, cũng chẳng lạ gì khi một bạn đồng nghiệp người Thái của tôi, tốt nghiệp từ Thammasat, vẫn thường tự hào mình xuất thân từ cái nôi của cách mạng dân chủ Thái Lan.
Thammasat lúc đầu chỉ có mỗi bằng cử nhân với nhấn mạnh vào nghiên cứu luật pháp, và những môn trước kia bị cấm cản như kinh tế và chính trị học, cùng với một chứng chỉ tương đương cử nhân về kế toán. Ít lâu sau, bằng cao học về cả ba môn luật, chính trị và kinh tế học và sau đó bằng tiến sĩ về luật, chính trị, kinh tế và ngoại giao. Bằng tốt nghiệp của Thammasat do đó bao gồm cả luật, chính trị, kinh tế chứ không tách ra làm ba ngành.
Trong những năm đầu, Thammasat không dựa vào trợ cấp tài chánh của chính phủ mà dựa trên một học phí nhỏ do sinh viên đóng góp và tiền lời của ngân hàng Công Thương Á Châu, một ngân hàng mà Thammasat có đến 80% cổ phần.
Nhưng Thammasat trong những năm đầu ở thập niên 1930 không phải chỉ là một trường đại học bình thường. Dưới sự hướng dẫn của ông Pridi, đã từ chức bộ trưởng nội vụ, trở về làm viện trưởng, Thammasat trở thành tổng hành dinh bí mật của phong trào Thái Tự Do chống lại quân Nhật trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Ðiều mỉa mai là cũng trong giai đoạn này, khuôn viên viện trở thành trại giam giữ những người dân của các quốc gia đồng minh. Những binh sĩ Thái đã trở thành kẻ bảo vệ để những thường dân này không bị xúc phạm hay sách nhiễu bởi quân đội Nhật chiếm đóng.
Cuộc đảo chánh năm 1947, đưa chế độ quân phiệt lên nắm quyền, đánh dấu sự kết thúc của một thời đại. Ông Pridi đi lưu vong. Văn bằng nguyên thủy của Thammasat bao gồm tất cả các ngành luật, chính trị và kinh tế bị tách ra làm bốn phân khoa. Thammasat bị buộc phải bán cổ phần trong ngân hàng, trở thành lệ thuộc vào tài trợ của chính phủ. Chữ chính trị bị tách ra khỏi tên của trường và Thammasat không còn là một trường đại học tự do nữa. Trong những năm của thập niên 1950, 1960, những phân khoa về hành chánh, báo chí, văn khoa, xã hội và nhân chủng được mở ra thêm. Rồi về sau nhiều ngành khoa học cũng được thêm vào.
Nhưng các chính quyền quân phiệt không tiêu diệt được tinh thần dân chủ và tranh đấu của sinh viên Thammasat. Năm 1973, Thammasat trở thành trung tâm của phong trào đòi dân chủ dẫn đến cuộc nổi dậy đẫm máu vào ngày 14 tháng 10. Một đám đông, do sinh viên Thammasat cầm đầu, đã tụ tập ở ngay trong trường để phản đối việc bắt giam 13 sinh viên tranh đấu cho dân chủ. Cuộc phản đối kéo dài nhiều ngày cho đến khi có cuộc đối đầu ở tượng đài Dân Chủ. Sau cùng, khi các lãnh tụ quân phiệt của Thái bỏ đi lưu vong, viện trưởng của Thammasat, ông Sanya Dharmasakti, được Quốc vương Bhumibol chỉ định làm thủ tướng.
Ba năm sau, trong khi những người Việt miền Nam chúng ta đang lang thang ở quê người hay bị tù đày ở Việt Nam thì một biến cố nữa xảy ra. Vào ngày 6 tháng 10 năm 1976, một vụ thảm sát xảy ra ở trung tâm Phrachan của viện. Vụ này phát xuất từ một cuộc biểu tình phản đối chống lại sự trở về của nhà độc tài Thống Chế Thanom Kittikachorn. Thực ra bạo động bắt đầu từ hôm tháng 9 khi hai nhân viên của công ty Ðiện lực Quốc gia EGAT phát truyền đơn chống lại chính phủ bị bắt rồi gán cho là “cộng sản,” bị đánh chết và thi thể của họ treo trên một bức tường. Vụ này đã dẫn đến những cuộc biểu tình phản đối ôn hòa của các nghiệp đoàn, các nhóm sinh viên đòi trục xuất ông Thanom ra khỏi Thái Lan.
Hôm 4 tháng 10, các sinh viên trình diễn một vở kịch ở viện kể lại vụ treo cổ hai nhân vật chống đối. Nhiều tờ báo in lại hình của vở kịch nhưng với một trong hai nạn nhân được sửa để giống hình của Thái Tử Vajiralongkorn, ngầm ý là sinh viên đã phạm tội khi quân. Cảnh sát mặc sắc phục và những nhóm dân quân cánh hữu nổi giận bao vây viện đại học. Vào lúc hừng sáng ngày 6 tháng 10 cảnh sát và dân quân tấn công vào những người biểu tình.
Cuộc ẩu đả kéo dài nhiều tiếng đồng hồ với báo chí nói chính thức có từ 43 đến 46 người thiệt mạng nhưng thực ra có cả trăm người chết, nhiều trăm người bị thương. Nhiều sinh viên trốn thoát nhờ nhảy xuống sông Chao Phraya nơi họ được Hải Quân Hoàng Gia có cảm tình vớt. Những người còn lại bị bắt, bị hành hung và nhiều nữ sinh viên bị hiếp dâm. Nhưng sự thất thủ của Việt Nam Cộng Hòa năm 1975 đã tạo điều kiện cho giai đoạn cầm quyền của các ông tướng.
Lần tới Thammasat trở lại đóng vai chính trong một chính biến khác là vào năm 1992. Năm đó, sau một cuộc bầu cử, phe thắng lợi đã đưa Tướng Suchinda Kraprayoon lên làm thủ tướng, thất hứa với nhà vua và xác nhận sự nghi ngờ của mọi người là tân chính phủ cũng chỉ là một chính phủ quân phiệt trá hình. Nhưng Thái Lan năm 1992 không phải là nước Xiêm năm 1976, hành động đảo chánh trá hình của ông Suchinda làm nhiều trăm ngàn người xuống đường, dưới sự lãnh đạo của cựu đô trưởng Bangkok, Thiếu Tướng Chamlong Srimuang. Trước tin đồn quân đội chia thành hai phe, Quốc Vương Bhumibol đã kêu cả hai ông đến và yêu cầu họ giải quyết ôn hòa.
Trong cuộc biểu tình xuống đường năm 1992, dẫn đầu là sinh viên Thammasat.
Nhưng Thammasat ngày nay đã trở thành một trường đào tạo cho chính giới Thái Lan. Nhiều vị thủ tướng Thái xuất thân từ viện và ngay cả những sinh viên của Thammasat ngày nay cũng không còn nghĩ bao nhiêu đến tranh đấu dân chủ. Như cô bạn đồng nghiệp của tôi đã than, “Thammasat nay đã trở thành establishment, thành một phần của guồng máy quyền lực!”
Với cá tính mới, cũng dễ hiểu khi Thammasat tặng bằng tiến sĩ danh dự cho tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng một số cựu sinh viên Thammasat vẫn ấm ức. Trong bức thư ngỏ lên án việc cấp bằng tiến sĩ cho ông Trọng có nhiều chữ ký của cựu sinh viên Thammasat.
Ðây là bức thư có những đoạn khẩn khoản yêu cầu viện nghĩ lại, “Chúng tôi sợ là cấp bằng tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng, Viện Ðại Học Thammat sẽ bị coi là ủng hộ cho một chính trị gia mà lời nói và hành động đã chứng tỏ đi ngược lại nhân quyền và các giá trị dân chủ, và rằng viện có thể bị những người khác hiểu lầm là bênh vực cho các nhà cai trị đàn áp và độc tài.”
Thật đáng buồn thay cho nền dân chủ Thái Lan khi tinh thần Thammasat chỉ còn trong suy nghĩ của những cựu sinh viên.
-------------------------------
No comments:
Post a Comment