Sunday, 30 June 2013

VIỆT NAM ĐÀN ÁP CÁC BLOGGER TRONG BỐI CẢNH BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN GIA TĂNG (Brendan Brady - Time)




Brendan Brady
TIME | 27 June 2013 |

Bản dịch của Lâm Thành Nhân (Defend the Defenders)
Posted on June 30, 2013 by DtD

Trên các blog và các phương tiện truyền thông đại chúng xã hội, những người Việt khích động đang tránh sự độc quyền kiểm soát phương tiện thông tin đại chúng của chính phủ độc tài, nêu lên những khuyết điểm của chính phủ và khích động sự bất mãn đối với sự cai trị của nó. Một số lên án những bất công cá nhân, những người khác thách thức chính hệ thống này. Trương Duy Nhất, một nhà báo bất mãn đã từ bỏ công việc làm báo của mình để tập trung vào việc lập ra một blog riêng, đã nói thẳng một cách cụ thể trong lời chỉ trích của mình. Trong một bài viết không lâu trước khi bị bắt, ông đã lên án hai quan chức cao cấp nhất của Việt Nam về “sự rối ren chính trị” của đất nước và “tình trạng  mặc sức tham nhũng” rồi kết luận: “Nếu các ông không thể giải quyết một cách hiệu quả thì nên từ chức đi”. Sau khi bị bắt vào cuối tháng trước, thêm hai người nữa đã bị bắt trong vòng ba tuần lễ vì đã phê phán chính phủ trên mạng. Cáo buộc chống lại họ, thường được mô tả một cách đặc trưng theo ngôn từ của chế độ là “lạm dụng những quyền tự do dân chủ” – mang án tù lên đến bảy năm.

Đối mặt với biến động kinh tế, đấu đá trong nội bộ và sự chỉ trích công khai chưa từng xảy ra. Đảng Cộng Sản đang cầm quyền của Việt Nam đang thẳng tay đàn áp sự bất đồng quan điểm này. 46 blogger hay những nhà hoạt động đã bị xử tù trong năm nay, vượt quá tổng số 40 người trong suốt năm 2012. Tổ Chức  Phóng Viên Không Biên Giới, trong Chỉ Số Tự Do Báo Chí năm 2013 của mình, đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 172 trong 179 quốc gia – cùng với Iran và Bắc Hàn nằm trong số ít các quốc gia có điểm số tệ nhất. Tổ chức này cho biết chỉ có Trung Quốc và Ô Man là hai quốc gia có nhiều người bị giam giữ trong các nhà tù của họ hơn vì những hoạt động liên quan đến internet. Sự tấn công kịch liệt những sự chỉ trích công khai trong những tuần lễ gần đây đã trở nên nóng bỏng đến mức các phóng viên Việt Nam nói chuyện với tạp chí TIME đã yêu cầu dấu tên vì sợ bị trả thù và thậm chí những nhà phân tích nước ngoài làm việc tại nước này cũng sẽ chỉ nói khi không có thu âm hay ghi chép lại.

Internet đã trở thành một phương tiện đặc biệt có hiệu quả – và, theo đánh giá của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nguy hiểm – thách thức sự tường thuật chính thức của nhà nước và chính quyền vì mặc dù tất cả các phương tiện thông tin truyền thống vẫn do nhà nước sở hữu và kiểm soát, song việc truy cập internet vẫn lan rộng rất nhanh chóng trong những năm gần đây. Nhà cầm quyền đã triển khai bức tường lửa để ngăn chận việc truy cập một số trang web với những thông tin và quan điểm mà họ cho là tiềm ẩn rắc rối. Nhưng các nhà hoạt động không ngừng nghĩ ra những cách thức mới để tránh tường lửa và nhiều biện pháp nghiêm ngặt hơn do nhà cầm quyền đặt ra để hạn chế nguy cơ truy cập web gây trở ngại cho hoạt động thương mại hay giải trí trực tuyến mà có thể gây ra sự khuấy động công khai rộng lớn hơn.

Như bà Sarah Cook, một nhà phân tích khu vực Đông Á cho nhóm vận động thuộc tổ chức Freedom House có trụ sở tại Washington, giải thích rằng lý do nhà cầm quyền buộc phải tăng cường việc săn lùng của họ chống lại những cá nhân blogger khó đương đầu và để bảo đảm rằng nó có “một ảnh hưởng kinh khủng lên cộng đồng viết blog ở trong nước”, kết án họ những án tù nhiều năm hơn. (Điều đó cũng có thể giải thích tại sao chính quyền đã chuyển sang triển khai một mạng lưới hàng trăm “những người tạo ra công luận” ủng hộ chế độ: những người dùng trực tuyến vô danh được chỉ định triển khai các blog ca ngợi chính sách của chính phủ và tìm kiếm các diễn đàn trực tuyến để bác bỏ lời nhận xét chê bai chế độ).

Việc đàn áp diễn ra giữa lúc sự thay đổi chính trị đã làm cho những người lãnh đạo hàng đầu của Đảng cảm thấy dễ bị công kích. Chính phủ hiện đang soạn thảo dự thảo cải cách hiến pháp năm 1992 của đất nước và trong một nỗ lực nhằm phô diễn sự tham gia của người dân, vào đầu năm nay một quy trình tham vấn công khai đã được tổ chức ở đó các công dân được mời đưa ra ý kiến. Thông tin phản hồi đáng ghi nhận nhất không hẳn là những gì mà chính phủ mong đợi: một nhóm vài chục nhân vật trí thức nổi bật và các cựu Đảng viên nhân cơ hội này đề xuất hiến pháp riêng của họ, đăng nó lên mạng. Họ kêu gọi các cuộc bầu cử đa đảng và những nguyên lý cơ bản khác của nền dân chủ, cùng với sự chấm dứt vị trí của Đảng như là nguồn gốc tối hậu của quyền lực. Kiến nghị của họ đã thu hút khoảng 30.000 chữ ký ủng hộ trên mạng. Chính phủ muốn báo hiệu cho công chúng rằng nó sẵn sàng cải tổ nhưng theo cách riêng của mình như thể nó “đấu tranh để duy trì một hệ thống chính trị đã thấm nhuần mọi khía cạnh xã hội”, như ông Andrew Billio, thuộc tổ chức phi lợi nhuận Xã Hội Châu Á có trụ sở tại New York, nói. Bằng cách bắt bớ các blogger có sự phê bình đang khuyến khích kêu gọi cải cách nhanh hơn, “họ muốn gởi một thông điệp rằng “việc cải cách” sẽ diễn ra theo các điều kiện của chính phủ, chứ không phải của những người ngoài Đảng”.

Sự quản lý yếu kém về kinh tế – ngắt quãng bởi một loạt các vụ bê bối tham nhũng cao cấp – là một động lực lớn cho sự bất đồng chính kiến. Trong nhiều năm Việt Nam đã được ca ngợi như là một phép mầu về kinh tế khi nền kinh tế của nó chuyển dịch trong một trật tự tương đối ngắn từ sự tàn phá thời hậu chiến đến sự bùng nổ về kinh tế. Trong 2 thập niên sau khi chính phủ thiết lập những cải cách kinh tế vào năm 1986 để thúc đẩy đất nước đi đến chủ nghĩa tư bản được nhà nước quản lý, tăng trưởng GDP đạt mức trung bình trên 7%; trong năm 2005 tăng lên 8.4%, đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc ở Châu Á. Với sự thành công về kinh tế gia tăng đối với hầu hết các phân khu xã hội, công chúng phần lớn đã cố không lên tiếng với những dấu hiệu rành rành về sự tham nhũng hàng loạt. Nhưng trong bối cảnh sự tăng trưởng đang chậm lại – ở mức 5% trong năm nay – công chúng đã biểu lộ chiều hướng mạnh mẽ hơn để giám sát những bàn tay nhám nhúa đã gây ra dịch bệnh cho nền kinh tế.

Những lời than phiền về nền kinh tế cũng đã giúp đưa quan điểm chính trị ra khỏi bóng tối cho một thế hệ thanh thiếu niên từ lâu đã không nhìn thấy nhiều ý nghĩa trong việc bị tác động qua những vấn đề dường như không ảnh hưởng đến sinh kế của họ. “Giới trẻ Việt Nam trước đây không sử dụng internet để bàn luận chuyện chính trị vì họ được dạy phải chấp nhận rằng chính trị là chỉ dành cho Đảng Cộng Sản quyết định” một nhà báo người Việt ở Hà Nội nói. “Nhưng từ năm 2008, trong cuộc khủng hoảng kinh tế, giới trẻ đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến chính trị vì họ nhận thấy rằng có một sự liên kết “giữa hệ thống chính trị của Việt Nam và các khó khăn về kinh tế”, nhà báo, người liên kết cho các cơ quan báo chí nước ngoài và giúp tổ chức vận động dân chủ và tự do ngôn luận qua trang web, nói thêm.

Trong thời gian vừa qua, những người bất đồng chính kiến đã bị xếp ở ngoài lề và ít được công chúng biết đến. Hiện nay thông tin và quan điểm khác biệt với sự tường thuật của nhà nước luôn có sẵn cho những người tìm kiếm nó trên mạng. Điều này đã làm gia tăng thái độ hoài nghi về việc chính phủ gán cho những nhà phê bình là những kẻ phản bội nguy hiểm (những người hoạt động ở nước ngoài của “thế lực thù địch” như Đảng quy chụp cho họ) và các quan sát viên nói, nó đã tạo ra sự đồng cảm cho những nỗ lực của những người bị bắt trong cuộc lùng bắt. Sự có mặt của những nhân vật nổi tiếng, như Cù Huy Hà Vũ, một luật sư nổi tiếng thuộc gia đình cách mạng, một trong những blogger đã công khai tiểu sử và thừa nhận hoạt động bất đồng chính kiến, các quan sát viên cũng nói thêm. Con trai của một nhà thơ nổi tiếng là bạn đồng hành với Hồ Chí Minh trong cuộc cách mạng cộng sản, ông Vũ bị cầm tù vào năm 2010 và đang thụ án 7 năm tù sau khi ông đã công khai thách thức tính hợp pháp của một số các quyết định của chính phủ và kêu gọi cải cách dân chủ.

Khi ngày càng nhiều người đến gập gỡ các nhóm bất đồng chính kiến với tư cách làm từ thiện, nhiều người trước đây né tránh các tổ chức báo chí trực tuyến và độc lập có tiếng là chống đối thì giờ lại xem những tổ chức đó như là những nguồn thông tin hợp pháp – và các đồng minh tiềm năng. “Trong những năm trước đây, chỉ có những người Công Giáo đến tổ chức của chúng tôi khi họ gập rắc rối” một nhà báo người Việt có trụ sở tại Sài Gòn làm việc cho một tổ chức báo chí trực tuyến liên kết với Công Giáo mà nhân viên của họ thường xuyên bị sách nhiễu (và đôi khi bị bắt) bởi nhà cầm quyền vì các bản báo cáo của họ về sự lạm dụng của chính phủ. “Bây giờ bất kỳ ai cũng có thể đến gập chúng tôi khi họ gập rắc rối để kể cho mọi người biết chuyện gì đã xảy ra với họ”. Ngay sau khi anh Đinh Nhật Uy, blogger gần đây nhất bị bắt, đã bị chính quyền giam cầm thì gia đình anh đã tìm đến tổ chức báo chí để theo dõi trường hợp của anh một cách đầy đủ nhất. “Mẹ của anh ấy đã nói chuyện trực tiếp với tôi vì bà ấy nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp đỡ được”.

Vào lúc này, một vài người dự đoán tình trạng lộn xộn lớn hoặc cuộc nổi dậy như những việc đã lây lan trong khắp thế giới Ả Rập trong vài năm qua. Thực vậy, tại Việt Nam trong thời gian qua, sự đàn áp của chính quyền có xu hướng tăng và giảm. Nhưng, một chuyên gia người Mỹ về nền chính trị Việt Nam có trụ sở trong nước nói thêm, “Nếu các nhà lãnh đạo chính trị không xử lý những căng thẳng xã hội hiện thời thì có thể tưởng tượng một viễn cảnh như vậy sẽ phát sinh trong tương lai”.

Nguồn: TIME
Top of Form
Bottom of Form




1 comment:

View My Stats