Thursday 27 June 2013

EDWARD SNOWDEN CÓ THỂ "BỊ KẸT" LÂU DÀI Ở PHI TRƯỜNG MOSCOW (Tú Anh - RFI)




Tú Anh   -  RFI
Thứ năm 27 Tháng Sáu 2013

Theo đài truyền hình Nhà nước Nga, cựu chuyên gia điện toán của tình báo Mỹ Edward Snowden có khả năng phải kéo dài thời gia quá cảnh ở phi trường Matxcơva. Chuyến bay đi Cuba hôm nay không có Snowden, chuyến tới phải chờ đến thứ bảy. Ecuador lại “lửng lơ” không hứa lúc nào sẽ cấp thông hành tạm.

Biến mất trong khu quá cảnh tại phi trường Cheremetievo ngoại ô Matxcơva cánh nay 4 hôm theo như luận điểm chính thức của Nga, cựu nhân viên NSA Mỹ đào tẩu Edward Snowden đã bỏ hai chuyến bay sang Cuba để sau đó đi Ecuador tỵ nạn.

Theo đài truyền hinh Nhà nước Nga, thì Snowden cũng không có mặt trên chuyến bay Matxcơva-La Habana hôm nay. Phải chờ đến thứ Bảy mới có chuyến thứ ba. Người đang bị Hoa Kỳ truy lùng phải ở thêm tại khu quá cảnh đến cuối tuần.

Theo giải thích của nhật báo Vedomosti, thời gian quá cảnh ở phi trường không được kéo dài quá 24 giờ. Nhưng trong điều kiện “ngoại lệ” như bị “hủy hộ chiếu” như trường hợp của Edward Snowden thì luật Nga cho phép cấp cho đương sự visa tạm 10 ngày và có thể gia hạn. Do vậy, Edward Snowden có thể tiếp tục tạm trú tại khu quá cảnh cho đến khi được một quốc gia thứ ba tiếp nhận.

Vấn đề là, theo báo Vedomosti, ít có nước nào dám đương cự lại trước áp lực của Mỹ đòi “bắt và dẫn độ” kẻ bị truy nã về tội phản bội.

Đã vậy, Ecuador lại tỏ ra chần chừ sau khi tuyên bố sẵn sàng. Hôm qua, Ngoại trưởng Ricardo Patino tuyên bố là thủ tục xét đơn xin tỵ nạn của Edward Snowden có thể mất “từ một ngày cho đến nhiều tháng”.

-----------------------------------------

BBC
Cập nhật: 09:04 GMT - thứ năm, 27 tháng 6, 2013

Luật sư của ông Edward Snowden ở Hong Kong kể với BBC chi tiết chuyện cựu nhân viên CIA bay khỏi đây để sang Nga với sự ‘im lặng đồng tình’ của Trung Quốc.

Albert Ho, người được ông Snowden mời làm luật sư hai tuần trước ngay sau khi bay từ Hawaii tới Hong Kong, cho phóng viên BBC Juliana Liu biết thêm chi tiết vụ người Mỹ ‘đang bị truy đuổi’ rời vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc.
Sau khi đồng ý nhận bảo vệ cho ông Snowden, đồng nghiệp cấp dưới của luật sư Albert Ho là Jonathan Man đã hộ tống ông Edward Snowden rời khách sạn Mira để tránh con mắt của giới báo chí và đến một chỗ ở trọ bí mật.
Cùng thời gian, ông Snowden nhờ các luật sư của mình đánh tiếng và tìm hiểu xem phản ứng của chính quyền Hong Kong về các hoạt động của ông ra sao.
Theo ông Ho, ông Snowden từng nghĩ ông có thể ở lại Hong Kong lâu dài sau khi công bố các tài liệu mật vạch ra các hoạt động nghe lén của an ninh Hoa Kỳ trên thế giới.
Nhưng các luật sư cho ông hay ông có thể sẽ phải “chờ đợi trong tù” rất lâu cho thời gian giải quyết các thủ tục pháp lý, và trong khi ở Hong Kong, hoạt động tự do của ông Snowden sẽ bị hạn chế.
Trả lời báo chí, ông Snowden từng nói ông tin rằng ông đến Hong Kong là một nơi lý tưởng để “bảo vệ tự do ngôn luận”.
Nhưng thực tế không phải như vậy, và có khả năng ông sẽ phải chống lại yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ.
Luật sư Albert Ho, theo yêu cầu của thân chủ đã tìm hiểu quan điểm của chính quyền Hong Kong nhưng không nhận được câu trả lời.
Cùng lúc, một ai đó, có vẻ muốn tỏ ra là người mang chức danh của chính phủ, đã nhắn tin qua số người ủng hộ ông Snowden rằng nếu ông Snowden muốn đi khỏi Hong Kong, ông sẽ không bị bắt lúc rời nơi trú ẩn kín đáo.
Không rõ người nhắn tin là ai, ông Snowden nhờ luật sư Ho kiểm chứng với chính quyền Hong Kong nhưng ông Ho không nhận được trả lời dù đã hỏi qua điện thoại.
Với sức ép lên cao từ Hoa Kỳ đòi dẫn độ ông, Edward Snowden đã quyết định rời Hong Kong.
Hôm Chủ Nhật 23/6 vừa qua, ông ra sân bay trong tâm trạng lo ngại nhưng đã làm thủ tục xuất cảnh và lên máy bay như mọi hành khách khác mà không hề có vấn đề gì, luật sư Albert Ho nói với phóng viên BBC.
Nay ông Ho tin rằng thông điệp gửi đến cho ông Snowden đề nghị ông yên lặng ra đi đã đến từ chính phủ Bắc Kinh.
BBC không nhận được bình luận về chuyện này từ chính quyền Hong Kong.
Theo luật sư Ho, nhân vật thuộc phe dân chủ, ứng viên vào chức chủ tịch hành chính Hong Kong năm ngoái cho rằng quá trình tranh tụng về thủ tục dẫn độ ông nếu còn ở Hong Kong sẽ "kéo dài và gây hại cho quan hệ Trung - Mỹ và làm Trung Quốc xấu hổ".
Mặt khác, Bắc Kinh có lợi trong việc để ông Snowden tự do và tiếp tục rò rỉ các bí mật của chính phủ Mỹ.

Tin mớ́i nhất từ BBC Tiếng Trung tại Hong Kong cho hay, cơ quan Di trú Hong Kong xác nhận họ mới chỉ "nhận được thông báo từ Chính phủ Hoa Kỳ hôm nay 27/6/2013 rằng hộ chiếu của ông Snowden đã bị Hoa Kỳ hủy".
Chính quyền Hong Kong cũng nói rõ họ không muốn ông Edward Snowden lên bất cứ chuyến bay nào bay trở lại Hong Kong.

Không rõ ở đâu

Sang ngày 27/6/2013, theo BBC Tiếng Nga từ Moscow, câu chuyện ông Edward Snowden vẫn tiếp tục "là điều bí ấn" cho dư luận nước này.
Tin tức nói ông hạ cánh xuống sân bay Sheremetyevo ở Moscow nói ông Snowden đến Moscow chiều Chủ nhật và lẽ ra hôm sau sẽ bay tới Cuba hoặc Venezuela nhưng rốt cuộc cũng không đi.
Chính giới Nga nói ông Snowden "chưa hề vào lãnh thổ Nga", làm nảy sinh gợi ý rằng ông còn ở khu vực quá cảnh.
Tuy nhiên, các phóng viên của BBC Tiếng Nga cho hay khu vực này thực ra rất nhỏ, không khép kín và sau nhiều lần tìm hiểu, họ không thấy ông Snowden tại đó.
Có tin ông đang ở một khách sạn thuộc dạng cho khách đi máy bay chờ chuyến, nhưng vẫn thuộc khu vực quá cảnh.

Chính quyền Ecuador, nước mà ông Snowden xin tỵ nạn nay cho hay họ còn phải mất nhiều tuần xem xét thủ tục này, theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Ricardo Patino.
Ông Patino cũng xác nhận rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liên lạc với Bộ của ông để yêu cầu Ecuador không chấp nhận Snowden.
Nước này hiện đã cho ông Julian Assange, đồng sáng lập mạng Wikileaks, cư trụ trong Đại sứ quán của họ ở London từ một năm qua.

Hôm qua 26/6, có tin giới kinh doanh Ecuador lo ngại chống lại Hoa Kỳ trong vụ Snowden có thể gây hại cho thương mại hai bên.
Ông Roberto Aspiazu, Chủ tịch Ủy hội Thương mại Ecuador được AFP trích lời nói:
"Chúng ta sẽ được lợi gì nếu cho Snowden tỵ nạn chính trị - để rồi xác nhận vị thế của Ecuador là nước chống đế quốc? Tôi nghĩ là chúng ta không cần điều đó."
Hoa Kỳ là bạn hàng lớn của Ecuador, mua 40% hàng xuất khẩu của nước này, trị giá 9 tỷ USD vào năm ngoái.
Cùng thời gian, trang WikiLeaks cho hay ông Edward Snowden "vẫn an toàn, mạnh khoẻ".
Nhưng trang web này không nói ông ở đâu, điều không chỉ quan chức Mỹ mà nhiều người khác cũng muốn biết.
*
*
BBC
Cập nhật: 15:54 GMT - thứ năm, 27 tháng 6, 2013

Người đang bị Hoa Kỳ cáo buộc tội gián điệp vẫn chưa lên chuyến bay đi Havana hôm 27/6.


Chuyến bay từ Moscow đi Havana ngày hôm nay 27/6 đã rời sân bay Sheremetyevo mà không hề có bóng dáng Edward Snowden.
Người hiện đang đối diện với các cáo buộc tội gián điệp từ phía Hoa Kỳ, được cho là vẫn đang ở trong khu vực quá cảnh của sân bay, và các quan chức nói ông vẫn chưa đặt chỗ cho chuyến bay ra.
Ông Snowden đã chạy từ Mỹ sang Hong Kong trong tháng này sau khi tiết lộ chương trình Kỳ theo dõi diện rộng của chính phủ Hoa Kỳ. Sau đó, hôm Chủ nhật 23/6, ông đã bay sang Moscow. Ông được trông đợi là sẽ đi Havana vào hôm thứ Hai 24/6, nhưng rồi đã không lên máy bay.
Không ai nhìn thấy ông Snowden, 30 tuổi, người đã xin tỵ nạn chính trị tại Ecuador, kể từ khi ông tới Nga. Giới chức Nga nói ông vẫn ở khu vực quá cảnh và chưa hề vào lãnh thổ nước này. Thế còn Ecuador nói họ cần hàng tuần để xét đơn xin tỵ nạn của ôgn Snowden.
Một quan chức nhập cảnh Nga nói ông Snowden chưa hề nộp đơn xin chiếu khán Nga, và được phép ở khu vực quá cảnh bao lâu tùy ý mà không cần xin visa quá cảnh.
Trước đó, đại diện hãng hàng không Nga Aeroflot nói ông Snowden và người đi cùng ông, cô Sarah Harison, là người của tổ chức Wikileaks, không đặt chỗ cho chuyến bay tới Havana hôm nay, cũng chưa đặt chỗ cho các chuyến bay sắp tới.
Tổng thống Nga Putin đã bác bỏ yêu cầu trục xuất ông Snowden từ phía Hoa Kỳ, tuy nhiên nói ông nên ra đi càng sớm càng tốt.


1 comment:

View My Stats